IMF cảnh báo nguyên nhân khiến Mỹ Latinh thiệt hại hơn 3% GDP
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ (IDB) hôm 11/11 cảnh báo tình trạng tội phạm, bạo lực và mất an ninh tiếp tục là rào cản chính đối với sự phát triển và thịnh vượng của Mỹ Latinh và Caribe, khiến khu vực thiệt hại trung bình 3,5% Tổng Sản phẩm quốc nội (GDP) mỗi năm.
Phóng viên TTXVN tại Mỹ Latinh dẫn báo cáo cùng ngày của IMF cho biết tình trạng tội phạm gia tăng gây ra những tổn thất trực tiếp cho khu vực, gồm thiệt hại về người, giảm chất lượng cuộc sống, tăng chi tiêu công cho các hoạt động phòng chống, kiểm soát và bảo đảm an ninh.
Tỷ lệ tội phạm càng tăng đồng nghĩa với việc các chi phí này ngày một cao. IMF ước tính số vụ giết người tại khu vực cứ tăng 10% sẽ làm giảm hoạt động kinh tế khoảng 4%. Ngược lại, nếu số vụ sát hại đó giảm một nửa, điều này sẽ góp phần thúc đẩy thêm 30% hoạt động kinh tế khu vực.
Theo Điều phối viên của IDB Nathalie Alvarado, mặc dù Mỹ Latinh và Caribe chỉ chiếm 8% dân số thế giới, song 1/3 số nạn nhân của các vụ sát hại trên toàn cầu thuộc khu vực này. Chi phí dành cho hoạt động phòng chống, trấn áp tội phạm tại đây chiếm tới 3,44% GDP khu vực, tương đương 78% ngân sách cho giáo dục công và gấp đôi so với khoản chi cho các chương trình phúc lợi xã hội, cũng như cho lĩnh vực đầu tư nghiên cứu và phát triển. Chuyên gia hai tổ chức đa phương nhận định tỷ lệ bạo lực, tội phạm và mất an ninh có sự chênh lệch lớn giữa các quốc gia Mỹ Latinh, cũng như giữa các địa phương ở mỗi nước. Các vụ sát hại thường xảy ra ở khu vực gần biên giới, vùng duyên hải, nơi có cơ sở hạ tầng giao thông quan trọng, dân số trẻ và trình độ học vấn thấp hơn. Tình hình tội phạm gây thiệt hại chính cho khu vực, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh. Ước tính, các doanh nghiệp, công ty tư nhân tại Mỹ Latinh phải dành 7% tổng doanh thu hàng năm vào các dịch vụ an ninh. Đặc biệt, chi phí đó sẽ còn cao hơn nếu các quốc gia và địa phương phải đối phó với tội phạm có tổ chức, băng đảng buôn bán ma túy. Tại Mexico, con số trên cao hơn 4 lần. Để cải thiện cuộc sống người dân, hai tổ chức khuyến cáo các nhà hoạch định chính sách Mỹ Latinh cần đưa ra biện pháp mạnh mẽ hơn để giảm tình trạng tội phạm, bạo lực và mất an ninh khu vực, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng toàn diện, ổn định kinh tế vĩ mô và tạo cơ hội việc làm cho giới trẻ.Hơn nữa, các nước cũng cần đảm bảo chi tiêu an ninh hiệu quả, tăng cường kiểm tra công vụ để qua đó thúc đẩy cải cách thể chế tư pháp hình sự, chống tham nhũng và rửa tiền, đồng thời nâng cao hiệu quả hợp tác, phối hợp giữa các cấp chính quyền.
Cuối cùng, IMF và IDB nhấn mạnh việc phòng ngừa có mục tiêu và hệ thống an ninh và tư pháp hiệu quả là chìa khóa cho sự thay đổi và phát triển lâu dài tại Mỹ Latinh và Caribe.- Từ khóa :
- quỹ tiền tệ quốc tế
- imf
- mỹ latinh
- kinh tế mỹ latinh
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Ngân hàng trung ương Hàn Quốc cảnh báo gia tăng rủi ro đối với kinh tế toàn cầu
15:14' - 08/11/2024
Phó Thống đốc Ngân hàng trung ương Hàn Quốc, ông Ryoo Sang Dai đã cảnh báo về nguy cơ gia tăng bất ổn đối với tăng trưởng và lạm phát toàn cầu.
