IMF kêu gọi hợp tác toàn cầu để kiểm soát đại dịch và hỗ trợ phục hồi kinh tế
Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva đã kêu gọi hợp tác toàn cầu để kiểm soát đại dịch COVID-19 và hỗ trợ phục hồi kinh tế trong bối cảnh biến thể mới Omicron của virus SARS-CoV-2 được đánh giá là có khả năng dễ lây lan đã lan rộng hơn 40 nước trên thế giới.
Trong tuyên bố kết thúc đối thoại bàn tròn "1+6" lần thứ 6 với những người đứng đầu các tổ chức kinh tế quốc tế lớn, diễn ra theo hình thức trực tuyến và do Trung Quốc tổ chức ngày 6/12, Tổng Giám đốc Georgieva nhấn mạnh: "Nền kinh tế toàn cầu tiếp tục phục hồi, nhưng phải đối mặt với nhiều rủi ro, trong đó có diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 trong bối cảnh nhiều biến thể mới xuất hiện và nguy cơ lạm phát gia tăng."
Để giải quyết những thách thức trên, người đứng đầu IMF cho rằng các nước cần thực thi hành động chính sách khẩn cấp để kiểm soát đại dịch, hạn chế tác động tiêu cực và chuyển đổi nền kinh tế toàn cầu. Bên cạnh đó, bà nhấn mạnh 4 lĩnh vực hợp tác toàn cầu, gồm khẩn trương hành động để đạt mục tiêu của IMF về tỷ lệ bao phủ tiêm chủng 40% dân số ở mỗi quốc gia vào cuối năm nay và 70% dân số vào giữa năm 2022;
Hợp tác để giảm căng thẳng thương mại và củng cố hệ thống thương mại đa phương; đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang trung hòa carbon và hỗ trợ các nỗ lực thích ứng với khí hậu; hỗ trợ quá trình phục hồi của các nền kinh tế đang phát triển.
Đánh giá về nền kinh tế Trung Quốc, người đứng đầu IMF cho biết nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã ghi nhận phục hồi sau những tác động của dịch COVID-19, song động lực tăng trưởng của nước này "đang chậm lại đáng kể".
Do Trung Quốc là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu, do đó, cần có những hành động mạnh mẽ để hỗ trợ tăng trưởng chất lượng cao. Bà Georgieva nhấn mạnh điều này mang lại lợi ích không chỉ cho Trung Quốc mà còn cho thế giới.
Tháng 10 vừa qua, IMF đã hạ dự báo tăng trưởng của Trung Quốc, cho rằng tăng trưởng kinh tế của nước này có thể đạt 8% trong năm 2021 và 5,6% trong năm 2022. Các nhà phân tích cũng cảnh báo Trung Quốc đang phải đối mặt với thị trường bất động sản yếu kém, các cú sốc do giá than tăng cao và thiếu hụt nguồn cung./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo thực lực mới để phục hồi và phát triển kinh tế sau đại dịch COVID-19
11:25' - 06/12/2021
Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021 “Phục hồi và phát triển bền vững” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Ban Kinh tế Trung ương, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức ngày 5/12.
-
Kinh tế Thế giới
Yếu tố cản trở kinh tế Hàn Quốc phục hồi giai đoạn hậu COVID-19
06:30' - 06/12/2021
Ngân hàng trung ương Hàn Quốc có thể sẽ tăng lãi suất bất chấp những lo ngại mới về triển vọng phục hồi kinh tế ở nước này có khả năng bị suy yếu do sự xuất hiện của biến thể Omicron.
-
Kinh tế Việt Nam
Bế mạc Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021 với chủ đề “Phục hồi và phát triển bền vững”
21:33' - 05/12/2021
Chiều 5/12, Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021 với chủ đề “Phục hồi và phát triển bền vững” đã bế mạc, hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra.
