IMF giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2021
Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), bà Kristalina Georgieva ngày 5/10 cho biết tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ thấp hơn mức dự báo 6% trước đó, do đà phục hồi trúc trắc vì phân phối vaccine không công bằng và những lo ngại lạm phát trong bối cảnh đại dịch COVID-19.
Phát biểu tại hội nghị trực tuyến ở Đại học Bocconi (Italy) trước thềm hội nghị thường niên mùa Thu của IMF và Ngân hàng Thế giới (WB), bà Georgieva cho biết báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu (WEO) cập nhật tuần tới sẽ dự báo các nền kinh tế phát triển trở lại mức trước khi bùng phát dịch vào năm 2022, nhưng hầu hết các nước đang phát triển và mới nổi sẽ cần nhiều năm hơn để phục hồi.
Mỹ và Trung Quốc vẫn là các động lực quan trong cho tăng trưởng toàn cầu, trong khi Italy nói riêng và châu Âu nói chung đang chứng tỏ xung lực ngày càng mạnh, nhưng tăng trưởng ở nhiều nơi khác đang "ngày một tệ hơn".
Theo Tổng Giám đốc IMF, nền kinh tế toàn cầu đang phục hồi nhưng dịch COVID-19 tiếp tục kìm hãm đà phục hồi này, và trở ngại chính đặt ra là "sự bất cân bằng lớn về vaccine".
Bà bày tỏ lo ngại về khả năng tiếp cận với vaccine và các chính sách ứng phó miễn cưỡng, nhất là tại các nước có thu nhập thấp.
Bà kêu gọi các nước giàu tăng phân phối vaccine đến các nước nghèo, dỡ bỏ các hạn chế thương mại và tăng quỹ hỗ trợ cho hoạt động xét nghiệm, truy vết và điều trị COVID-19, đồng thời cảnh báo nếu không thể thu hẹp khoảng cách về tỷ lệ tiêm phòng hiện nay giữa các nước phát triển và các nước nghèo hơn thì sẽ kìm hãm đà phục hồi và có thể khiến GDP toàn cầu mất đi 5.300 tỷ USD trong 5 năm tới.
Ngoài ra, các nước nghèo cũng sẽ phải chịu gánh nặng của giá lương thực toàn cầu tăng (con số này đã hơn 30% trong năm ngoái) và giá năng lượng tăng.
IMF cho rằng các sức ép giá sẽ giảm ở hầu hết các nước vào năm 2022, nhưng nhiều khả năng sẽ kéo dài tại các nước đang phát triển và mới nổi.
Bà Georgieva cho biết: "Việc lạm phát tăng liên tục có thể làm lãi suất tăng nhanh, và siết chặt các điều kiện tài chính, đặt ra một thách thức lớn về nợ đối với các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi".
IMF ước tính nợ công toàn cầu đã tăng lên mức gần 100% GDP toàn cầu, chủ yếu vì các biện pháp ứng phó tài chính lớn đối với cuộc khủng hoảng y tế công cộng trong khi sản lượng và thu nhập giảm do dịch.
Thực tế này cũng đồng nghĩa với việc nhiều nước đang phát triển có rất ít khả năng vay nợ mới với các điều kiện thuận lợi.
Trong phát biểu của mình, Tổng Giám đốc IMF cũng kêu gọi các nước cần thúc đẩy các nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu, đảm bảo thay đổi công nghệ và tăng tính bao trùm bởi chính các nỗ lực này cũng sẽ giúp tăng trưởng kinh tế.
Bà cho biết chuyển sang năng lượng tái tạo, các mạng lưới điện năng mới, sử dụng năng lượng hiệu quả, và giảm CO2 có thể tăng GDP toàn cầu khoảng 2% trong thập kỷ này và tạo ra 30 triệu việc làm mới./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Khủng hoảng năng lượng đang đe dọa kinh tế toàn cầu
16:07' - 05/10/2021
Tình trạng thiếu năng lượng tại Trung Quốc, Anh, và giá khí đốt tăng cao ở một số nước châu Âu đã gây gián đoạn cuộc sống thường nhật của người dân cũng như các hoạt động kinh tế của các nước này.
