Hút doanh nghiệp hợp tác xã tham gia liên kết chuỗi
Hướng đến sản xuất bền vững và trở thành trung tâm sản xuất nông nghiệp hàng đầu của vùng Đồng bằng sông Hồng, tỉnh Thái Bình xác định việc liên kết trong sản xuất tạo nên chuỗi giá trị sản phẩm là giải pháp bền vững mang lại hiệu quả kinh tế cao. Từ định hướng này, nhiều hợp tác xã nông nghiệp đã mạnh dạn đổi mới mô hình hoạt động, đẩy mạnh liên kết với các doanh nghiệp, hỗ trợ thành viên tham gia chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, qua đó góp phần nâng cao giá trị nông sản.
*Tăng đầu tư để phát triển Với yêu cầu chuyển đổi hoạt động theo mô hình hợp tác xã kiểu mới, Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp An Ninh (huyện Quỳnh Phụ) đã sớm có những thay đổi phù hợp, phát huy vai trò là “bà đỡ” của nông dân. Theo đó, hợp tác xã đã đầu tư 3 máy cấy, 1 máy làm đất, 2 máy phun thuốc trừ sâu, 1 máy bón phân để phục vụ sản xuất của các thành viên, đồng thời tổ chức nhiều dịch vụ nông nghiệp khác phục vụ sản xuất trong và ngoài xã. Riêng vụ Mùa năm 2024, Hợp tác xã hình thành 2 cánh đồng liên kết với tổng diện tích 60ha, bà con tham gia mô hình liên kết được hỗ trợ 10kg thóc giống/sào, tất cả các chi phí như phân bón, thuê máy cày, máy cấy đều rẻ hơn 10-30% so với thuê ngoài. Đến vụ thu hoạch, hợp tác xã lại đứng ra thu mua lúa của bà con với giá cao nên nông dân phấn khởi, yên tâm hợp tác, liên kết sản xuất. Chị Nguyễn Thị Mai, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp An Ninh cho biết, xác định liên kết sản xuất là hướng đi tất yếu trong nông nghiệp, đến nay hợp tác xã đã liên kết sản xuất theo chuỗi khép kín, đồng thời tuân thủ quy trình sản xuất lúa gạo chất lượng cao, áp dụng quy trình sản xuất theo chuỗi từ canh tác đến thu hoạch, chế biến, sản phẩm "Gạo làng Giành" của Hợp tác xã đã đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Năm 2023 đây cũng là Hợp tác xã đầu tiên trên toàn tỉnh có điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP. Để “Gạo làng Giành” vươn xa, theo bà Mai, bên cạnh việc tổ chức chặt chẽ liên kết sản xuất theo chuỗi, việc xây dựng thương hiệu được hợp tác xã nhấn mạnh tới yếu tố chất lượng an toàn và hương vị độc đáo của gạo, từng bước mở rộng và phát triển thị trường cho sản phẩm. Cũng như Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp An Ninh, Hợp tác xã sản xuất kinh doanh nông sản Quang Lanh (xã Bình Minh, huyện Kiến Xương) do chị Trần Thị Lanh làm chủ cũng ưu tiên phát triển sản xuất theo chuỗi và cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp, giải phóng sức lao động, gia tăng giá trị sản phẩm. Từ diện tích 3 ha tích tụ năm 2015, đến nay chị Lanh đã trở thành đại điền lớn nhất tỉnh Thái Bình với diện tích 100ha được thuê, mượn lại của gần 800 hộ dân. Chị cũng mạnh dạn đầu tư gần 5 tỷ đồng máy móc, cơ giới hóa toàn bộ sản xuất nông nghiệp từ máy gặt, máy làm đất, máy bón phân, máy cấy, máy gieo mạ đến máy bay phun thuốc trừ sâu cùng hệ thống máy sấy với công suất 40-45 tấn/ngày đêm. Chị Trần Thị Lanh cho biết, với diện tích tích tụ lớn, nếu chỉ sản xuất đơn thuần là chưa đủ mà trong nền nông nghiệp hiện đại rất cần liên kết để phát triển bền vững với phương châm “muốn đi xa thì phải đi cùng nhau”. Để làm được điều đó, bước đi đầu tiên là thành lập Hợp tác xã kiểu mới, tạo thuận lợi liên kết với các doanh nghiệp lớn từ khâu đầu vào đến đầu ra, gia tăng giá trị sản phẩm. Hiện hợp tác xã sản xuất kinh doanh nông sản Quang Lanh đã hợp tác được với nhiều doanh nghiệp mạnh về lúa gạo ở Thái Bình như Công ty cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hưng Cúc…Hàng năm Hợp tác xã thu lợi nhuận từ 700 triệu đến 1 tỷ đồng. * Thu hút doanh nghiệp tham gia liên kết Ông Nguyễn Tống Thìn, Phó Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh Thái Bình cho biết, trên địa bàn tỉnh hiện có 361 hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, thủy sản; 120 xã có cánh đồng lớn liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; 35 hợp tác xã nông nghiệp ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp an toàn sinh học. Trong lĩnh vực chăn nuôi gia súc, gia cầm có 1 hiệp hội, 7 hợp tác xã và 12 tổ hợp tác chăn nuôi; có 48 trang trại chăn nuôi duy trì liên kết dọc giữa trang trại chăn nuôi với 5 doanh nghiệp lớn. Trong lĩnh vực trồng trọt, năm 2024 tổng diện tích đất liên kết sản xuất đạt 10.362 ha, tăng 362 ha so với năm 2023 với sự tham gia của các doanh nghiệp liên kết sản xuất, tiêu thụ theo chuỗi giá trị sản xuất hàng hóa quy mô lớn. Bình quân mỗi hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp có khoảng 19 lao động, chủ yếu trong các tổ đội thủy nông, cung ứng dịch vụ nông nghiệp. Năm 2024 doanh thu bình quân của hợp tác xã đạt 1,68 tỷ đồng. Xác định liên kết sản xuất là hướng đi tất yếu và bền vững trong sản xuất nông nghiệp, thời gian qua nhiều hợp tác xã đã thực hiện các hoạt động liên kết trong sản xuất kinh doanh, dịch vụ; liên kết giữa hợp tác xã với doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác với hình thức, nội dung đa dạng, phong phú. Hiện tỉnh có 286 hợp tác