Hữu cơ hóa nền nông nghiệp để định vị thương hiệu nông sản Việt
Nhiều đại biểu quan tâm tới vấn đề giá và chất lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi... Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan đã trả lời, làm rõ ý kiến của các đại biểu Quốc hội.
Chất vấn trưởng ngành nông nghiệp, đại biểu Chu Thị Hồng Thái (Lạng Sơn) đặt câu hỏi: "Giá phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, các loại vật tư nông nghiệp đầu vào vẫn tiếp tục tăng trong những năm qua, làm cho người nông dân rơi vào hoàn cảnh khó khăn, lấy công làm lãi, thậm chí là thua lỗ. Đặc biệt, từ khi dịch COVID-19 đến nay, giá cả các loại hàng hóa càng tăng phi mã.
Ngoài các giải pháp về kiểm soát giá mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề ra, Bộ trưởng có giải pháp như thế nào trong thời gian tới để hỗ trợ, giúp người nông dân thích ứng và ứng phó với tình hình này, để người nông dân yên tâm sản xuất, phát triển kinh tế?"
Cùng mối quan tâm, đại biểu Lê Thị Song An (Long An) chất vấn Bộ trưởng Lê Minh Hoan về tình trạng giá phân bón cao, nông sản lại không tiêu thụ được. Đại biểu nêu ví dụ thanh long có thời điểm xuống rất thấp, không tiêu thụ được, nông dân sản xuất không có lãi, phải phá bỏ thanh long chuyển sang cây trồng khác, đồng thời đề nghị Bộ trưởng nêu giải pháp cho vấn đề này ? Đại biểu Dương Văn Phước (Quảng Nam) cũng đặt câu hỏi: "Thời gian qua người nông dân phải khổ sở gánh chịu nạn phân bón giả, kém chất lượng, gây thiệt hại lớn cho người nông dân. Nông dân đã nghèo lại đeo cái khổ. Bộ trưởng có biết thực trạng này không? Giải pháp nào để ngăn chặn, xử lý nghiêm tình trạng phân bón giả, kém chất lượng, tràn lan trên thị trường hiện nay?" Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, để giải quyết vấn đề về giá, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương đã có rất nhiều phiên họp với các hiệp hội ngành hàng như phân bón, thuốc và hóa chất bảo vệ thực vật... và các doanh nghiệp liên quan về việc hỗ trợ người nông dân, từ đó đã có sự can thiệp nhất định. Đối với những phản ánh về tình trạng dìm giá hoặc tích trữ, hàng gian, hàng giả, Bộ Công Thương cũng đã chỉ đạo ngành quản lý thị trường xử lý, phối hợp cơ quan liên quan điều tra, khởi tố.Tuy nhiên, Bộ trưởng cho rằng, giải pháp căn cơ cho vấn đề này cần được giải quyết từ việc người nông dân phần nào tự chủ, tuần hoàn được các chế phẩm nông nghiệp để thay thế một phần thức ăn, cũng như chế phẩm sinh học như phân bón, thuốc, thức ăn.
"Tôi nghĩ đây là một chỉ dấu, không chỉ là cách để đối phó trong một tình huống mà về lâu dài nó cũng là một giải pháp để hữu cơ hóa, sinh học hóa nền nông nghiệp của chúng ta, trong lĩnh vực trồng trọt cũng như chăn nuôi, để tạo ra được thương hiệu nông sản Việt Nam", Bộ trưởng nói. Một giải pháp khác được Bộ Lê Minh Hoan đề cập là việc tham gia vào kinh tế tập thể, trở thành thành viên hợp tác xã của các hộ nông dân để có giá chiết khấu khi mua vật tư đầu vào với khối lượng, số lượng lớn, từ đó góp phần hạn chế rủi ro khi đối mặt với "bão" giá từ thị trường. Về vấn đề sử dụng phân bón tiết kiệm và hiệu quả, tăng sử dụng phân bón hữu cơ, Bộ trưởng cho biết, vẫn còn tình trạng lạm dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, hóa học, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không tuân thủ nguyên tắc "bốn đúng", gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, sức khỏe con người và chất lượng nông sản. Nhất là vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tình trạng sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật đang cao. Đưa ra giải pháp, Bộ trưởng nêu rõ, trong thời gian tới, cần hoàn thiện các phương pháp thử cho các thuốc bảo vệ thực vật sinh học; ứng dụng chuyển đổi số trong công tác quản lý hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tiết kiệm, hiệu quả, an toàn và có trách nhiệm. Đồng thời, Bộ trưởng cho rằng, cần tăng cường hợp tác công tư trong sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, sử dụng phân bón tiết kiệm nhằm hướng đến