Hungary và Ba Lan cản trở việc thông qua ngân sách dài hạn của EU
Nguy cơ xảy ra khủng hoảng chính trị mới trong Liên minh châu Âu (EU) lại hiện hữu khi hai nước thành viên Hungary và Ba Lan ngày 16/11 đã cản trở việc thông qua ngân sách dài hạn của khối và việc gắn gói cứu trợ đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trị giá 750 tỷ euro với việc tuân thủ nguyên tắc pháp quyền.
Tại cuộc họp diễn ra ở Brussels (Bỉ), các nhà ngoại giao EU cho biết Vácsava và Budapest phản đối việc gắn ngân sách của EU với việc tuân thủ nguyên tắc pháp quyền đồng thời tuyên bố phủ quyết bất kỳ quyết định nào đi tới việc thực hiện tiến trình này.
Trước đó, cả lãnh đạo Hungary và Ba Lan đều gửi thư cho Đức - nước Chủ tịch luân phiên EU - cùng các nhà lãnh đạo EU khác, cảnh báo sẽ phủ quyết ngân sách của EU nếu như việc giải ngân cho các nước thành viên được gắn với quy định tuân thủ nguyên tắc pháp quyền.
Theo đó Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki đã cho rằng việc đưa ra cơ chế gắn với với tuân thủ nguyên tắc pháp quyền là “dựa trên sự độc đoán và mang động cơ chính trị”. Nếu chấp nhận, nó sẽ dẫn đến hợp pháp hóa việc áp dụng các "tiêu chuẩn kép" đối với các nước thành viên.
Thủ tướng Ba Lan nhấn mạnh các giải pháp được đề xuất không phù hợp với kết luận của Hội đồng châu Âu đưa hồi tháng 7 vừa qua. Khi đó, các nhà lãnh đạo khối đã nhất trí với gói cứu trợ chưa từng có tiền lệ cho cả khối dưới các hình thức trợ cấp hoặc cho vay nhằm tháo gỡ những khó khăn do tác động của đại dịch COVID-19.
Trong khi Thủ tướng Hungary Viktor Orban cho rằng ông không thể nhất trí với điều kiện đi kèm là vì nó không phù hợp với gói cứu trợ được thông qua hồi tháng 7. Theo ông, chế tài được đề xuất trong thỏa thuận là dựa trên những định nghĩa pháp lý mơ hồ, và những khái niệm khó xác định rõ ràng như vậy sẽ tạo cơ hội cho việc lạm dụng chính trị, cũng như đi ngược lại lại yêu cầu về tính ổn định của pháp lý.
Tại Hội nghị thượng đỉnh EU tháng 7 vừa qua bàn về gói cứu trợ kinh tế, các lãnh đạo EU đã nhất trí về nguyên tắc giải ngân gói cứu trợ cho các nước thành viên phải gắn với quy định tuân thủ nguyên tắc pháp quyền.
Tuy nhiên, nhiều nghị sĩ châu Âu cho rằng điều kiện này quá mơ hồ và sẽ không thể đảm bảo rằng một số quốc gia thành viên nhận tiền từ quỹ cứu trợ sẽ tuân thủ các quy định về dân chủ của toàn khối.
Vào ngày 5/11 vừa qua, Nghị viện châu Âu (EP) và 27 nước thành viên EU đã nhất trí sẽ gắn kèm dự luật ngân sách dài hạn của toàn khối với một cơ chế yêu cầu các quốc gia tôn trọng pháp quyền EU, mở đường cho việc thông qua dự luật này.
Động thái này sẽ giúp tháo gỡ thế bế tắc trong việc thông qua ngân sách dài hạn trị giá 1.100 tỷ euro và gói cứu trợ trị giá 750 tỷ euro để phục hồi kinh tế khu vực sau những tác động của đại dịch COVID-19./.
- Từ khóa :
- EU
- ngân sách EU
- Hungary
- Ba Lan
- ngân sách dài hạn của EU
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Nghị viện châu Âu yêu cầu cải thiện dự thảo ngân sách EU
07:43' - 24/07/2020
Nghị viện châu Âu (EP) đã bỏ phiếu tán thành Nghị quyết yêu cầu thay đổi dự thảo ngân sách dài hạn của Liên minh châu Âu (EU) vừa được 27 quốc gia thành viên thông qua.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị thượng đỉnh đặc biệt về ngân sách EU
16:43' - 20/02/2020
Ngày 20/2, các nhà lãnh đạo EU đã tổ chức hội nghị tại Brussels (Bỉ) để thảo luận về ngân sách giai đoạn 2021-2027, với khoảng trống đóng góp lên tới 75 tỷ euro hậu Brexit.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Singapore: Lạm phát lõi trong tháng Tư cao kỷ lục trong hơn 10 năm
20:59' - 23/05/2022
Lạm phát lõi tại Singapore trong tháng Tư tăng lên 3,3%, sau khi ở mức cao kỷ lục 10 năm trước đó là 2,9% vào tháng Ba, do giá năng lượng và thực phẩm tăng.
-
Tài chính & Ngân hàng
ECB có thể chấm dứt kỷ nguyên lãi suất âm vào tháng 9 tới
20:31' - 23/05/2022
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể sẽ chấm dứt kỷ nguyên lãi suất âm vào tháng 9 tới.
-
Tài chính & Ngân hàng
Nợ xấu đang được xử lý hiệu quả hơn
17:54' - 23/05/2022
Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống các tổ chức tín dụng trong giai đoạn 2016-2020 luôn được duy trì dưới mức 2%.
-
Tài chính & Ngân hàng
Lo ngại lạm phát, khối ngoại bán tháo cổ phiếu Hàn Quốc
08:01' - 23/05/2022
Trong số các đợt bán tháo lớn, nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu bán ra cổ phiếu của Samsung Electronics Co. và LG Energy Solution Ltd.
-
Tài chính & Ngân hàng
Mỹ: Sức ép tài chính tăng mạnh ở các đô thị đông dân
08:45' - 22/05/2022
Lạm phát tại Mỹ đã tăng mạnh lên các mức cao nhiều thập niên trong những tháng gần đây, khiến mọi thứ trở nên đắt đỏ hơn.
-
Tài chính & Ngân hàng
Chuyên gia dự báo tiền số sẽ sớm có một “cú bật” trở lại
15:36' - 21/05/2022
Thị trường tiền kỹ thuật số đã khởi sắc trong phiên 20/5 sau một phiên giảm sâu trước đó. Các chuyên gia phân tích trong ngành dự đoán thị trường tiền số đã tạo đáy và sẽ sớm có một “cú bật”.
-
Tài chính & Ngân hàng
G7 cam kết giám sát chặt chẽ thị trường và tỷ giá hối đoái
06:00' - 21/05/2022
Các giới chức ngân hàng - tài chính G7 khẳng định sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ các thị trường và tái khẳng định các cam kết về tỷ giá hối đoái đưa ra vào tháng 5/2017.
-
Tài chính & Ngân hàng
Fed có thể sẽ tăng lãi suất lên 2,5-2,75% vào cuối năm nay
12:55' - 20/05/2022
Các nhà kinh tế nhận định Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tăng lãi suất vào cuối năm lên mức cao hơn so với dự kiến.
-
Tài chính & Ngân hàng
Nhật Bản: Tỷ lệ lạm phát tăng cao nhất trong 7 năm
11:26' - 20/05/2022
Theo số liệu của Chính phủ Nhật Bản được công bố ngày 20/5, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) - thước đo để tính lạm phát, của nước này trong tháng 4 đã tăng 2,1%.