-
Doanh nghiệp
Nền tảng phục hồi và phát triển bền vững kinh tế Việt Nam
17:33' - 05/12/2021
Chiều 5/12, tại Hà Nội, Diễn đàn văn hóa với doanh nghiệp năm 2021 đã diễn ra với chủ đề “Tiếp biến văn hóa – Nền tảng phục hồi và phát triển bền vững kinh tế.
-
Ý kiến và Bình luận
Trưởng đại diện IMF tại Việt Nam: Kinh tế Việt Nam đang có những dấu hiệu phục hồi
13:50' - 05/12/2021
Trưởng đại diện Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Việt Nam nhấn mạnh, trong bối cảnh dịch COVID-19 đang tiếp tục diễn biến phức tạp, Việt Nam đang có dấu hiệu hồi phục kinh tế- xã hội.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Quan hệ Việt - Mỹ: Chuyên gia đánh giá tích cực triển vọng mở rộng hợp tác trong tương lai
09:00'
Trong suốt 30 năm, hai nước đã chuyển từ cựu thù sang đối tác và đó là công sức của chính phủ và nhiều cá nhân tại Việt Nam và Mỹ trong 3 thập kỷ qua.
-
Ý kiến và Bình luận
Giám đốc ITC của Liên hợp quốc cảnh báo bất ổn từ chính sách thuế quan của Mỹ
20:24' - 08/07/2025
Theo Giám đốc điều hành Trung tâm Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc, quyết định của Mỹ về gia hạn đàm phán thuế quan có thể kéo dài tình trạng bất ổn và khó lường cho các nước trên thế giới.
-
Ý kiến và Bình luận
Nước cờ thuế quan mới của Mỹ
17:40' - 08/07/2025
Tổng thống Mỹ đã chính thức công bố mức thuế 25% với hàng hóa từ Nhật Bản và Hàn Quốc nhưng cũng để ngỏ khả năng tiếp tục đàm phán và trì hoãn thời điểm áp thuế. Đây là nước cờ mới của Tổng thống Mỹ?
-
Ý kiến và Bình luận
Hàn Quốc hy vọng tổ chức sớm hội nghị thượng đỉnh Hàn - Mỹ
09:04' - 08/07/2025
Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc ngày 8/7 cho biết phía Hàn Quốc hy vọng sẽ tổ chức một hội nghị thượng đỉnh giữa hai tổng thống sớm nhất nhằm thúc đẩy một kết quả có lợi cho cả hai bên.
-
Ý kiến và Bình luận
Chuyến công tác của Thủ tướng góp phần làm sâu sắc quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các đối tác truyền thống
08:21' - 08/07/2025
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng đã trả lời phỏng vấn về kết quả chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng và các hoạt động ở Brazil từ ngày 4-8/7.
-
Ý kiến và Bình luận
Truyền thông Argentina: Việt Nam ngày càng có nhiều đóng góp cho cộng đồng quốc tế
10:21' - 07/07/2025
Tờ Reporte Asia của Argentina đã có bài viết đánh giá cao những đóng góp của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương.
-
Ý kiến và Bình luận
Doanh nghiệp Thụy Sỹ đánh giá cao tiềm năng trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam
20:27' - 06/07/2025
Phóng viên TTXVN tại Thụy Sỹ đã có cuộc trao đổi với ông Stefan Winzenried - nhà sáng lập và Giám đốc điều hành công ty công nghệ JANZZ.technology của Thụy Sỹ - về “bước chuyển mình” của Việt Nam.
-
Ý kiến và Bình luận
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy: Kiểm soát ô nhiễm, thúc đẩy chuyển đổi xanh cho đô thị Việt Nam
14:23' - 05/07/2025
Vấn đề ô nhiễm không khí ở các thành phố, đô thị lớn là hiện hữu và đang trở thành thách thức lớn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
-
Ý kiến và Bình luận
Thị trường lao động Mỹ: Đã đến lúc dừng lạc quan?
08:09' - 03/07/2025
Các ngành như dịch vụ doanh nghiệp, giáo dục và y tế ghi nhận sự sụt giảm việc làm, ngược lại, các ngành giải trí, khách sạn và chế tạo lại có sự tăng trưởng.