Huawei và nhà mạng lớn của Đức bàn thảo các điều khoản về mạng 5G
Tuần trước, Deutsche Telekom, nhà mạng lớn nhất châu Âu, thông báo hiện chưa thể ký bất kỳ hợp đồng nào cho đến khi các chính trị gia Đức đưa ra quyết định có nên cấm sử dụng thiết bị của Huawei vì lý do an ninh quốc gia hay không.
Tuy nhiên, ngày 20/12, hãng tin Reuters dẫn 3 nguồn thạo tin cho biết trước khi có thông báo trên, đại diện của Deutsche Telekom và Huawei đã tiến hành các cuộc gặp tại Paris (Pháp), bàn thảo về những điều khoản cho một thỏa thuận dù chưa có hợp đồng nào được ký kết.
Theo các nguồn tin này, trước khi các cuộc đàm phán bị "treo", hai bên đã thảo luận về những điều khoản then chốt, trong đó Huawei sẽ cung cấp 70% thiết bị truyền dẫn vô tuyến cho mạng 5G sắp tới của Deutsche Telekom với giá 533 triệu euro (587 triệu USD). Ngoài ra, một khả năng cũng đã được hai bên vạch ra là trong trường hợp Chính phủ Đức có bất kỳ động thái can thiệp và giới hạn tỷ lệ cung cấp thiết bị của Huawei, số tiền mà hãng này nhận được cũng sẽ giảm.
Các nguồn tin này cho biết các cuộc thảo luận tại Paris diễn ra vào tháng trước, khi Deutsche Telekom tiến hành đàm phán với Huawei cũng như các nhà cung cấp thiết bị mạng 5G tiềm năng khác. Tiếp đó, vào ngày 3/12, các nhân vật cấp cao của hai công ty cũng đã có cuộc gặp ở sân bay Frankfurt, trong đó có thành viên ban quản trị Deutsche Telekom là bà Claudia Nemat và Phó Chủ tịch Huawei Eric Xu.
Trong khi đó, người phát ngôn Deutsche Telekom đã xác nhận về các cuộc gặp ở Paris và Frankfurt, song khẳng định vẫn chưa có thỏa thuận nào đạt được về việc tập đoàn sản xuất thiết bị viễn thông Huawei của Trung Quốc này trở thành nhà cung cấp thiết bị chính để xây dựng mạng di động thế hệ mới 5G. Người này cho biết các cuộc đàm phán về tất cả các giao dịch đã bị đình chỉ, trong khi chờ Chính phủ Đức, hiện sở hữu 32% cổ phiếu Deutsche Telekom, có quyết định chính thức về Huawei. Ông cũng cho biết thêm mục đích của cuộc gặp hôm 3/12 vừa qua là nhằm thông báo với Huawei về việc tạm dừng các cuộc đàm phán.
Huawei hiện là nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới và là một biểu tượng quốc gia của Trung Quốc. Một số nghị sĩ Đức muốn loại công ty công nghệ Huawei khỏi các hợp đồng phát triển mạng 5G sau khi Mỹ cảnh báo các thiết bị viễn thông của nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới này có thể bị sử dụng cho mục đích gián điệp. Trong khi đó, Huawei đã nhiều lần lên tiếng bác bỏ các cáo buộc rằng thiết bị của hãng có thể được sử dụng với mục đích do thám./.
- Từ khóa :
- Deutsche Telekom
- đức
- huawei
- mạng di động mới
- 5g
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Huawei dự định mua nhiều sản phẩm và tăng cường đầu tư tại Hàn Quốc
20:08' - 20/12/2019
Huawei của Trung Quốc ngày 20/12 cam kết sẽ đẩy mạnh hoạt động kinh doanh tại Hàn Quốc bằng cách mua các phụ kiện cho điện thoại thông minh và thiết bị mạng giữa bối cảnh các lệnh trừng phạt của Mỹ.