một nền nông nghiệp xanh, an toàn và nâng cao giá trị nông sản; nhân rộng các mô hình, đẩy mạnh công tác truyền thông, đặc biệt các mô hình canh tác giảm chi phí sản xuất nhưng vẫn bảo đảm năng suất, chất lượng nông sản phẩm; đẩy mạnh tổ chức lại các ngành hàng trong sản xuất nông nghiệp. Trả lời đại biểu Dương Văn Phước (Quảng Nam) về vấn đề định vị thương hiệu nông sản Việt Nam, điểm nhấn khác biệt giữa nông sản Việt Nam và nông sản của các quốc gia có thế mạnh xuất khẩu nông sản khác, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh: "Chúng ta cần phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu. Nhãn hiệu có thể xây dựng 1 – 2 năm, đăng ký với Bộ Khoa học và Công nghệ là có được một nhãn hiệu. Nhưng thương hiệu bao gồm nhãn hiệu và niềm tin của người tiêu dùng. Niềm tin đó mới là cái khó. Muốn xây dựng thương hiệu phải bắt đầu từ hệ sinh thái của cả một ngành hàng, từ thương hiệu của doanh nghiệp, của hợp tác xã, người nông dân. Nhiều khi mất 5 – 10 năm mới hình thành, tạo dựng được cảm xúc của người tiêu dùng, ấn tượng của người tiêu dùng đối với một loại nông sản nào đó." Theo Bộ trưởng, giải pháp cho vấn đề này là thay đổi tư duy áp đặt trong việc xây dựng thương hiệu cho từng loại nông sản, bắt đầu từ hệ sinh thái ngành hàng./.Tin liên quan
-
Tài chính
Đề xuất thống nhất một mức thuế xuất khẩu 5% đối với mặt hàng phân bón
18:13' - 05/06/2022
Bộ Tài chính vừa trình Chính phủ quy định thống nhất mức thuế xuất khẩu 5% đối với mặt hàng phân bón, không phân biệt tỷ lệ tài nguyên khoáng sản trong các sản phẩm.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần linh hoạt chính sách thuế xuất khẩu phân bón
09:04' - 05/06/2022
Khi giá phân bón tăng cao, hiện tượng phân bón giả, phân bón kém chất lượng sẽ xuất hiện càng ngày càng nhiều. FAV đề nghị các cơ quan quản lý tăng cường các chế tài xử phạt để lành mạnh thị trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng liên kết chuỗi trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ
21:06' - 22/12/2021
Sản xuất hữu cơ cần đầu tư vốn lớn và thời gian chuyển đổi từ 3 -5 năm mới có thể đạt được chứng nhận nhưng chính sách hỗ trợ người sản xuất, nhất là nông hộ rất thấp, nên không thu hút được nông dân.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam-Bulgaria: Hướng tới tầm cao mới trong hợp tác thương mại
09:48'
Việt Nam - Bulgaria là hai quốc gia có quan hệ truyền thống lâu đời. Từ những năm 1950, Bulgaria là một trong 10 nước đầu tiên trên thế giới công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố báo cáo kết quả rà soát, cắt giảm thủ tục kinh doanh ngành công thương
09:12'
Bộ Công Thương vừa công bố báo cáo kết quả rà soát, kiến nghị phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thảo luận về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp
07:50'
Sáng 23/11, Quốc hội họp phiên toàn thể nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Chủ tịch WB: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế
22:02' - 22/11/2024
Bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương khẳng định: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ ứng trước hơn 410 tỷ đồng ngân sách địa phương nâng cấp Quốc lộ 91
20:32' - 22/11/2024
Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường vừa ký quyết định ứng trước kế hoạch vốn cho dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 91 với số tiền hơn 410 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia
19:57' - 22/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được thiết lập giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm tại Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng trong năm 2025
19:32' - 22/11/2024
Giám đốc Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng ông Phan Kiều Hưng cho biết, đơn vị sẽ triển khai đầu tư xây dựng hai dự án trọng điểm trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22' - 22/11/2024
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44' - 22/11/2024
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.