IEA: Tình trạng dư thừa dầu mỏ sẽ giảm mạnh
Ngày 12/5, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết tình trạng dư thừa sản lượng dầu mỏ trên thế giới, nguyên nhân khiến giá dầu lao dốc, sẽ “giảm đáng kể” trong giai đoạn cuối năm 2016 do nhu cầu tăng mạnh ở Ấn Độ và vụ cháy rừng ở Canada đã làm giảm sản lượng của nước này.
Theo IEA, nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ trên thế giới dự kiến tăng với tốc độ “ổn định” trong năm 2016, và nổi bật nhất trong bức tranh này là Ấn Độ, chiếm tới gần 30% lượng tăng toàn cầu trong quý I/2016.
Trong báo cáo giám sát hàng tháng, IEA viết: “Điều này càng củng cố hơn nữa ý kiến cho rằng Ấn Độ đang dần vượt qua Trung Quốc để trở thành thị trường tăng trưởng dầu mỏ chính”.
Thị trường dầu mỏ trong nhiều tháng qua phải chịu áp lực lớn vì thặng dư dầu mỏ quá cao, tác động tiêu cực tới các nhà sản xuất, song lại kích thích người tiêu dùng. Tuần qua, giá dầu thô đã tăng lên mức kỷ lục trong 6 tháng trở lại đây, lên mức 46 USD/thùng, sau khi giảm xuống dưới 30 USD/thùng hồi đầu năm 2016.
Tuy nhiên, những con số này vẫn còn rất thấp so với thời điểm giữa năm 2014, khi giá dầu ở mức 100 USD/thùng. IEA cho rằng giá dầu khó có thể tiếp tục tăng trước khi thặng dư sản lượng dầu mỏ bắt đầu giảm dần vào cuối năm nay.
Các vụ cháy rừng gần thị trấn Fort McMurray hồi đầu tháng 5 này đã buộc Canada phải ngừng sản xuất 1,2 triệu thùng dầu/ngày. Tuy nhiên, IEA cho rằng các vụ cháy rừng ở Canada không đẩy giá dầu tăng mạnh, như những gì họ đã dự đoán nhiều năm trước.
Theo IEA, chính Iran mới là nhân tố gây bất ngờ. Sản lượng và xuất khẩu dầu của Iran đã tăng cao hơn một chút so với những dự đoán được đưa ra sau khi Iran trở lại thị trường nhờ việc Mỹ và phương Tây gỡ bỏ trừng phạt hồi tháng 1/2016.
Theo IEA, sản lượng dầu của Iran trong tháng 4/2016 đã đạt gần 3,6 triệu thùng/ngày, gần bằng mức mà nước này đã đạt được vào tháng 11/2011 trước khi phương Tây thắt chặt các lệnh trừng phạt.
Cơ quan này cho biết thêm: “Một điều còn quan trọng hơn đối với thị trường thế giới là xuất khẩu dầu mỏ của Iran đã đạt 2 triệu thùng/ngày, tăng mạnh so với con số 1,4 triệu thùng/ngày ghi nhận hồi tháng 3/2016”.
Sự nổi lên của Iran đã khiến sản lượng của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu lửa (OPEC) tăng 330.000 thùng/ngày trong tháng 4/2016, mức cao nhất của tổ chức này trong hơn 7 năm qua.
Xuất khẩu dầu mỏ từ Iran cũng xóa bỏ những lo ngại về việc giảm sản lượng ở Libya và Nigeria- các quốc gia đang đối mặt với tình trạng an ninh bất ổn- cũng như Venezuela, nơi chật vật do thiếu hụt điện và khan hiếm các mặt hàng khác.
Trong cuộc gặp của OPEC vào ngày 2/6, mọi sự chú ý sẽ dồn vào nhân vật chủ chốt là Saudi Arabia để tìm kiếm các tín hiệu phản ánh những thay đổi trong chính sách dầu mỏ của nước này, sau khi Bộ trưởng Dầu mỏ Ali al-Naimi kết thúc hai thập kỷ tại nhiệm. IEA cho rằng Riyadh sẽ giữ sản lượng ổn định.
Đối với các nước ngoài OPEC, IEA cho rằng sẽ có một đợt giảm sản lượng lớn hơn, giảm 800.000 thùng/ngày, so với con số dự đoán ban đầu là giảm 700.000 thùng/ngày. Cơ quan này cho biết những con số thống kê mới nhất cho thấy “thị trường dầu mỏ đang dần hướng đến sự cân bằng”.
Dự trữ dầu thế giới hiện được dự đoán sẽ tăng 1,3 triệu thùng/ngày trong 6 tháng đầu năm 2016, và sẽ “giảm mạnh” trong hai quý còn lại, xuống còn 200.000 thùng/ngày. IEA, cơ quan có trụ sở tại Paris, cho biết họ sẽ giữ nguyên triển vọng về nhu cầu dầu mỏ thế giới trong năm 2016 ở mức 1,2 triệu thùng/ngày.
Theo IEA, đầu năm nay, tốc độ tăng trưởng dự trữ dầu của các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) ước tính ở mức chậm nhất kể từ quý IV/2014. Con số này thậm chí còn giảm trong tháng 2/2016.
IEA cho biết: “Điều này giúp củng cố quan điểm của chúng tôi về tình trạng dư thừa nguồn cung trên thế giới sẽ giảm mạnh trong giai đoạn cuối năm nay”. Chuyên gia phân tích Kash Kamal, thuộc Nhóm Tài chính Sucden, cho rằng báo cáo của IEA tạo “động lực tích cực” thúc đẩy thị trường dầu mỏ./.
