Xây dựng liên kết chuỗi trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ
Sản xuất nông nghiệp hữu cơ cần được phát triển theo chuỗi và giám sát chặt chẽ hơn mới đảm bảo cho ra thị trường những sản phẩm đạt tiêu chuẩn hữu cơ, từ đó tạo dựng niềm tin của người tiêu dùng. Đây là nhận đinh chung của các chuyên gia tại Diễn đàn trực tuyến kết nối và thúc đẩy tiêu thụ nông sản hữu cơ do Tổ điều hành kết nối tiêu thụ nông sản 970 tổ chức ngày 22/12.
*Sản xuất theo phong tràoTheo số liệu của Liên đoàn các phong trào hữu cơ quốc tế (IFOAM), năm 2020 Việt Nam có 46/63 tỉnh thành đang thực hiện và có phong trào sản xuất hữu cơ với sự tham gia của hơn 17.000 nông dân.
Việt Nam cũng có 97 doanh nghiệp sản xuất hữu cơ, 60 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu tới 180 thị trường khác nhau, bao gồm cả Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc với tổng kim ngạch 335 triệu USD/năm.
Phó Giáo sư Từ Tuyết Nhung, Trưởng ban điều phối Hệ thống tự nguyện giúp đưa nông dân vào một tổ chức, hướng dẫn, hỗ trợ và kết nối họ với nhau để tổ chức sản xuất theo hướng hữu cơ (PGS) Việt Nam cho biết, dữ liệu về sản xuất nông nghiệp hữu cơ của Việt Nam tăng rất nhanh trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, độ tin cậy lại chưa được khẳng định do không có một cơ quan chính thống nào khảo sát và tổng hợp. Trên thực tế, phong trào sản xuất nông nghiệp hữu cơ phát triển nhanh nhưng số sản phẩm được chứng nhận hữu cơ thật sự chưa có nhiều. Trong khi đó, chứng nhận chính là tấm vé đưa sản phẩm đến thị trường và chứng thực giá trị của sản phẩm.Trên thị trường có nhiều sản phẩm được gắn mác hữu cơ, sản xuất theo hướng hữu cơ…nhưng không có chứng nhận nên chỉ bán như sản phẩm thông thường và không tạo được niềm tin với người tiêu dùng.
Ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nêu, thực tế nhiều nông dân, cơ sở định hướng sản xuất hữu cơ nhưng chưa nhận thức đúng về quy trình, tiêu chuẩn hữu cơ.Sản xuất hữu cơ phải đảm bảo chứng nhận hữu cơ từ giống, vật tư, quy trình đến thu hoạch, chế biến, bảo quản nhưng nhiều nông dân vẫn chỉ nghĩ đơn thuần là không sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật là sản xuất hữu cơ và tự gắn mác sản phẩm là hữu cơ.
Ông Trần Minh Châu, Công ty chứng nhận kiểm định Vinacontrol cho biết, khó khăn của nhiều cơ sở sản xuất hữu cơ hiện nay chính là chi phí sản xuất quá cao, bao gồm chi phí tư vấn vận hành, chi phí phân tích, chi phí chứng nhận và duy trì chứng nhận hữu cơ. Hầu hết nông hộ, cơ sở sản xuất hiện nay đều có quy mô nhỏ, lẻ nên chi phí trên mỗi đơn vị sản phẩm càng cao.Mặt khác, nguồn cung ứng con giống, vật tư đầu vào có chứng nhận hữu cơ còn rất hạn chế nên nhiều người nhận thức chưa đầy đủ bắt đầu sản xuất hữu cơ từ đầu vào không đạt chuẩn, không có chứng nhận và cho ra sản phẩm “nửa” hữu cơ, không đủ tiêu chuẩn để cấp chứng nhận hữu cơ.
