Hướng đi hiệu quả và bền vững cho xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc
Hiện lái xe Việt phải đưa hàng sang gần bãi của phía Trung Quốc, giao phương tiện và hàng hóa cho lái xe phía Trung Quốc vận chuyển vào bãi. Chi phí thuê vận chuyển giao động từ 1.000- 1.300 tệ tương đương từ 3,5 - 4,5 triệu đồng. Đó là chi phí đối với các xe hàng thuận lợi khi sang tới nơi và được doanh nghiệp bên kia sang tải bốc xếp ngay.
Thế nhưng, với các xe chưa được bốc hàng ngay thì phải chạy lạnh để giữ cho nông sản tươi, chờ hôm sau bốc xếp. Khi đó, chi phí đội thêm lên thêm 200 tệ/đêm tương đương khoảng trên 700.000 đồng. Đáng lưu ý, hầu hết chi phí này được các doanh nghiệp thỏa thuận miệng với nhau, nên khi xảy ra các rủi ro về hỏng hàng, va quệt xe, doanh nghiệp Việt Nam phải chịu và nhiều khi cũng không biết lái xe Trung Quốc đưa hàng đi đâu. Ông Đoàn Ngọc Lân, Giám đốc Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu rau quả thực phẩm Thanh Hóa cũng cho hay, từ trung tuần tháng 4 trở lại đây, các cửa khẩu đường bộ giao thương với Trung Quốc đã thông thương trở lại. Tuy nhiên, năng lực thông quan hàng hóa vẫn còn nhiều hạn chế do thời gian thông quan ngắn dẫn đến tình trạng xe hàng bị ùn ứ tại các cửa khẩu. Hơn nữa, do xuất khẩu tiểu ngạch, không có cam kết với đối tác về các điều khoản thực thi hợp đồng nên các chi phí lưu xe tại kho bãi, đơn vị đều phải tự gánh chịu. Ngoài ra, công ty còn bị tồn vốn lưu động, làm tăng thêm những khó khăn trong bối cảnh duy trì hoạt động sản xuất trong thời điểm dịch bệnh. Theo ông Đoàn Ngọc Lân, dù biết xuất khẩu chính ngạch sẽ ổn định và bền vững hơn, nhưng do các chi phí logistics nội tỉnh và vận chuyển hàng hóa ra các cửa khẩu phía Bắc hiện khá cao so với phía Nam. Vì thế, nếu cộng thêm các chi phí, thủ tục đủ điều kiện để xuất khẩu chính ngạch thì các mặt hàng không phải là đặc trưng riêng của tỉnh sẽ rất khó cạnh tranh được về giá so với các địa phương khác. Bên cạnh đó, để có được các hợp đồng xuất khẩu chính ngạch, nông sản phải đáp ứng được các tiêu chuẩn về sản xuất sạch như VietGAP hay cao hơn là GlobalGAP. Thế nhưng, đây lại là một trong những điểm hạn chế bởi muốn đáp ứng các tiêu chuẩn này, nông dân cần thông qua các hợp tác xã, các doanh nghiệp liên kết trong sản xuất, ứng dụng công nghệ cao, tuân thủ nghiêm các quy định về chất lượng và nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa. Theo phân tích của Bộ Công Thương, thực tế cho thấy hàng hóa xuất khẩu chính ngạch luôn có khả năng thông quan thuận lợi hơn rất nhiều, so với hàng hóa vận chuyển lên biên giới để xuất khẩu theo hình thức tiểu ngạch tại các cặp chợ đường biên. Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho biết, trường hợp vì lý do khách quan chưa thể chuyển ngay sang xuất khẩu chính ngạch, các thương nhân, doanh nghiệp chỉ vận chuyển hàng lên biên giới khi đã có thỏa thuận với khách mua hàng về địa chỉ tiêu thụ... Đối với nông sản, cần phối hợp với bên mua để phân loại, đóng gói, sử dụng bao bì, nhãn mác phù hợp với yêu cầu của thị trường nhập khẩu ngay tại khâu sản xuất. Điều này nhằm đáp ứng các quy định về tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc và mã số vùng trồng để giúp đẩy nhanh tiến độ thông quan. Theo ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương), mặc dù Trung Quốc được xem là thị trường tiềm năng nhưng xuất khẩu của Việt Nam thực sự thiếu tính bền vững. Nhiều doanh nghiệp, nông dân có tâm lý cho rằng, Trung Quốc có chung đường biên giới nên thường đưa hàng lên các chợ biên giới để chào bán, nhiều trường hợp không bán được phải giảm giá, bán tống bán tháo hoặc bỏ đi. Hơn nữa, do thói quen xuất khẩu qua đường tiểu ngạch nên nhiều doanh nghiệp không chú ý nhu cầu, tiêu chuẩn, thậm chí đưa hàng lên biên giới rồi mới tìm đối tác, chuẩn bị các khâu đóng gói, bao bì. Đây cũng là lý do vì sao các sản phẩm như: sầu riêng xuất khẩu sang Trung Quốc bị ách tắc ngay tại cửa khẩu do phía bạn cấm biên bởi