IMF đạt được mục tiêu kêu gọi 100 tỷ USD cho các nước đang phát triển
Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva ngày 22/6 cho biết các nước giàu đã thực hiện được mục tiêu tái phân bổ 100 tỷ USD nguồn vốn từ thể chế này cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu và xóa đói giảm nghèo ở các nước đang phát triển.
Tại một cuộc thảo luận bàn tròn trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao về Hiệp ước tài chính toàn cầu mới tại Paris (Pháp), bà Georgieva thông báo: "Chúng tôi đã đạt được mục tiêu, và thực sự đã có 100 tỷ USD”.
Bà cho biết trước hội nghị thượng đỉnh này, IMF vẫn cần thêm 40 tỷ USD nữa để đạt được mục tiêu nói trên.
Theo kế hoạch này, được công bố lần đầu vào năm 2019, các nước giàu sẽ tái phân bổ 100 tỷ USD quyền rút vốn đặc biệt (SDR) của IMF cho các nền kinh tế dễ bị tổn thương.
Ý tưởng được đưa ra là các nước giàu sẽ cho IMF vay lượng SDR này, và IMF sau đó sẽ cho các nước đang phát triển vay lại.
Kế hoạch này đã vấp phải sự phản đối từ một số nước châu Âu. Trước khi hội nghị diễn ra, Pháp và Nhật Bản cho biết sẽ dành 30% lượng SDR của mình cho mục đích này.
SDR là tài sản dự trữ quốc tế do IMF tạo ra để bổ sung vào nguồn dự trữ chính thức của các nước thành viên, và được phân bổ dựa trên sự đóng góp của các nước cho IMF.
Hội nghị cấp cao về Hiệp ước tài chính toàn cầu mới đang diễn ra tại Paris với mục đích tìm kiếm giải pháp tài chính để giúp giải quyết những vấn đề đói nghèo và biến đổi khí hậu./.
- Từ khóa :
- Quỹ Tiền tệ Quốc tế
- IMF
- Kristalina Georgieva
Tin liên quan
-
Tài chính
Chile dành 1 tỷ USD hỗ trợ phát triển hydro xanh
09:02' - 21/06/2023
Chính phủ Chile vừa ra mắt Quỹ Phát triển hydro xanh trị giá hơn 1 tỷ USD, với mục đích cung cấp nguồn vốn tín dụng, hỗ trợ cho các dự án sản xuất năng lượng tái tạo tại quốc gia Nam Mỹ.
-
Tài chính
Đồng tiền số Shiba Inu có bước đột phá mạnh
16:55' - 20/06/2023
Hàng nghìn tỷ đồng SHIB đã về mức hòa vốn, thắp lên hy vọng có lãi trở lại cho những người nắm giữ đồng tiền này.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Hàn Quốc giải ngân nguồn vốn bổ sung để hỗ trợ doanh nghiệp và tiểu thương
07:45'
Theo kế hoạch, doanh nghiệp có thể bắt đầu sử dụng phiếu hỗ trợ xuất khẩu từ tháng 6, trong khi tiểu thương sẽ nhận mức hỗ trợ lên tới 500.000 won để chi trả hóa đơn tiện ích và bảo hiểm từ tháng 7.
-
Tài chính
Nghị quyết 68-NQ/TW: Bước đột phá tư duy và cam kết chính trị mạnh mẽ đối với kinh tế tư nhân
18:15' - 11/05/2025
Tiến sĩ Nguyễn Thị Vinh, Chủ tịch HĐQT Công ty CPTM Thái Hưng (Thái Nguyên) đã có những chia sẻ cùng phóng viên Thông tấn xã Việt Nam xung quanh vấn đề liên quan đến Nghị quyết số 68-NQ/TW.
-
Tài chính
Cắt giảm thuế tiêu dùng có giúp kiềm chế lạm phát tại Nhật Bản?
17:25' - 11/05/2025
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba bày tỏ sự thận trọng đối với việc cắt giảm thuế tiêu dùng như một biện pháp nhằm kiềm chế lạm phát
-
Tài chính
Mỹ có thể chạm trần nợ công vào tháng 8/2025
13:21' - 11/05/2025
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent đã kêu gọi lãnh đạo Quốc hội nước này nâng trần nợ công trước giữa tháng 7/2025.
-
Tài chính
IMF duyệt khoản vay mới giúp Pakistan ổn định kinh tế
07:40' - 11/05/2025
Khoản giải ngân mới nâng tổng số tiền IMF tài trợ cho Pakistan theo EFF lên khoảng 2 tỷ USD.
-
Tài chính
Lạm phát và thuế quan khiến người tiêu dùng Mỹ dè dặt chi tiêu
07:21' - 10/05/2025
Trong các báo cáo thu nhập gần đây, các chuỗi nhà hàng như McDonald's, Chipotle và Starbucks đều cho biết, khách hàng của họ đang đối mặt với sức ép kinh tế.
-
Tài chính
Giá bitcoin tăng vọt lên trên mốc 100.000 USD
10:47' - 09/05/2025
Giá bitcoin đã tăng vọt lên trên mốc 100.000 USD/BTC trong phiên 8/5 (theo giờ địa phương), đánh dấu lần đầu tiên vượt mốc này kể từ đầu tháng 2/2025.
-
Tài chính
Bộ Tài chính đảm bảo kinh phí thực hiện chế độ với lao động nghỉ việc theo Nghị định 178
17:54' - 08/05/2025
Bộ Tài chính cho biết đảm bảo kinh phí thực hiện chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi sắp xếp, kiện toàn bộ máy theo Nghị định 178 và Nghị định 67 của Chính phủ.
-
Tài chính
Nhật Bản sửa luật để tăng hiệu quả vốn ODA
15:34' - 07/05/2025
Nhật Bản đã sửa đổi luật theo hướng tăng sử dụng hiệu quả viện trợ phát triển chính thức (ODA) trong bối cảnh ngân sách viện trợ eo hẹp trong khi nhu cầu chung trên toàn cầu về nguồn vốn này rất lớn.