*Xây dựng chuỗi Các chuyên gia cho rằng, nông nghiệp hữu cơ không chỉ là sản phẩm hữu cơ mà là xây dựng một hệ sinh thái từ sản xuất – tiêu dùng đến cách ứng xử với môi trường sống, do đó để phát triển nông nghiệp hữu cơ cần xây dựng liên kết theo chuỗi, có kế hoạch đầu tư sản xuất, tiêu thụ như thế nào để mang lại hiệu quả. Ông Nguyễn Hoàng Cung, Giám đốc Công ty TNHH Nông sản sạch Đại Thuận Thiên (Cần Thơ) cho rằng, khó khăn của sản xuất nông nghiệp hữu cơ hiện nay chính là bài toán cân đối giữa chất lượng sản phẩm và giá bán. Có sự lệch pha khi người sản xuất ra sản phẩm tốt luôn muốn bán với giá cao, phải có lợi nhuận mới tái đầu tư sản xuất được nhưng người tiêu dùng lại muốn dùng sản phẩm tốt với giá rẻ và chưa thực sự hiểu đúng giá trị của nông sản hữu cơ. Theo ông Nguyễn Hoàng Cung, nông sản hữu cơ hiện nay có giá cao là bởi quy mô sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ trong khi chi phí đầu tư sản xuất lớn. Muốn tạo ra sản lượng lớn, hạ giá thành sản phẩm và đủ hàng hóa xuất khẩu thì phải tổ chức sản xuất theo quy mô lớn. Tuy nhiên, việc tập hợp nông dân để phát triển vùng sản xuất hữu cơ hiện nay không dễ nếu không có sự hỗ trợ từ phía địa phương. Thêm vào đó, vấn đề liên kết, tiêu thụ nông sản hữu cơ trong các hệ thống phân phối, siêu thị chưa được chặt chẽ và hiệu quả. Trong khi đó, ông Lê Quốc Việt, Hội nông dân huyện Châu Thành, Kiên Giang cho rằng, chính sách phát triển nông nghiệp hữu cơ ở tầm vĩ mô rất tốt nhưng chưa đi vào thực tế. Minh chứng là từ chiến lược phát triển nông nghiệp hữu cơ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các chính sách hỗ trợ sản xuất được ban hành rất nhiều nhưng khi tới cấp cơ sở, nhất là huyện, xã thì hầu như không triển khai được gì.Sản xuất hữu cơ cần đầu tư vốn lớn và thời gian chuyển đổi từ 3 -5 năm mới có thể đạt được chứng nhận nhưng chính sách hỗ trợ người sản xuất, nhất là nông hộ rất thấp, rời rạc nên không thu hút được nông dân.
Theo ông Việt, nên có chế độ hỗ trợ cụ thể và thiết thực đối với nông dân chuyển đổi sản xuất theo tập quán sang sản xuất hữu cơ. Đồng thời, đẩy mạnh truyền thông nâng cao nhận thức, niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm hữu cơ. Bà Đặng Thị Cuối, Hợp tác xã sản xuất rau hữu cơ Cuối Quý chia sẻ, sản xuất nông nghiệp hữu cơ giai đoạn đầu gặp rất nhiều khó khăn do người tiêu dùng chưa đánh giá đúng giá trị nông sản hữu cơ, sản phẩm hữu cơ dù ít nhưng lại khó tiêu thụ.Sau thời gian kiên trì thực hiện và đạt được chứng nhận hữu cơ, hợp tác xã đã tiếp cận được các đầu mối tiêu thụ lớn, hợp tác xã liên tục mở rộng diện tích sản xuất nhưng vẫn không đủ cung ứng.
Tuy nhiên, có một thực tế là việc quản lý, giám sát sản xuất nông nghiệp hữu cơ thời gian qua chưa được chặt chẽ, dẫn đến tình trạng nhiều cơ sở, doanh nghiệp sản xuất thiếu minh bạch, lấp lửng giữa sản phẩm hữu cơ được chứng nhận và sản phẩm canh tác theo hướng hữu cơ.Điều này gây rủi ro cho người sản xuất đúng tiêu chuẩn, chất lượng và làm suy giảm niềm tin của người tiêu dùng vào nông sản hữu cơ. Do đó, để phát triển nông nghiệp hữu cơ một cách bài bản, cần cơ chế giám sát, quản lý chặt chẽ hơn.
