IFRC: Hơn 139 triệu người bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng khí hậu và COVID-19
Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, ngày 16/9, Hiệp hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (IFRC) đã công bố phân tích cho thấy hơn 139 triệu người bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng khí hậu và COVID-19.
Theo IFRC, kể từ khi bắt đầu đại dịch COVID-19, các thảm họa liên quan đến khí hậu đã ảnh hưởng đến cuộc sống của ít nhất 139,2 triệu người và cướp đi sinh mạng hơn 17.242 người.
Đây là phát hiện mới của IFRC và Trung tâm khí hậu trăng lưỡi liềm đỏ của Hội Chữ thập đỏ về tác động tổng hợp của các hiện tượng thời tiết cực đoan và COVID-19. Theo đó, ước tính có khoảng 658,1 triệu người dễ bị tổn thương đã phải tiếp xúc với nhiệt độ khắc nghiệt. Chủ tịch IFRC, ông Francesco Rocca, cho biết: "Thế giới đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng nhân đạo chưa từng có khi mà biến đổi khí hậu và COVID-19 đang đẩy cộng đồng đến giới hạn của họ".Trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26), ông Rocca kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới hành động ngay lập tức, không chỉ để giảm phát thải khí nhà kính mà còn giải quyết các tác động nhân đạo đang tồn tại và sắp xảy ra do biến đổi khí hậu.
Chủ tịch IFRC nhấn mạnh: "Khoản chi lớn để phục hồi COVID-19 chứng tỏ rằng các chính phủ có thể hành động nhanh chóng và quyết liệt khi đối mặt với các mối đe dọa toàn cầu. Đã đến lúc biến lời nói thành hành động và cống hiến sức mình cho cuộc khủng hoảng khí hậu. Hàng ngày, chúng ta đang chứng kiến tác động của biến đổi khí hậu và cần phải hành động ngay bây giờ".
Đại dịch tiếp tục tàn phá với tác động trực tiếp đến sức khỏe của hàng triệu người trên thế giới, nhưng cũng có tác động gián tiếp lớn, một phần do các biện pháp ứng phó được thực hiện để ngăn chặn đại dịch.Tình trạng mất an toàn thực phẩm do thời tiết khắc nghiệt đã trở nên trầm trọng hơn bởi COVID-19. Các hệ thống y tế bị đẩy đến giới hạn và những người dễ bị tổn thương nhất là đối tượng chịu nhiều cú sốc chồng chéo nhất.
Ở Afghanistan, tác động của hạn hán cực đoan kết hợp thêm xung đột và COVID-19. Hạn hán đã làm tê liệt sản xuất lương thực nông nghiệp và giảm lượng gia súc, khiến hàng triệu người bị đói và suy dinh dưỡng.Ở Honduras, đối phó với các cơn bão Eta và Iota trong đại dịch cũng đồng nghĩa với những thách thức bổ sung. Hàng nghìn người trở thành người vô gia cư trong những nơi trú ẩn tạm thời. Ở Kenya, tác động của COVID-19 lại thêm với tình trạng lũ lụt trong một năm và hạn hán trong năm tiếp theo, cũng như sự xâm nhập của nạn châu chấu.
Hơn 2,1 triệu người đang phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng ở các khu vực nông thôn và thành thị. Trên khắp Đông Phi, các hạn chế COVID-19 đã làm chậm phản ứng với lũ lụt và việc tiếp cận với các nhóm dân cư bị ảnh hưởng, làm gia tăng mức độ dễ bị tổn thương của họ./.
>>LHQ khuyến nghị về ứng phó đại dịch COVID-19 và biến đổi khí hậu
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Các tập đoàn năng lượng tham gia chống biến đổi khí hậu
09:12' - 16/09/2021
Các tập đoàn năng lượng trên thế giới đã nhất trí về một tiêu chuẩn chung cho công tác báo cáo về việc trung hòa mức phát thải khí carbon.
-
Tài chính
EU đề xuất tăng 4 tỷ euro hỗ trợ các nước nghèo chống biến đổi khí hậu
07:20' - 16/09/2021
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết, khối này sẽ đề xuất tăng thêm 4 tỷ euro (hơn 4,7 tỷ USD) để tài trợ cho các dự án khí hậu tới năm 2027.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt mới nhắm vào hoạt động buôn bán dầu mỏ của Iran
10:27'
Bộ Tài chính Mỹ thông báo áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một mạng lưới bị cáo buộc liên quan đến hoạt động mua bán dầu của Iran.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ thông báo mức thuế quan cho các nước
09:23'
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Washington sẽ bắt đầu gửi thư cho các nước vào ngày 4/7 nêu rõ mức thuế mà họ sẽ phải đối mặt khi xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
EU sẵn sàng đạt "thỏa thuận nguyên tắc" trước hạn chót của Mỹ
08:17'
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen ngày 3/7 tuyên bố Liên minh châu Âu (EU) đã "sẵn sàng cho một thỏa thuận" với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Dự luật 4.500 tỷ USD của Mỹ đang chờ Tổng thống ký phê chuẩn
07:59'
Ngày 3/7, Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua dự luật cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện của Tổng thống Donald Trump, trị giá 4.500 tỷ USD.
-
Kinh tế Thế giới
Pháp: Nguy cơ hỗn loạn hàng không do đình công
21:04' - 03/07/2025
Hàng trăm chuyến bay đã bị hủy, đặc biệt tại sân bay lớn thứ ba của Pháp là Nice, một nửa số chuyến bay đã bị hủy.
-
Kinh tế Thế giới
Ông Phumtham Wechayachai được bổ nhiệm làm Thủ tướng Thái Lan lâm thời
15:33' - 03/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, sáng 3/7, các bộ trưởng nội các mới của Thái Lan đã tập trung tại Tòa nhà Chính phủ ở thủ đô Bangkok để tuyên thệ nhậm chức, trước khi đảm nhiệm nhiệm vụ của mình.
-
Kinh tế Thế giới
Quốc hội phê chuẩn ứng cử viên Thủ tướng Kim Min Seok
15:32' - 03/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Quốc hội Hàn Quốc ngày 3/7 đã phê chuẩn đề cử ứng cử viên Thủ tướng Kim Min Seok tại phiên họp toàn thể, mở đường cho Tổng thống bổ nhiệm và thành lập nội các mới.
-
Kinh tế Thế giới
Dịch vụ hàng không Pháp và Hà Lan gián đoạn do đình công
14:53' - 03/07/2025
Cuộc đình công này do nghiệp đoàn lớn thứ hai và thứ ba của Pháp là UNSA-ICNA và USAC-CGT dẫn đầu, sau khi các cuộc đàm phán về điều kiện làm việc thất bại.
-
Kinh tế Thế giới
Bloomberg: Mỹ dỡ bỏ hạn chế xuất khẩu phần mềm thiết kế chip sang Trung Quốc
12:27' - 03/07/2025
Hãng tin Bloomberg dẫn tuyên bố của Tập đoàn Siemens AG của Đức cho biết công ty đã nhận được thông báo từ Chính phủ Mỹ về việc chấm dứt các hạn chế xuất khẩu phần mềm thiết kế chip sang Trung Quốc.