-
Chuyển động DN
Huawei cân nhắc mở cơ sở sản xuất linh kiện tại châu Âu
21:48' - 18/12/2019
Huawei đang tiến hành một nghiên cứu tính khả thi để mở nhà máy tại châu Âu, quyết định lựa chọn quốc gia cụ thể nào để đặt nhà máy sản xuất sẽ tùy thuộc kết quả khảo sát.
-
Chuyển động DN
Huawei đang thu hẹp khoảng cách với Samsung về thị phần điện thoại thông minh
14:34' - 12/12/2019
Samsung Electronics Co. sẽ duy trì vị thế số 1 trên thị trường điện thoại thông minh toàn cầu trong năm nay nhưng đối thủ Huawei Technologies Co. sẽ thu hẹp khoảng cách về thị phần.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Bố trí tái định cư trước Tết cho người dân bị ảnh hưởng dự án Khu công nghiệp VSIP Cần Thơ
18:57'
Bí thư Thành ủy Cần Thơ cho rằng việc tái định cư trong giai đoạn đầu nếu thực hiện tốt thì khi triển khai giai đoạn 2 sẽ rất thuận lợi.
-
Doanh nghiệp
EVN và NSMO ký kết thỏa thuận phối hợp
18:29'
EVN và NSMO đã cùng xây dựng nội dung thỏa thuận phối hợp nhằm tiếp tục duy trì và phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong vận hành, góp phần quan trọng đảm bảo cung cấp điện cho đất nước và nhân dân.
-
Doanh nghiệp
Ký kết hợp tác tối ưu hóa chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu
16:35'
Ngày 27/11, tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, bốn đơn vị hàng đầu trong ngành logistics đã ký kết hợp tác “Giải pháp kho ngoại quan - Tối ưu chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu”.
-
Doanh nghiệp
Cuộc đua tiếp thị trực tuyến giữa Temu và Shein làm khó các nhà bán lẻ
16:30'
Theo các chuyên gia, việc Temu và Shein chi tiêu mạnh vào tiếp thị trực tuyến đang khiến chi phí tiếp cận khách hàng vào ngày Black Friday của các nhà bán lẻ và thương hiệu khác trở nên đắt đỏ hơn.
-
Doanh nghiệp
Hàn Quốc: Nhu cầu nội địa yếu gây áp lực lên doanh nghiệp
15:27'
BoK vừa công bố, chỉ số tâm lý kinh doanh tổng hợp (CBSI) của nước này đã xấu đi vào tháng 11/2024 trong bối cảnh ngày càng nhiều lo ngại về đà tăng trưởng yếu do nhu cầu trong nước suy giảm.
-
Doanh nghiệp
Giải đáp vướng mắc trong kiểm tra chuyên ngành với hàng hóa xuất nhập khẩu
14:30'
Lĩnh vực hải quan luôn nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp vì đây là yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy thương mại quốc tế, đảm bảo an ninh kinh tế, góp phần phát triển đất nước.
-
Doanh nghiệp
Khởi công xây dựng nhà máy amoniac xanh lớn nhất thế giới
08:02'
Với khoản đầu tư khoảng 4,4 tỷ riyal Qatar, tương đương 1,2 tỷ USD, dự án này được phát triển thông qua sự hợp tác giữa tập đoàn QatarEnergy và công ty phân bón Qatar (QFC).
-
Doanh nghiệp
Petrovietnam: “Một đội ngũ – Một mục tiêu” cho ngọn lửa năng lượng quốc gia luôn rực sáng
07:36'
Ngày 27/11/1961, Đoàn thăm dò dầu lửa 36 được thành lập, đánh dấu sự ra đời của ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam. Trải qua 63 năm phát triển, ngành Dầu khí đã thành một trụ cột kinh tế quan trọng.
-
Doanh nghiệp
VinFast có doanh số bán ô tô tăng 115% và doanh thu tăng hơn 49%
21:09' - 26/11/2024
Trong quý 3, VinFast đã bàn giao tổng cộng 21.912 xe điện, tăng 66% so với quý 2 và tăng 115% so với cùng kỳ năm 2023.