IMF ra quyết định lịch sử giúp các nước ứng phó với những thách thức dài hạn
Ngày 13/4, Ban điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã thông qua một cơ chế mới nhằm hỗ trợ các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, trước những thách thức dài hạn như đại dịch COVID-19 và biến đổi khí hậu.
Trong một tuyên bố sau cuộc họp, Tổng Giám đốc IMF Kristalina Georgieva đã thông báo thông qua Quỹ tín thác Phục hồi và Bền vững (RST), dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/5, với mục tiêu huy động ít nhất 45 tỷ USD. Bà Georgieva cho biết quỹ mới này sẽ giúp gia tăng hiệu quả của chương trình phân bổ 650 tỷ USD cho Quyền Rút vốn đặc biệt (SDR) cho các quốc gia thành viên, nhằm hỗ trợ nỗ lực toàn cầu chống lại đại dịch COVID-19 và hồi phục kinh tế.
Tổng Giám đốc IMF nhấn mạnh quyết định lịch sử trên thể hiện tinh thần của chủ nghĩa đa phương và các nước có thể cùng hợp tác để đem lại lợi ích cho tất cả. Sáng kiến RST, được bà Georgieva đề xuất lần đầu tiên vào tháng 6/2021, là công cụ đầu tiên của IMF dành riêng cho các nước khắc phục những rủi ro đối với cán cân thanh toán do những thách thức dài hạn gây ra. Trước khi RST được lập, IMF thiếu công cụ giúp các nước khắc phục những rủi ro như vậy.Hiện IMF hỗ trợ tài chính với lãi suất thấp hoặc 0% để giúp các nước giải quyết những thách thức ngắn hạn như lạm phát hoặc giá hàng hóa tăng cao, cũng như những khó khăn về tài chính trong trung hạn. Trong khi đó, Chương trình Tăng trưởng và Giảm đói nghèo (PRGF) chỉ dành riêng cho những nước có thu nhập thấp.
Theo nội dung RST do các nhân viên IMF soạn thảo để trình lên ban lãnh đạo xem xét, gần 75% trong số 190 nước thành viên của IMF sẽ đủ điều kiện để vay vốn từ công cụ này. Những nước được tham gia chương trình bao gồm các nước thu nhập thấp và đa số các nước thu nhập trung bình, trong đó có tất cả các nước nhỏ đang phát triển. Nhiều nước đã bị ảnh hưởng nặng nề do đại dịch và sự sụt giảm kinh tế.
Để đủ điều kiện vay vốn từ RST, các nước vẫn cần xây dựng “chính sách đáng tin cậy và các biện pháp cải cách”, mức nợ có thể chống đỡ được và đủ khả năng trả nợ cho IMF, đồng thời nằm trong chương trình hỗ trợ tài chính hoặc phi tài chính của IMF.Quỹ tín thác này sẽ hỗ trợ tài chính cho nhiều quốc gia với lãi suất thấp và thời gian trả nợ dài (thời gian đáo hạn 20 năm và thời gian ân hạn 10 năm rưỡi). IMF có kế hoạch từ tháng 10/2022 sẽ bắt đầu cho vay vốn theo chương trình trên./.
>>>IMF lập tài khoản riêng hỗ trợ cho Ukraine
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
WB, IMF, WFP và WTO kêu gọi hành động phối hợp khẩn cấp về an ninh lương thực
08:34' - 14/04/2022
Ngày 13/4, các lãnh đạo WB, IMF, WFP và WTO đã ban hành tuyên bố chung kêu gọi hành động phối hợp để giúp các nước dễ bị tổn thương giải quyết các mối đe dọa ngày càng tăng về an ninh lương thực.
-
Tài chính & Ngân hàng
IMF tăng tài trợ cho Moldova ứng phó ảnh hưởng của xung đột Nga-Ukraine
09:00' - 13/04/2022
Quỹ Tiền tệ Quốc tế ngày 12/4 đã thông báo rằng IMF đã thống nhất tăng gói tài trợ hiện hành cho Moldova thêm 267 triệu USD để hỗ trợ nước này giải quyết hệ quả do xung đột tại Ukrain.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Các nhà lãnh đạo châu Phi ủng hộ việc thành lập Cơ quan xếp hạng tín nhiệm châu Phi
10:28' - 16/02/2025
Việc thành lập AfCRA dự kiến sẽ mở ra nguồn tài chính quan trọng cho các chương trình phát triển của châu lục, đồng thời thúc đẩy sự thay đổi có ý nghĩa cho người dân châu Phi.
-
Tài chính
Hướng dẫn thu thuế hàng nhập khẩu trị giá thấp gửi qua chuyển phát nhanh
17:21' - 15/02/2025
Tổng cục Hải quan cho biết đang triển khai các hướng dẫn thực hiện theo chỉ đạo của Bộ Tài chính để đảm bảo việc thu thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu giá trị thấp được thực hiện đúng quy định.
-
Tài chính
Triển khai hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động
14:33' - 15/02/2025
Tổng cục Thuế vừa ban hành Quyết định số 108/QĐ-TCT về quy trình hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động.
-
Tài chính
Tổng thống Mỹ lên kế hoạch áp thuế nhập khẩu ô tô
10:46' - 15/02/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 14/2 đã thông báo ý định áp thuế đối với ô tô nhập khẩu, bổ sung vào làn sóng đánh thuế nhập khẩu sâu rộng của ông.
-
Tài chính
Thu ngân sách 2025: Tăng quản lý và chống thất thu thuế
10:39' - 15/02/2025
Năm 2025, Bộ Tài chính đang triển khai nhiều giải pháp nhằm đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ ngân sách nhà nước, góp phần duy trì ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển bền vững.
-
Tài chính
Hàn Quốc sẽ giám sát hoạt động mua bán sản phẩm tài chính trực tuyến
09:04' - 15/02/2025
Theo các quan chức trong ngành, Chính phủ Hàn Quốc đã bắt đầu soạn thảo các quy định để hạn chế những chiến thuật lừa đảo được sử dụng trong việc bán sản phẩm tài chính trực tuyến.
-
Tài chính
Lạm phát tại Nhật Bản có khả năng lên mức cao
21:51' - 14/02/2025
Chỉ số giá tiêu dùng cơ bản (CPI), bao gồm các sản phẩm dầu mỏ nhưng không tính đến giá thực phẩm tươi sống, trong tháng 1/2025 dự báo tăng 3,1% so với cùng kỳ năm trước.
-
Tài chính
Nhiều chính sách giảm thuế đi vào cuộc sống hỗ trợ người dân, doanh nghiệp
17:04' - 14/02/2025
Chính phủ đã thực hiện hàng loạt các chính sách miễn, giảm, giãn nhiều khoản thuế, phí đã có những tác động tích cực đến đời sống người dân, hỗ trợ doanh nghiệp và phục hồi nền kinh tế.
-
Tài chính
Đôn đốc 13 địa phương thực hiện hóa đơn điện tử từng lần với bán lẻ xăng dầu
16:14' - 14/02/2025
Tổng cục thuế đã gửi công văn đến các tỉnh thành Bình Dương, Đắk Nông, Tiền Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Lâm Đồng, Tây Ninh, Bắc Kạn, Ninh Thuận, Bến Tre, Đồng Tháp, Quảng Bình, Cà Mau và Bình Phước.