-
Ý kiến và Bình luận
LHQ cảnh báo 2024 là năm nóng nhất từ trước tới nay
14:15' - 08/11/2024
Trái Đất đang ở vào thời điểm nóng lên ở cấp độ chưa từng có tiền lệ, với 2024 gần như chắc chắn sẽ trở thành năm nắng nóng nhất trong lịch sử, vượt mốc ghi nhận vào năm 2023.
-
Ý kiến và Bình luận
Phó Thủ tướng Đức cảnh báo nguy cơ liên minh cầm quyền sụp đổ
08:52' - 06/11/2024
Ngày 4/11, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế và Khí hậu Đức Robert Habeck cảnh báo chính phủ liên minh hiện nay có thể sụp đổ vào “thời điểm tồi tệ nhất”.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Towa: Đầu tư vào chip bán dẫn tại châu Á sẽ sớm phục hồi
16:26'
Nhà sản xuất công cụ sản xuất chip của Nhật Bản Towa cho biết các khoản đầu tư vào chất bán dẫn của châu Á bị gián đoạn có thể phục hồi vào tháng Chín tới.
-
Ý kiến và Bình luận
Các học giả kỳ vọng về chuyến thăm của Tổng Bí thư Tô Lâm tại LB Nga
09:27'
Phóng viên TTXVN tại Moskva đã trao đổi với một số nhà học giả, chuyên gia tại nước sở tại về những kỳ vọng lớn lao từ chuyến thăm Liên bang Nga của Tổng Bí thư Tô Lâm.
-
Ý kiến và Bình luận
Tổng thống D. Trump hoan nghênh kết quả đàm phán với Trung Quốc
12:33' - 11/05/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump đánh giá cuộc đàm phán với Trung Quốc diễn ra ngày 10/5 tại Thụy Sĩ là "một sự tái thiết lập toàn diện” quan hệ thương mại Mỹ-Trung và đã đạt được tiến bộ lớn.
-
Ý kiến và Bình luận
Nga đề xuất đàm phán trực tiếp với Ukraine vào ngày 15/5
11:39' - 11/05/2025
Ngày 11/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin đề xuất cuộc đàm phán trực tiếp với Ukraine nhằm chấm dứt hơn 3 năm xung đột sẽ diễn ra vào ngày 15/5 tới tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ.
-
Ý kiến và Bình luận
Động lực làm sâu sắc hơn quan hệ Việt Nam-Belarus
09:06' - 11/05/2025
Hơn 30 năm qua, Việt Nam và Belarus đã xây dựng, vun đắp và phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác tốt đẹp trên cơ sở tin cậy, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau...
-
Ý kiến và Bình luận
Chuyên gia cảnh báo việc EC nới lỏng quy định liên quan phát triển bền vững
08:47' - 10/05/2025
Kế hoạch của Liên minh châu Âu nhằm nới lỏng các quy định báo cáo liên quan đến phát triển bền vững có thể khiến các doanh nghiệp châu Âu đối mặt với nhiều vụ kiện hơn liên quan đến biến đổi khí hậu.
-
Ý kiến và Bình luận
Fed cảnh báo tác động tiêu cực từ chính sách thuế quan của Mỹ
19:54' - 09/05/2025
Thống đốc Fed Michael Barr bày tỏ quan ngại những biện pháp thuế quan của Tổng thống Mỹ có thể gây gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, làm gia tăng lạm phát và kìm hãm tăng trưởng kinh tế.
-
Ý kiến và Bình luận
TS. Nguyễn Quốc Hùng: Sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng 2024 giúp thu hồi nợ xấu một cách minh bạch, an toàn
16:17' - 09/05/2025
TS. Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã chia sẻ làm rõ một số nội dung trọng tâm tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các TCTD 2024.
-
Ý kiến và Bình luận
Bộ trưởng Thương mại Mỹ đề cập tới việc công bố hàng loạt thỏa thuận thương mại
10:03' - 09/05/2025
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Howard Lutnick cho biết trong vòng một tháng tới, Mỹ sẽ công bố hàng chục thỏa thuận thương mại mới.