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Thị trường dầu mỏ sẽ chưa cân bằng cho đến nửa đầu năm tới
08:58' - 14/05/2016
Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak cho rằng thị trường dầu mỏ toàn cầu đang dư cung 1,5 triệu thùng/ngày và có thể chưa cân bằng cho đến nửa đầu năm 2017.
-
Kinh tế Thế giới
Thị trường dầu mỏ sẽ phục hồi vào cuối năm
06:52' - 12/05/2016
Chủ tịch OPEC, Mohammed bin Saleh al-Sada nhận định thị trường dầu mỏ sẽ tiếp tục phục hồi trong nửa cuối năm nay, nhờ nhu cầu tiêu thụ “vàng đen” trên toàn cầu gia tăng.
-
Hàng hoá
Giao dịch trầm lắng trên thị trường dầu mỏ châu Á
16:26' - 10/05/2016
Tâm lý giao dịch thận trọng cầm chừng "ngự trị" thị trường dầu mỏ châu Á trong phiên 10/5, trong bối cảnh sự quan ngại về cháy rừng tại Canada có thể đe dọa hoạt động sản xuất dầu cát lắng xuống.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành dầu mỏ Canada điêu đứng vì “giặc lửa”
18:21' - 09/05/2016
Theo ước tính của hãng tin Reuters, vào lúc 1 giờ 00 đêm ngày 9/5 (theo giờ Việt Nam), hoạt động sản xuất dầu của Canada đã giảm gần 1,07 triệu thùng dầu/ngày.
-
Kinh tế Thế giới
Saudi Arabia không thay đổi chính sách dầu mỏ
14:18' - 09/05/2016
Tân Bộ trưởng Năng lượng, Công nghiệp và Tài nguyên của Saudi Arabia, ông Khalid al-Falih ngày 8/5 cho biết nước này sẽ tiếp tục duy trì chính sách về dầu mỏ.
-
Hàng hoá
Iran đang giành lại ưu thế trên thị trường dầu mỏ thế giới
08:17' - 09/05/2016
Xuất khẩu dầu thô và khí ngưng tụ của Iran hiện đạt tổng cộng 2,45 triệu thùng/ngày, so với mức 1,35 triệu thùng/ngày thời điểm trước khi cấm vận kinh tế chưa được bãi bỏ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
LNG- giải pháp mới của Trung Quốc trong câu chuyện thuế quan với Mỹ
12:25'
Trung Quốc đã dừng hoàn toàn việc nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Mỹ trong hơn 10 tuần qua.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan có thể tác động tiêu cực đến trung tâm tài chính hàng đầu châu Âu
08:16'
Kết quả khảo sát cũng cho thấy có sự sụt giảm về lòng tin sau khi Mỹ thông báo kế hoạch thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tuyến vận tải biển quan trọng của thế giới đứng trước nhiều nguy cơ
08:15'
Mức thuế quan mới nhất do Mỹ áp đặt đối với hàng hóa Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến hoạt động thương mại toàn cầu, qua đó tác động tiêu cực đến Kênh đào Suez.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia tăng nhập khẩu từ Mỹ, giảm đơn hàng từ các nước khác
21:37' - 18/04/2025
Indonesia sẽ tăng nhập khẩu thực phẩm và hàng hóa của Mỹ, đồng thời giảm đơn đặt hàng từ các nước khác. Đây là tuyên bố của Bộ trưởng Kinh tế Indonesia Airlangga Hartarto tại Washington ngày 18/4.
-
Kinh tế Thế giới
Thúc đẩy Hiệp định khung kinh tế số ASEAN hướng tới mục tiêu 2 nghìn tỷ USD
16:21' - 18/04/2025
Với tiềm năng nền kinh tế số ASEAN có thể đạt 2.000 tỷ USD vào năm 2030, Malaysia với tư cách Chủ tịch ASEAN năm 2025 đang nỗ lực thúc đẩy triển khai Hiệp định khung kinh tế số ASESAN.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản lo ngại thuế quan Mỹ tác động tiêu cực tới xuất khẩu nông sản
15:11' - 18/04/2025
Chính sách thuế đối ứng mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đang theo đuổi khiến giới chức Nhật Bản lo ngại sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nỗ lực mở rộng xuất khẩu nông sản và thực phẩm sang thị trường Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thúc đẩy sử dụng dịch vụ nội địa
14:35' - 18/04/2025
Nhằm kích thích mạnh mẽ nhu cầu trong nước, Trung Quốc công bố nhiều biện pháp mới và toàn diện, tập trung vào việc mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng tiêu dùng trong lĩnh vực dịch vụ nội địa.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ giảm phí cảng cho tàu Trung Quốc sau phản ứng của ngành hàng hải
14:24' - 18/04/2025
Mỹ vừa công bố các khoản phí cảng sửa đổi đối với tàu do Trung Quốc đóng và vận hành đã được giảm nhẹ đáng kể so với đề xuất hồi tháng Hai.
-
Kinh tế Thế giới
USTR đề xuất áp thuế mới với thiết bị hàng hải Trung Quốc
11:05' - 18/04/2025
Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) đề xuất áp thuế bổ sung lên tới 100% với cần cẩu STS và các thiết bị bốc dỡ hàng hóa Trung Quốc hoặc từ nước thứ ba nhưng do doanh nghiệp Trung Quốc sở hữu.