-
Phân tích - Dự báo
Những vấn đề nóng trong chuỗi cung ứng đe dọa phục hồi kinh tế toàn cầu
14:35' - 05/10/2021
Tuần vừa qua, thế giới đã chứng kiến những ví dụ điển hình cho thấy các vấn đề trong chuỗi cung ứng có thể cản trở các hoạt động kinh tế toàn cầu như thế nào.
-
Ý kiến và Bình luận
OECD hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu, cảnh báo hồi phục bấp bênh
18:46' - 21/09/2021
Ngày 21/9, Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu và cảnh báo tiến trình phục hồi kinh tế thế giới đang diễn ra không chắc chắn.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Australia đề xuất ưu đãi thuế cho các khoáng sản quan trọng
07:30'
Dự luật này sẽ mang lại cho các nhà đầu tư sự rõ ràng và chắc chắn để đầu tư vào tiềm năng của Australia.
-
Ý kiến và Bình luận
WTO: Thương mại toàn cầu có thể tăng 14 điểm phần trăm nhờ AI
22:01' - 25/11/2024
Theo WTO, tăng trưởng thương mại thực tế toàn cầu có thể tăng gần 14 điểm phần trăm vào năm 2040 nếu ứng dụng AI đều khắp thế giới và tăng trưởng năng suất đạt mức cao.
-
Ý kiến và Bình luận
Loại bỏ cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường vật liệu xây dựng
19:12' - 25/11/2024
Thông tư 10 đã đưa ra những giải pháp để phân loại, phân nhóm chất lượng sản phẩm vật liệu xây dựng, đảm bảo công trình và cuộc sống người dân sử dụng vật liệu an toàn và chất lượng.
-
Ý kiến và Bình luận
Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc dự báo đạt mức cao kỷ lục
09:48' - 25/11/2024
Trong vài tháng tới, xuất khẩu của Trung Quốc có thể được hưởng lợi từ việc các công ty nước ngoài tích trữ hàng hóa do tâm lý lo ngại.
-
Ý kiến và Bình luận
Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Tôn trọng quyền kinh doanh của doanh nghiệp
18:29' - 23/11/2024
Ngày 23/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội nghe Tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
-
Ý kiến và Bình luận
Truyền thông Mỹ nhận định Việt Nam có cơ hội kinh doanh lớn trong thời gian tới
18:37' - 21/11/2024
Theo trang forbes.com (Mỹ), nhiều thập kỷ qua, Việt Nam đã mở cửa cho các tập đoàn lớn. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ có cơ hội kinh doanh lớn hơn nữa dưới thời chính quyền Trump 2.0.
-
Ý kiến và Bình luận
Morgan Stanley: Chính sách thuế của Donald Trump sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ
06:00' - 21/11/2024
Ông Seth Carpenter, nhà kinh tế trưởng của ngân hàng Morgan Stanley, cho rằng các mức thuế mà Tổng thống đắc cử Donald Trump đề xuất sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ vào năm 2026.
-
Ý kiến và Bình luận
Công nghệ AI dự báo sẽ tạo ra 680 tỷ USD cho ngành viễn thông
18:18' - 20/11/2024
Trong 15-20 năm tới, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) ước tính sẽ mang lại tới 680 tỷ USD cho ngành viễn thông.
-
Ý kiến và Bình luận
UNICEF cảnh báo 3 yếu tố đe dọa sức khỏe trẻ em
08:23' - 20/11/2024
Sự biến động về nhân khẩu học, biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng và quá trình chuyển đổi công nghệ nhanh chóng có nguy cơ dẫn đến tương lai ảm đạm cho thanh thiếu niên vào giữa thế kỷ 21.