Hướng tới thực hiện "3 không" trong phòng, chống tham nhũng
Theo đó, Nghị định 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn (Nghị định 130) được kỳ vọng tạo cơ chế ngăn ngừa nhằm làm cho cán bộ “không thể”, “không dám” tham nhũng.
Nghị định 130 quy định, người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thực hiện kê khai tài sản, thu nhập, trong đó có yêu cầu công khai tài sản, thu nhập tại nơi họ đang công tác.
Cùng với đó, các cơ quan, tổ chức, đơn vị sẽ xây dựng, thực hiện kế hoạch xác minh hàng năm.
Theo Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc, việc kê khai kiểm soát thu nhập theo quy định Luật Phòng, chống tham nhũng và Nghị định hướng dẫn thi hành luật có tác dụng rất lớn trong phòng, chống tham nhũng. Cùng với đó, cơ chế phòng, chống tham nhũng cũng hết sức quan trọng.
Các biện pháp quản lý chặt chẽ của Chính phủ sẽ góp phần điều chỉnh hành vi của cán bộ, làm cho họ “không thể tham nhũng" bởi những chính sách chặt chẽ, minh bạch, có tác dụng kiểm soát lẫn nhau; “không dám tham nhũng" vì sợ bị trừng trị; "không cần tham nhũng" vì chế độ đãi ngộ đầy đủ. “Nếu thực hiện tốt “3 không” ấy thì chắc chắn, tình hình tham nhũng sẽ giảm”, Tổng Kiểm toán Nhà nước nhấn mạnh.
Theo Nghị định 130, các quy định kê khai và kiểm soát tài sản của người có chức vụ, quyền hạn sẽ làm cho những người có ý đồ tham nhũng không dám tham nhũng vì không thể che đậy được tài sản; nếu sai phạm cũng sẽ dễ dàng bị xử lý do bị phát hiện tài sản bất minh.
Bên cạnh đó, việc công khai minh bạch tài sản, đẩy mạnh kiểm tra giám sát và tăng cường thanh toán không dùng tiền mặt là những biện pháp phòng, chống tham nhũng hiệu quả và cần được áp dụng để ngăn ngừa tham nhũng trong thời gian tới.
Nhằm nâng cao hiệu quả phòng, chống tham nhũng, Kiểm toán Nhà nước cũng đang thể hiện tốt vai trò cơ quan hậu kiểm hoạt động quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản của Nhà nước.
Cụ thể, Kiểm toán Nhà nước hiện không chỉ kiểm tra việc quản lý tài sản công, tài chính công bằng phương pháp hậu kiểm mà đang chuyển dần sang tiền kiểm nhằm ngăn ngừa sai phạm nảy sinh; đồng thời giúp các cơ quan, đơn vị kịp thời uốn nắn, sửa chữa sai phạm.
Song song đó, Kiểm toán Nhà nước sẽ tăng cường công bố kết luận kiểm toán, tập trung vào các vấn đề mà dư luận xã hội quan tâm; chú trọng nâng cao tính chuyên nghiệp, bản lĩnh đạo đức nghề nghiệp của cán bộ kiểm toán; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin; tăng cường quan hệ phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong khối nội chính…
Mới đây, tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá XIV, Chính phủ đã có Báo cáo về kết quả công tác phòng, chống tham nhũng năm 2020, ghi nhận nhiều kết quả tích cực cũng như nỗ lực của Kiểm toán Nhà nước trong thực hiện nhiệm vụ.
Thực tế, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp, Kiểm toán Nhà nước đã chủ động giảm các đầu mối kiểm toán, rút ngắn thời gian và rà soát lại kế hoạch kiểm toán tại các địa phương xảy ra dịch bệnh.
Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán; siết chặt kỷ luật, kỷ cương, từ đó kiềm chế, ngăn chặn và từng bước giảm tham nhũng.
Thống kê 10 tháng năm 2020, riêng Kiểm toán Nhà nước đã thực hiện 147/184 cuộc kiểm toán, xử lý tài chính 52.970 tỷ đồng; trong đó, tăng thu ngân sách 3.074,5 tỷ đồng, giảm chi 10.700 tỷ đồng, xử lý tài chính khác 39.195,5 tỷ đồng…
Tổng Kiểm toán Nhà nước khẳng định, với phương châm siết chặt kỷ luật kỷ cương trong quản lý; tăng cường minh bạch và xử lý nghiêm sai phạm, tham nhũng sẽ từng bước được đẩy lùi, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân trong việc quản lý hiệu quả tiền, tài sản của Nhà nước, cũng như giữ vững ổn định chính trị, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao uy tín và vị thế của nước ta trên trường quốc tế./.