doanh nghiệp không tìm hiểu mặt hàng nào có thể xuất khẩu chính ngạch. Mặt khác, với quy mô sản xuất nhỏ lẻ, phân tán và hàng hoá thiếu sức cạnh tranh cộng với xuất khẩu chủ yếu qua đường tiểu ngạch đã tiềm ẩn nhiều rủi ro do không có ràng buộc pháp lý giữa người mua và người bán. Vì thế, việc dựa vào thương mại biên giới và giao dịch không ký kết hợp đồng cần phải được xóa bỏ và thay đổi sang thương mại chính quy. *Chuyển đổi phương thức Nhận định từ các chuyên gia kinh tế cho thấy, đã qua thời kỳ hàng Việt xuất khẩu sang Trung Quốc qua đường tiểu ngạch, bởi hiện tại Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế đứng trong top đầu thế giới, nên phải siết chặt các điều kiện kinh doanh và các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây cũng là một cơ hội, đồng thời gắn liền với thách thức mà các doanh nghiệp Việt đón bắt một cách nghiêm chỉnh. Từ đó, xuất khẩu sang thị trường này với đầy đủ chứng chỉ, xuất xứ, điều kiện kinh doanh.Chuyển từ xuất khẩu tiểu ngạch sang chính ngạch là điều mà các ngành chức năng của cả Việt Nam và Trung Quốc đều hướng các doanh nghiệp xuất- nhập khẩu thực hiện.
Chính vì vậy, vừa qua Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh đã có văn bản yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu sớm thực hiện chuyển nhanh, chuyển mạnh từ hình thức xuất khẩu tiểu ngạch sang hình thức xuất khẩu chính ngạch. Theo đó, Bộ Công Thương đề nghị các doanh nghiệp, hiệp hội đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa đi thị trường Trung Quốc sang hình thức chính ngạch. Điều này thuận lợi cho việc thông quan, tránh tình trạng ùn tắc, tồn đọng hàng hóa, phương tiện tại cửa khẩu của các tỉnh biên giới phía Bắc. Trường hợp vì lý do khách quan nên chưa thể chuyển ngay sang xuất khẩu chính ngạch, đề nghị chỉ vận chuyển hàng lên biên giới khi đã có thỏa thuận với khách mua hàng về địa chỉ tiêu thụ. Để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Trung Quốc, bà Lê Hoàng Oanh- Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á-châu Phi cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam cần nâng cao nhận thức và tìm hiểu kỹ về nhu cầu thị trường để từ đó xác định mặt hàng và khu vực thị trường trọng điểm. Ngoài ra, doanh nghiệp phải thay đổi tư duy, nâng chất cho sản phẩm và tuân thủ các quy định nhập khẩu của quốc gia này. Đây cũng là bước đệm để hình thành thị trường xuất khẩu hàng hóa chính ngạch thuận lợi giữa Việt Nam và Trung Quốc. Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, hiện nay, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa sang hình thức chính ngạch đang được Bộ Công Thương chỉ đạo các địa phương, doanh nghiệp rốt ráo thực hiện. Từ đó, hướng đến hoạt động xuất khẩu bền vững, tạo thuận lợi cho việc thông quan, tránh tình trạng ùn tắc, tồn đọng hàng hóa và phương tiện, đặc biệt tại cửa khẩu khu vực biên giới. Do đó, Bộ trưởng yêu cầu các địa phương khu vực biên giới chủ động đề xuất nâng cấp, mở mới các cặp cửa khẩu để đáp ứng nhu cầu giao thương của người dân, doanh nghiệp các nước chung biên giới. Đồng thời, nâng cao năng lực sản xuất, đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu chính ngạch, hạn chế tới mức thấp nhất, tiến tới xóa bỏ tiểu ngạch trong thương mại khu vực biên giới./.Tin liên quan
-
DN cần biết
Bộ Công Thương sẽ tham vấn công khai điều tra chống bán phá giá sản phẩm Sorbitol
17:29' - 08/09/2021
Bộ Công Thương cho biết, ngày 8/10, bộ sẽ tổ chức phiên tham vấn công khai vụ việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm Sorbitol nhập khẩu theo hình thức trực tuyến.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Bộ Công Thương lên kế hoạch thực hiện các giải pháp xúc tiến thương mại
10:47' - 10/07/2025
Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch hành động nhằm thực hiện Chỉ thị số 18/CT-TTg về thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp xúc tiến thương mại trong và ngoài nước để thúc đẩy hoạt động thương mại năm 2025.
