IMF cảnh báo cam kết ngăn chặn khủng hoảng đang “suy yếu”
Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Christine Lagarde, mới đây cảnh báo chỉ 10 năm sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 , những cam kết điều chỉnh chính sách và hợp tác nhằm ngăn chặn một cuộc khủng hoảng mới đang “suy yếu”.
Theo bà Lagarde, hệ thống tài chính đã an toàn hơn nhưng vẫn là chưa đủ. Bên cạnh đó, một số vấn đề vẫn chưa được giải quyết như các ngân hàng không đủ vốn đệm.
Thêm vào đó, các nhà hoạch định chính sách đang đối diện với sức ép lớn từ các ngành công nghiệp trong việc rút lại các quy định sau khủng hoảng.
Người đứng đầu IMF cũng nhấn mạnh hai vấn đề cần cải cách là nâng cao đạo đức và gia tăng cơ hội cho phụ nữ trong lĩnh vực tài chính.
Theo bà Lagarde, ngành tài chính vẫn đang đặt lợi nhuận lên trên sự ổn định về dài hạn. Bà cảnh báo sự “sa ngã” về đạo đức có thể gây ra những hậu quả kinh tế rõ ràng và không thể giải quyết chỉ bằng những quy định và giám sát.
Tháng 9/2008, chỉ trong vòng vài ngày, ngân hàng đầu tư lớn thứ tư nước Mỹ Lehman Brothers nộp đơn xin phá sản sau 158 năm hoạt động.
Đây là vụ phá sản lớn nhất trong lịch sử ngành ngân hàng Mỹ, khiến chỉ số Dow Jones giảm trên 500 điểm và chỉ trong một ngày, thị trường chứng khoán Mỹ mất tới 1.100 tỷ USD, gây hoảng loạn toàn bộ các thể chế tài chính.
Sự kiện trên được xem là ngòi nổ gây nên cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất kể từ Chiến tranh Thế giới thứ 2 trên quy mô toàn cầu.
Hoạt động giao dịch liên ngân hàng hầu như bị tê liệt, hàng chục triệu người mất nhà ở, hàng trăm triệu người mất việc làm và hàng nghìn tỷ USD tài sản bị “bốc hơi”, khiến nền kinh tế toàn cầu thất thoát 4.500 tỷ USD vào năm 2009.
Nhà phân tích Joerg Kraemer của ngân hàng Commerzbank (Đức) cảnh báo rằng dù nhà chức trách đã buộc các ngân hàng phải trở nên vững vàng hơn kể từ năm 2008, song nguy cơ bong bóng vẫn hiện hữu.
Cựu Chủ tịch ECB Jean-Claude Trichet nhận định nợ quá lớn khiến hệ thống tài chính trở nên dễ bị tổn thương giống như 10 năm trước.
Theo cơ quan tư vấn tài chính McKinsey, trong thời gian 2007-2017, nợ công của các chính phủ tăng với nhịp độ 9,7% một năm thay vì 5,8% thời kỳ tiền khủng hoảng. Nợ công trên thế giới đã tăng thêm 25.000 tỷ USD trong 10 năm qua.
Theo chuyên gia Aaron Klein thuộc Viện nghiên cứu Brookings, nền kinh tế thế giới đã và đang hồi phục trong khoảng thời gian 10 năm, song vẫn có nguy cơ xảy ra cuộc khủng hoảng khác.
- Từ khóa :
- imf
- quỹ tiền tệ quốc tế
- tiền tệ
Tin liên quan
-
Tài chính
IMF đồng ý giải ngân nhanh gói viện trợ cho Argentina
09:42' - 30/08/2018
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã đồng ý đẩy nhanh tiến độ giải ngân gói viện trợ cho Argentina nhằm hỗ trợ chương trình "thắt lưng buộc bụng" của chính phủ nước này.
-
Kinh tế Thế giới
IMF: Mỹ tăng thuế nhập khẩu không phải là cách làm hiệu quả
09:28' - 11/08/2018
IMF dự đoán thâm hụt tài khoản vãng lai của Mỹ, sẽ tăng từ mức 2,4% GDP năm 2017 lên 3,6% GDP vào năm 2020 và nếu tiếp tục cắt giảm thuế, con số này có thể tăng lên mức 4% GDP hoặc cao hơn nữa.
-
Kinh tế Thế giới
IMF cảnh báo nguy cơ cuộc chiến thương mại ngày càng trầm trọng hơn
11:05' - 25/07/2018
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cảnh báo việc Đức và Trung Quốc đạt thặng dư thương mại lớn, trong khi Mỹ liên tục hứng chịu thâm hụt thương mại có thể khiến cuộc chiến thương mại trầm trọng hơn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ủy ban Năng suất Australia hối thúc chính phủ dỡ bỏ thêm rào cản thuế quan
17:21'
Ủy ban Năng suất liên bang Australia mới đây kêu gọi chính phủ nước này dỡ bỏ thêm một số hàng rào thuế quan còn lại đối với hàng hóa nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Nhật Bản và Hàn Quốc đẩy mạnh đàm phán
10:43'
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba ngày 8/7 cho biết nước này sẽ tiếp tục tiến hành các cuộc đàm phán với Mỹ nhằm tìm kiếm một thỏa thuận thương mại song phương.
-
Kinh tế Thế giới
Eurogroup thống nhất ưu tiên củng cố tài khóa và thúc đẩy vai trò quốc tế của đồng euro
09:21'
Ngày 7/7, tại Brussels (Bỉ), nhóm các Bộ trưởng Tài chính khu vực đồng euro (Eurogroup) đã tổ chức cuộc họp định kỳ nhằm trao đổi và thống nhất quan điểm về các vấn đề trọng tâm của khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS 2025 khép lại với nhiều đồng thuận
09:01'
Ngày 7/7, Hội nghị Thượng đỉnh BRICS năm 2025 tại thành phố Rio de Janeiro của Brazil đã bế mạc sau 2 ngày họp với nhiều đồng thuận.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ Donald Trump nêu điều kiện có thể gia hạn thuế tiếp sau ngày 1/8
08:01'
Ngày 7/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định ngày 1/8 là mốc thời hạn mới cho việc áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại của Mỹ nhưng có thể sẽ được tiếp tục gia hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump công bố mức thuế quan mới đối với 14 quốc gia kể từ 1/8
06:55'
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 7/7 tuyên bố ít nhất 14 quốc gia sẽ phải đối mặt với các mức thuế quan cao đối với hàng nhập khẩu vào nền kinh tế lớn nhất thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Donald Trump: Mỹ sẽ áp thuế quan 25% đối với Nhật Bản, Hàn Quốc từ ngày 1/8
23:59' - 07/07/2025
Hàng hóa của Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ chịu mức thuế quan 25% của Mỹ kể từ ngày 1/8/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: EU và Mỹ tăng cường trao đổi cấp cao trước hạn chót
21:24' - 07/07/2025
Theo các nguồn thạo tin, nếu không có đột phá, mức thuế quan mà Mỹ áp đối với hàng hóa EU có thể tăng đáng kể, thậm chí lên tới 50% đối với một số mặt hàng.
-
Kinh tế Thế giới
Tín hiệu tiêu cực từ nền kinh tế Nhật Bản
20:02' - 07/07/2025
Văn phòng Nội các Nhật Bản ngày 7/7 đã hạ thấp đánh giá kinh tế nước này trong tháng 5 xuống mức "tồi tệ", lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ này trong 5 năm, cho thấy kinh tế ngấp nghé bờ vực suy thoái.