Tin liên quan
-
Tài chính
Kiểm toán nhà nước có nhiều sáng kiến phát triển ASOSAI
09:16' - 31/10/2020
Với vai trò là Chủ tịch ASOSAI, Kiểm toán nhà nước đã chủ động phối hợp với các thành viên Ban điều hành ASOSAI thực hiện những sáng kiến phát triển ASOSAI giai đoạn mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Số tiền thu hồi từ các vụ án kinh tế, tham nhũng còn “khiêm tốn”
12:12' - 26/10/2020
Đối với các khoản bị chiếm đoạt trong vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế, số tiền thu được hơn 15.417 tỷ đồng, chỉ đạt tỷ lệ 38,43%. Con số này được cho là rất “khiêm tốn”.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
BAE Systems và Rocket Lab được nhận gần 60 triệu USD để phát triển chip bán dẫn
20:55' - 25/11/2024
Mỹ đang giải ngân gần 60 triệu USD cho BAE Systems để sản xuất chip sử dụng cho máy bay và vệ tinh, và cho Rocket Lab để sản xuất các thiết bị bán dẫn phức tạp sử dụng trong vệ tinh và tàu vũ trụ.
-
Tài chính
Tổng cục Thuế yêu cầu đẩy mạnh quản lý tem điện tử
15:45' - 25/11/2024
Tổng cục Thuế vừa có công văn yêu cầu Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đẩy mạnh quản lý tem điện tử trên ứng dụng tem điện tử.
-
Tài chính
Đồng bitcoin chững lại gần mốc 100.000 USD
12:06' - 25/11/2024
Đồng bitcoin đã ổn định sau đà tăng hướng tới mốc lịch sử 100.000 USD chững lại, khi các nhà giao dịch đánh giá liệu Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ủng hộ tiền điện tử có đang bị kéo dài quá mức?
-
Tài chính
Dự báo xu hướng tăng lương ở các nước Đông Nam Á
10:16' - 25/11/2024
Bất chấp môi trường lạm phát đang giảm xuống, mức tăng lương vẫn đang tăng lên, cho thấy sự chênh lệch cung cầu nhân tài vượt ra ngoài yếu tố lạm phát.
-
Tài chính
Sự hấp dẫn của tiền điện tử có đang khiến giới đầu tư vàng xao lãng?
13:27' - 24/11/2024
Ông George Milling-Stanley, chiến lược gia trưởng Quỹ giao dịch vàng hàng đầu thế giới State Street Global Advisors cảnh báo đà tăng giá của bitcoin tạo ra cảm giác an toàn giả tạo cho các nhà đầu tư.
-
Tài chính
Xử phạt nhiều doanh nghiệp kê khai sai thuế
07:45' - 24/11/2024
Bên cạnh những doanh nghiệp luôn tuân thủ về chính sách thuế, hóa đơn thì vẫn còn một số doanh nghiệp lợi dụng chính sách thông thoáng về chính sách thuế, có dấu hiệu sử dụng hóa đơn không hợp pháp.
-
Tài chính
Reuters: Mục tiêu tài chính khí hậu tại COP29 được nâng lên 300 tỷ USD
15:03' - 23/11/2024
Liên minh châu Âu (EU), Mỹ và các quốc gia giàu có khác ngày 23/11 đã nhất trí tăng mục tiêu tài chính toàn cầu từ 250 tỷ USD lên 300 tỷ USD mỗi năm vào năm 2035.
-
Tài chính
Bitcoin lập kỷ lục mới, tiến sát ngưỡng 100.000 USD
20:15' - 22/11/2024
Ngày 22/11, bitcoin tiếp tục lập đỉnh mới, vượt mức hơn 99.000 USD trước khi giảm nhẹ xuống còn khoảng 98.500 USD, tăng 0,5% trong ngày.
-
Tài chính
Thâm hụt chi tiêu công của Chính phủ Anh cao thứ ba trong lịch sử
07:30' - 22/11/2024
Riêng trong tháng 10/2024, thâm hụt chi tiêu công của Anh là 17,4 tỷ bảng, cao hơn mức dự báo 12,3 tỷ bảng của các nhà kinh tế, tăng 1,6 tỷ bảng so với cùng thời điểm của năm ngoái.