-
DN cần biết
Thép Việt được miễn trừ thuế tự vệ tại Nam Phi
20:43' - 09/07/2025
Nam Phi áp thuế tự vệ tạm thời 52,34% với thép cuộn chống ăn mòn nhập khẩu, nhưng Việt Nam được loại trừ do thị phần dưới 3%. Đây là tín hiệu tích cực cho doanh nghiệp thép xuất khẩu.
-
DN cần biết
Sắp diễn ra Hội nghị kết nối giao thương Việt Nam – Campuchia 2025
20:27' - 09/07/2025
Khi kinh tế toàn cầu nhiều biến động, xung đột cục bộ gia tăng và chủ nghĩa bảo hộ quay trở lại ở một số khu vực, việc mở rộng thị trường xuất khẩu là ưu tiên chiến lược của doanh nghiệp Việt Nam.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương giao chỉ tiêu tăng trưởng và phát triển thị trường sau hợp nhất
12:31' - 09/07/2025
Trước việc tăng trưởng bán lẻ chưa như kỳ vọng và điều chỉnh theo địa giới hành chính mới, Bộ Công Thương đề nghị địa phương khẩn trương ổn định bộ máy, phát triển thị trường và kích cầu tiêu dùng.
-
DN cần biết
Rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá với thép hình chữ H từ Malaysia
10:46' - 09/07/2025
Vụ việc rà soát cuối kỳ ER01.AD12 sẽ được thực hiện theo Luật Quản lý ngoại thương và Nghị định 86/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về phòng vệ thương mại.
-
DN cần biết
Siết chặt đa cấp: Đề xuất nâng ký quỹ lên 50 tỷ đồng
17:35' - 07/07/2025
Bộ Công Thương đang tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp thông qua việc xây dựng và ban hành Nghị định mới thay thế các Nghị định hiện hành.
-
DN cần biết
Từ chối cam kết chống bán phá giá thép cán nóng từ Ấn Độ và Trung Quốc
17:18' - 07/07/2025
Ngày 4/7, Bộ Công Thương ban hành quyết định về việc không chấp nhận cam kết trong việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ từ Ấn Độ và Trung Quốc.
-
DN cần biết
Làm rõ trách nhiệm của các bên tham gia chuyển mạng
12:27' - 07/07/2025
Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ban hành Thông tư 09/2025/TT-BKHCN quy định chi tiết điều kiện chuyển mạng, thủ tục chuyển mạng; trách nhiệm của các bên tham gia chuyển mạng.
-
DN cần biết
Aeon ra mắt Waon Point: Tích điểm toàn hệ sinh thái, nhận ưu đãi cực lớn
20:12' - 04/07/2025
Tập đoàn Aeon ra mắt chương trình Waon Point – hệ thống tích điểm chung trên toàn bộ hệ sinh thái Aeon Việt Nam, tặng 10 lần điểm duy nhất ngày 6/7, mang đến trải nghiệm mua sắm liền mạch.