Song song đó, nâng cao năng lực cho các tổ chức chứng nhận hữu cơ trong nước, gắn với giám sát việc chứng nhận sản phẩm hữu cơ, hướng tới mục tiêu công nhận kết quả chứng nhận lẫn nhau giữa các tổ chức trong nước và quốc tế. Từ đó, góp phần cắt giảm chi phí giám định và chứng nhận, tạo điều kiện để người tiêu dùng sử dụng sản phẩm hữu cơ với giá cả hợp lý./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Campuchia tăng hợp tác về nông nghiệp, thủy sản
21:46' - 21/12/2021
Chiều 21/12 tại Phnom Penh, đoàn đại biểu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam dẫn đầu đã có cuộc gặp song phương với đoàn đại biểu Bộ Nông, Lâm, Ngư nghiệp Campuchia.
-
Hàng hoá
Nhân rộng giao dịch mặt hàng nông nghiệp trên sàn điện tử
18:46' - 19/12/2021
Chiều 9/12, tại thành phố Vinh, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Nghệ An đã tổ chức livestream kết nối, tiêu thụ cam Vinh và đặc sản Nghệ An.
-
Kinh tế Việt Nam
Gia Lai tận dụng tiềm năng tạo bước ngoặt về sản phẩm nông nghiệp
17:58' - 18/12/2021
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã góp ý với lãnh đạo tỉnh Gia Lai nên tận dụng tiềm năng, diện tích rừng để tạo ra bước ngoặt, bứt phá về sản phẩm nông nghiệp sẵn có tại địa phương.
-
Kinh tế tổng hợp
Hà Nội hỗ trợ gần 50 tỷ đồng cho nông nghiệp công nghệ cao
16:34' - 17/12/2021
Từ nguồn kinh phí hỗ trợ, các địa phương sẽ chuyển đổi cơ cấu giống, cây trồng, vật nuôi gồm: cá trắm, cá chép, cá rô phi đơn tính… áp dụng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng đối tác xanh cho nền nông nghiệp mới
12:03' - 16/12/2021
Để chuyển mình thay đổi, xây dựng nền “nông nghiệp sinh thái” “nông thôn hiện đại” “nông dân thông minh”, ngành nông nghiệp cần có sự chia sẻ đồng hành hỗ trợ, ủng hộ của cộng đồng quốc tế.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Bulgaria hợp tác phát triển kinh tế, thương mại và đầu tư
07:58'
Theo phóng viên TTXVN tại Đông Âu, Đại sứ quán Việt Nam tại Bulgaria ngày 3/7 đã phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Bulgaria (BCCI) tổ chức Diễn đàn hợp tác kinh tế Việt Nam - Bulgaria.
-
Kinh tế Việt Nam
Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
07:58'
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký chứng thực Nghị quyết số 216/2025/QH15 về việc kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam
22:51' - 03/07/2025
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 222/2025/QH15 về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025
20:09' - 03/07/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tục hành chính được vận hành thông suốt
19:35' - 03/07/2025
Về cơ bản các thủ tục hành chính phục vụ người dân và doanh nghiệp đã được ban hành sớm, quy định rõ, cụ thể và được vận hành ngay, cơ bản thông suốt khi chính quyền đi vào hoạt động từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Thực hiện 3 tăng tốc để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên
19:18' - 03/07/2025
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các cấp, ngành, địa phương thực hiện 3 tăng tốc để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên.
-
Kinh tế Việt Nam
Sẽ bổ sung quy định về livestream trong Dự án Luật Thương mại điện tử
19:10' - 03/07/2025
Bộ Công Thương đang đề xuất xây dựng Dự án Luật Thương mại điện tử và dự kiến trình Quốc hội tháng 10 năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng nêu thời hạn với “3 nhiệm vụ lớn”
18:39' - 03/07/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có chỉ đạo cụ thể về tiến độ đối với các công tác: xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước; các công trình, dự án quan trọng quốc gia...
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh
18:38' - 03/07/2025
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1475/QĐ-TTg ngày 3/7/2025 thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh.