IMF: Thuế quan không phải là giải pháp giúp lấy lại cân bằng toàn cầu
Ngày 22/7, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết cán cân tài khoản vãng lai toàn cầu đã tăng mạnh trong năm 2024, đảo ngược xu hướng thu hẹp diễn ra kể từ cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu năm 2008-2009.
IMF đồng thời cảnh báo rằng thuế quan không phải là giải pháp cho vấn đề mất cân bằng thương mại toàn cầu hiện nay.
Trong Báo cáo Khu vực Đối ngoại thường niên đánh giá về tình trạng mất cân bằng tại 30 nền kinh tế lớn nhất thế giới, IMF nêu rõ sự gia tăng cán cân tài khoản vãng lai toàn cầu trong năm ngoái chủ yếu do 3 nền kinh tế hàng đầu thế giới gồm Mỹ, Trung Quốc và Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
Cụ thể, thâm hụt của Mỹ tăng 228 tỷ USD lên 1.130 tỷ USD, thặng dư của Trung Quốc tăng 161 tỷ USD lên 424 tỷ USD, thặng dư của Eurozone tăng 198 tỷ USD lên 461 tỷ USD.
IMF lưu ý rằng thặng dư hoặc thâm hụt với bên ngoài là vấn đề đáng quan ngại và có thể gây ra rủi ro nếu ở mức quá lớn. Trong khi đó, tình trạng mất cân bằng trong nước kéo dài, chính sách tài khóa bất ổn và căng thẳng thương mại leo thang có thể làm suy yếu tâm lý rủi ro toàn cầu và gia tăng căng thẳng tài chính, gây tổn hại cho cả các quốc gia vay nợ và các nước chủ nợ.
Báo cáo của IMF nhắm vào việc Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt mức thuế nhập khẩu cao hơn đối với hầu hết các đối tác thương mại với mục đích tăng thu ngân sách và điều chỉnh thâm hụt thương mại kéo dài.
Báo cáo cảnh báo việc tiếp tục leo thang chiến tranh thương mại sẽ gây ra những tác động kinh tế vĩ mô đáng kể, làm giảm nhu cầu toàn cầu trong ngắn hạn và gia tăng áp lực lạm phát do tăng giá nhập khẩu hàng hóa.
Cũng theo báo cáo, căng thẳng địa chính trị gia tăng còn có thể gây ra những thay đổi trong hệ thống tiền tệ quốc tế, kéo theo nguy cơ làm suy yếu ổn định tài chính.
Nhà kinh tế trưởng của IMF Pierre-Olivier Gourinchas cho biết thặng dư hay thâm hụt quá mức đều bắt nguồn từ "những biến dạng" trong nước như chính sách tài khóa quá lỏng lẻo ở các nước thâm hụt và mạng lưới an sinh xã hội không đủ mạnh, dẫn đến tiết kiệm phòng ngừa quá mức ở các nước thặng dư.
Theo ông, cần phải có những thay đổi nhằm vào các động lực trong nước chứ không phải áp thuế quan với hàng hóa nhập khẩu. Đơn cử như Trung Quốc nên tập trung vào việc thúc đẩy tiêu dùng, châu Âu nên chi tiêu nhiều hơn cho cơ sở hạ tầng, trong khi Mỹ cần giảm thâm hụt công vốn đang ở mức cao và hạn chế chi tiêu tài khóa.
- Từ khóa :
- quỹ tiền tệ quốc tế
- imf
- thuế
- thuế quan
- cán cân thương mại
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
EU chuẩn bị biện pháp đáp trả khi Mỹ muốn tăng thuế quan
09:43' - 22/07/2025
Liên minh châu Âu (EU) vẫn mong muốn có một thoả thuận thương mại với Mỹ, nhưng khối này được cho là đang chuẩn bị các biện pháp đáp trả khi Tổng thống Trump có lập trường cứng rắn.
-
Phân tích - Dự báo
Những hé lộ mới về mức thuế quan cơ bản 10% của Mỹ
05:30' - 22/07/2025
Với thời hạn 1/8/2025 đang đến gần, một số quốc gia và khu vực kinh tế lớn đang tích cực đàm phán với giới chức Mỹ nhằm tìm kiếm một thoả thuận thương mại, đi kèm mức thuế thấp hơn.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ để ngỏ việc duy trì mức thuế cơ bản 10%
08:31' - 21/07/2025
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Howard Lutnick cho biết nước này vẫn có ý định áp dụng thuế quan cơ bản 10% đối với nhiều quốc gia nhỏ hơn, bất chấp những gợi ý gần đây rằng mức thuế này có thể cao hơn.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Nhận định mới nhất của ADB về triển vọng kinh tế Việt Nam
11:11'
Kinh tế Việt Nam được kỳ vọng vẫn sẽ vững vàng trong năm 2025 và 2026, mặc dù tăng trưởng có thể chững lại trong ngắn hạn do áp lực từ thuế quan.
-
Ý kiến và Bình luận
Bộ trưởng Tài chính Mỹ kêu gọi rà soát các hoạt động “lấn sân” của Fed
14:26' - 22/07/2025
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent cho rằng sự độc lập cần có của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) trong chính sách tiền tệ đang bị đe dọa bởi "sự lấn sân nhiệm vụ" sang các lĩnh vực phi chính sách.
-
Ý kiến và Bình luận
Các doanh nghiệp hàng đầu của Đức cam kết đầu tư 631 tỷ euro để vực dậy nền kinh tế
09:24' - 22/07/2025
Liên minh các doanh nghiệp hàng đầu của Đức ngày 21/7 đã cam kết đầu tư ít nhất 631 tỷ euro (733 tỷ USD) vào Đức trong 3 năm tới.
-
Ý kiến và Bình luận
Tác động từ chính sách của Tổng thống D.Trump đối với nền kinh tế Mỹ
09:02' - 21/07/2025
Tờ The Wall Street Journal (WSJ) đưa tin nền kinh tế Mỹ đang bắt đầu cho thấy các dấu ấn của chính sách kinh tế của chính quyền Tổng thống Donald Trump, đặc biệt về lạm phát và thị trường lao động.
-
Ý kiến và Bình luận
Nhà sản xuất đồng lớn nhất thế giới lo ngại thuế quan của Mỹ gây bất ổn thị trường
08:02' - 21/07/2025
Tập đoàn khai khoáng nhà nước Codelco của Chile cảnh báo về những thách thức liên quan tới kế hoạch áp thuế của Tổng thống Donald Trump đối với mặt hàng đồng nhập khẩu.
-
Ý kiến và Bình luận
Hàng hoá nhập khẩu vào Mỹ sẽ giảm sau ngày 1/8
14:51' - 20/07/2025
Theo Giám đốc cảng Los Angeles (Mỹ) Gene Seroka, hàng hóa nhập cảnh vào Mỹ có thể sẽ giảm mạnh sau ngày 1/8-thời hạn chính sách thuế đối ứng mới của Tổng thống Donald Trump có hiệu lực.
-
Ý kiến và Bình luận
Mầm mống cho cuộc khủng hoảng tài chính mới?
08:03' - 19/07/2025
Xu hướng phát triển nhanh của stablecoin – một loại tiền điện tử do các công ty tư nhân phát hành, có giá trị gắn với đồng USD – đang thúc đẩy một quá trình chuyển đổi tiền tệ với nhiều rủi ro.
-
Ý kiến và Bình luận
Mã định danh cá nhân làm mã số thuế: Tiện lợi, minh bạch trong quản lý thuế điện tử
17:18' - 18/07/2025
Việc triển khai Nghị định 70/2025/NĐ-CP không chỉ mở rộng đối tượng áp dụng hóa đơn điện tử mà còn đánh dấu bước tiến lớn trong hành trình chuyển đổi số của ngành thuế.
-
Ý kiến và Bình luận
IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Brazil bất chấp nguy cơ Mỹ áp mức thuế 50%
08:59' - 18/07/2025
Ngày 17/7, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố điều chỉnh tăng trưởng kinh tế của Brazil trong năm 2025, từ 2% lên 2,3%.