IMF: Các ngân hàng trung ương sẽ đối mặt với sự đánh đổi khó khăn về chính sách
Ông Tobias Adrian, Cố vấn tài chính kiêm Giám đốc Ban Thị trường vốn và tiền tệ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) mới đây cho hay, các ngân hàng trung ương toàn cầu sẽ phải đối mặt với sự đánh đổi khó khăn giữa hỗ trợ đà phục hồi kinh tế, giải quyết lạm phát và duy trì ổn định tài chính giữa bối cảnh triển vọng lạm phát rất bất ổn.
Trả lời phỏng vấn báo giới, ông Tobias Adrian cho biết IMF thực sự hy vọng tình hình lạm phát chỉ là tạm thời. Song mức độ và thời gian lạm phát đã khiến chính IMF cũng phải ngạc nhiên. Theo Báo cáo Ổn định Tài chính Toàn cầu của IMF công bố hôm 12/10, trong khi các nhà đầu tư vẫn kỳ vọng áp lực giá gần đây sẽ ở mức trung bình và giảm dần sau đó, họ cũng nhấn mạnh khả năng gián đoạn chuỗi cung ứng và tình trạng thiếu lao động và nguyên vật liệu có thể "dai dẳng hơn dự đoán hiện tại". Những diễn biến này có thể dẫn đến kỳ vọng lạm phát không ổn định. Ông Adrian nói rằng nếu lạm phát thực sự kéo dài hơn dự đoán hiện tại của giới đầu tư và các nhà hoạch định chính sách, các ngân hàng trung ương sẽ phải đối mặt với sự đánh đổi khó khăn trên hai khía cạnh. Sự đánh đổi đầu tiên là giải quyết tình trạng lạm phát phi mã, trong khi nền kinh tế thực tế ở nhiều quốc gia vẫn ở dưới mức trước đại dịch. Ông giải thích rằng nếu các ngân hàng trung ương nới lỏng chính sách tiền tệ, điều đó sẽ giúp ích cho nền kinh tế thực, nhưng ngược lại cũng có thể “châm ngòi” cho lạm phát leo thang. Còn nếu thắt chặt chính sách, các ngân hàng trung ương có thể kiềm chế lạm phát, song lại tạo ra lực cản cho đà phục hồi kinh tế. Sự đánh đổi thứ hai là về tính ổn định của hệ thống tài chính. Việc nới lỏng các điều kiện tài chính trong ngắn hạn làm giảm rủi ro tài chính trong hiện tại, nhưng lại dẫn đến nợ nần chồng chất và kéo tiêu chuẩn thẩm định bảo hiểm tài chính đi xuống. Điều đó có thể tạo thêm nhiều vấn đề trong trung hạn. Theo IMF, lập trường chính sách tiền tệ cần được dựa theo hoàn cảnh cụ thể của từng quốc gia, bao gồm diễn biến của đại dịch và không gian chính sách sẵn có, lạm phát và triển vọng kinh tế, rủi ro lan tỏa xuyên biên giới và các cân nhắc về đảm bảo ổn định tài chính. IMF cho biết các ngân hàng trung ương nên đưa ra hướng dẫn rõ ràng về lập trường chính sách tiền tệ tương lai để tránh việc thắt chặt các điều kiện tài chính một cách không chính đáng, đồng thời giảm thiểu rủi ro biến động thị trường./.Tin liên quan
-
Tài chính
IMF kêu gọi các chính phủ đưa ra kế hoạch tài chính nhằm giải quyết nợ do dịch COVID-19
11:04' - 08/10/2021
IMF nêu rõ mỗi nước cần xác định thời gian biểu và tốc độ củng cố tài chính phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của mình.
-
Ý kiến và Bình luận
IMF giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2021
21:39' - 05/10/2021
Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), bà Kristalina Georgieva ngày 5/10 cho biết tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ thấp hơn mức dự báo 6% trước đó.
-
Bất động sản
IMF cảnh báo Australia về giá nhà tăng mạnh
07:36' - 01/10/2021
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo rằng Australia phải hành động để kiềm chế giá nhà tăng hơn 20% tại các thành phố lớn trong năm qua.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Dấu hiệu người tiêu dùng Mỹ bắt đầu “lãnh đòn” thuế quan
09:07' - 01/07/2025
Giá các mặt hàng sản xuất tại Trung Quốc và bán trên nền tảng bán lẻ Amazon.com đang tăng nhanh hơn tốc độ lạm phát chung.
-
Ý kiến và Bình luận
Chứng khoán Việt Nam tháng 7: Kỳ vọng "tháng tăng điểm"
07:30' - 01/07/2025
Thị trường chứng khoán có thể biến động mạnh trong tháng 7 và dòng tiền sẽ tiếp tục phân hóa để tìm đến những cổ phiếu có kết quả kinh doanh tích cực cũng như triển vọng tăng giá trong nửa cuối năm.
-
Ý kiến và Bình luận
CBO: Dự luật thuế tại Thượng viện sẽ khiến Mỹ thâm hụt thêm 3.300 tỷ USD
10:45' - 30/06/2025
Theo ước tính mới từ Văn phòng Ngân sách Quốc hội (CBO), dự luật thuế và chi tiêu của Tổng thống Donald Trump tại Thượng viện sẽ làm tăng thâm hụt ngân sách Mỹ thêm gần 3.300 tỷ USD trong 10 năm tới.
-
Ý kiến và Bình luận
Những ưu tiên chính sách hàng đầu của Tổng thống Hàn Quốc
08:58' - 30/06/2025
Chính quyền của Tổng thống Hàn Quốc Lee Jae Myung đã bắt đầu hình thành nhiều ưu tiên chính sách quan trọng, nổi bật là cải tổ công tố, phân phát tiền mặt cho người dân...
-
Ý kiến và Bình luận
Phải có tuyến đường sắt tốc độ cao để phục vụ người dân, phát triển kinh tế
09:07' - 29/06/2025
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho biết: Chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được toàn dân ủng hộ và rất phấn khởi.
-
Ý kiến và Bình luận
Croatia đánh giá vai trò ngày càng cao của Việt Nam trong khu vực và quốc tế
08:25' - 29/06/2025
Cố vấn đối ngoại của Tổng thống và 2 Quốc vụ khanh đều đánh giá cao những thành tựu phát triển năng động cũng như uy tín, vai trò ngày càng cao của Việt Nam trong khu vực và quốc tế.
-
Ý kiến và Bình luận
Đồng thuận đổi mới vì phát triển đất nước
20:51' - 27/06/2025
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV để lại ấn tượng sâu sắc với hàng loạt quyết sách lịch sử, thể hiện tinh thần đồng thuận chính trị và hành động quyết liệt vì sự phát triển bền vững của đất nước.
-
Ý kiến và Bình luận
Reuters: Ngành sản xuất của Trung Quốc có nguy cơ sụt giảm tháng thứ ba liên tiếp
15:26' - 27/06/2025
Theo một khảo sát của hãng tin Reuters công bố ngày 27/6, hoạt động sản xuất công nghiệp của Trung Quốc có khả năng đã giảm tháng thứ ba liên tiếp tính đến tháng 6/2025.
-
Ý kiến và Bình luận
Tổng thống Nga: EAEU là một trong những trung tâm phát triển toàn cầu
14:35' - 27/06/2025
Ngày 26/6, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố Liên minh Kinh tế Á - Âu (EAEU) đã trở thành một trong những trung tâm chủ chốt của sự phát triển toàn cầu.