xã tham gia liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm với trên 30 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực. Cùng với đẩy mạnh liên kết, nhiều hợp tác xã đã chú trọng đến xây dựng thương hiệu OCOP với sản phẩm đặc trưng của quê hương. Đến nay, toàn tỉnh có 194 sản phẩm OCOP đạt 3 sao, 4 sao; trong đó có 142 sản phẩm nông nghiệp với 25 sản phẩm lúa gạo tiêu biểu; 54 hợp tác xã nông nghiệp là các chủ thể sản phẩm OCOP. Theo Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, nông nghiệp được xác định là trụ cột quan trọng, góp phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, hướng tới xây dựng Thái Bình trở thành trung tâm sản xuất nông nghiệp hàng đầu của vùng đồng bằng sông Hồng. Để hiện thực hóa mục tiêu này, hướng đến phát triển nông nghiệp bền vững theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao chất lượng, hiệu quả, gắn với thị trường, thời gian tới tỉnh Thái Bình tập trung quy hoạch, quy vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn. Đồng thời, phát triển vùng sản xuất chuyên canh, vùng chăn nuôi nuôi trồng thủy sản trọng điểm, gắn liền với quy hoạch hạ tầng phục vụ sản xuất và mạng lưới chế biến nông sản. Cùng đó huy động, lồng ghép các nguồn lực thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, nhất là nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ gắn với liên kết tiêu thụ nông sản...- Từ khóa :
- thái bình
- liên kết chuỗi
- doanh nghiệp
- hợp tác xã
Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Thái Bình đồng loạt khởi công xây dựng nhà cho hộ nghèo
11:40' - 06/12/2024
Sáng 6/12, 8/8 huyện, thành phố tại tỉnh Thái Bình đồng loạt khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, theo Phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025”.
-
Kinh tế tổng hợp
Sắp diễn ra nhiều hoạt động tôn vinh hợp tác xã
11:58' - 05/12/2024
Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tổ chức họp báo về lễ tôn vinh sản phẩm tiêu biểu của hợp tác xã; trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất năm 2024 và một số hoạt động của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam
-
Công nghệ
Long An: Nhân rộng mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao
17:25' - 10/11/2024
UBND tỉnh Long An đã có nhiều định hướng để các mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã được phát huy một cách hiệu quả.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Mở rộng đoạn cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành theo công trình khẩn cấp
19:40'
Dự án mở rộng đường cao tốc đoạn Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành có phạm vi đầu tư mở rộng tuyến có tổng chiều dài gần 22km.
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa vụ án sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm tại Công ty ZHolding vào diện Ban Chỉ đạo Trung ương theo dõi
18:47'
Chiều 7/7, tại Hà Nội, Ban Nội chính Trung ương tổ chức họp báo thông báo kết quả Phiên họp thứ 28 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Kịp thời phát hiện, xử lý các sai phạm liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy
16:52'
Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu kịp thời xử lý dứt điểm các vụ án tham nhũng, lãng phí, tiêu cực còn tồn đọng trước thềm Đại hội XIV, tập trung hoàn thiện thể chế, thúc đẩy chuyển đổi số trong quản lý.
-
Kinh tế Việt Nam
Huế tăng trưởng cao nhất khu vực Bắc Trung Bộ
16:27'
Theo Chi cục Thống kê thành phố Huế, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 6 tháng đầu năm 2025 trên địa bàn tăng 9,39% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Khu vực dịch vụ dẫn đầu tăng trưởng tại Tuyên Quang
16:16'
Ngày 7/7, Chi cục Thống kê tỉnh Tuyên Quang thông tin, tốc độ tăng trưởng GRDP (giá so sánh năm 2010) trên địa bàn tỉnh tăng 7,79% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Bảng giá đất mới: Cần kiểm soát để tránh gây “sốc” cho thị trường
16:02'
Khi các địa phương triển khai xây dựng bảng giá đất mới, giá đất sẽ biến động với biên độ lớn tùy từng vùng, ảnh hưởng trực tiếp đến giá nhà ở và thị trường bất động sản nói chung.
-
Kinh tế Việt Nam
Gần 16.000 nhân lực, thiết bị thi công sân bay Long Thành
15:55'
Ngày 7/7, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam cho biết, hiện trên công trường sân bay Long Thành các đơn vị huy động gần 16.000 nhân lực, thiết bị triển khai hàng trăm mũi thi công các hạng mục.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị AIIB hỗ trợ các dự án phát triển hạ tầng Việt Nam
14:37'
Ngày 6/7 (giờ địa phương), nhân dịp dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Chủ tịch Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng châu Á (AIIB) Kim Lập Quần.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng phát biểu tại Phiên thảo luận cấp cao Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025
14:36'
Sáng 7/7 (giờ Hà Nội), Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự và phát biểu tại Phiên thảo luận cấp cao về chủ đề: "Tăng cường chủ nghĩa đa phương, các vấn đề kinh tế - tài chính và trí tuệ nhân tạo".