IMF: Tiền số không còn là tài sản phòng ngừa rủi ro nữa
Trong một báo cáo mới đây, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo tiền kỹ thuật số không thể được xem là một kênh phòng ngừa rủi ro biến động thị trường nữa, vì nó diễn biến theo thị trường chứng khoán và làm gia tăng nguy cơ lây lan ra khắp các thị trường tài chính.
Các chuyên gia kinh tế của cho biết dù trước đại dịch, các đồng tiền số như bitcoin và Ethereum hầu như không có tương quan với thị trường chứng khoán, nhưng thanh khoản cao do các biện pháp ứng phó của các ngân hàng trung ương với đại dịch và khẩu vị rủi ro của giới đầu tư gia tăng đã khiến các đồng tiền kỹ thuật số và giá cổ phiếu cùng nhau tăng lên. Mối liên hệ mạnh mẽ hơn này đã hạn chế khả năng của bitcoin trong việc đóng vai trò là một kênh phòng trừ rủi ro trong thời kỳ biến động của thị trường như những người ủng hộ tiền số lâu nay vẫn ca ngợi, mà thay vào đó đồng tiền này giờ đây lại là một tài sản rủi ro.Các chuyên gia kinh tế của IMF cho biết đồng bitcoin không diễn biến cùng một chiều nhất định với chỉ số S&P 500 trong giai đoạn 2017-2019, với hệ số tương quan trong diễn biến hàng này cho hai chỉ số này khi đó chỉ ở mức 0,01, nhưng hệ số này đã tăng lên 0,36 trong giai đoạn 2020-2021, khi các loại tài sản trên có những diễn biến trùng lặp hơn, cùng tăng hoặc cùng giảm.
Các chuyên gia này cho biết phân tích của họ cho thấy hiệu ứng lan tỏa giữa tiền số và chứng khoán có xu hướng tăng lên trong những thời kỳ biến động trên thị trường tài chính, như vào tháng 3/2020, hay trong đợt biến động mạnh của giá bitcoin như đầu năm 2021. Các chuyên gia của IMF nhận định những diễn biến đồng bộ của tiền số và chứng khoán “có thể sớm gây ra nhiều nguy cơ cho sự ổn định tài chính, đặc biệt ở những nước áp dụng tiền số rộng rãi”.Vì thế, các chuyên gia này kêu gọi xây dựng “một khung quản lý toàn diện và phối hợp trên toàn cầu để định hướng cho các quy định và hoạt động giám sát ở phạm vi quốc gia, cũng như giảm thiểu các nguy cơ đối với sự ổn định tài chính xuất phát từ hệ sinh thái tiền kỹ thuật số”./.
Tin liên quan
-
Ngân hàng
Ngân hàng trung ương Mexico sẽ lưu hành tiền kỹ thuật số vào năm 2024
10:10' - 31/12/2021
Chính phủ Mexico đã viết trên trang Twitter chính thức rằng Ngân hàng trung ương Mexico (Banxico) sẽ lưu hành đồng tiền kỹ thuật số riêng vào năm 2024.
-
Tài chính & Ngân hàng
Quan điểm của RBA về tiền kỹ thuật số CBDC
09:07' - 09/12/2021
Trong khi RBA cho rằng cần nghiên cứu thêm trước khi quyết định có phát hành CBDC hay không, thì một số chuyên gia tin rằng RBA sẽ tạo ra một dạng tiền điện tử mới, ít nhất là để sử dụng bán buôn.
-
Ngân hàng
Visa thích ứng với xu hướng sử dụng tiền kỹ thuật số
18:57' - 08/12/2021
Ngày 8/12, Visa Inc, công ty cung cấp dịch vụ thanh toán lớn nhất thế giới, đã cho ra mắt dịch vụ tư vấn tiền kỹ thuật số toàn cầu cho các khách hàng như ngân hàng, nhà kinh doanh.
-
Ngân hàng
Australia lên kế hoạch triển khai tiền kỹ thuật số
08:15' - 08/12/2021
Chính phủ Australia đang thực hiện các động thái để quản lý bitcoin bằng cách ban hành các quy định mới về tiền điện tử, đồng thời soạn thảo kế hoạch tung ra đồng tiền kỹ thuật số riêng của nước này.
-
Tài chính & Ngân hàng
Sắp có đồng tiền kỹ thuật số mới tại Nhật Bản
08:29' - 26/11/2021
Tờ Nikkei đưa tin một liên danh gồm khoảng 70 doanh nghiệp Nhật Bản, trong đó có ba ngân hàng lớn, sẽ bắt đầu thử nghiệm để tung ra một loại tiền kỹ thuật số sớm nhất là vào nửa cuối năm 2022.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy: Kiểm soát ô nhiễm, thúc đẩy chuyển đổi xanh cho đô thị Việt Nam
14:23' - 05/07/2025
Vấn đề ô nhiễm không khí ở các thành phố, đô thị lớn là hiện hữu và đang trở thành thách thức lớn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
-
Ý kiến và Bình luận
Thị trường lao động Mỹ: Đã đến lúc dừng lạc quan?
08:09' - 03/07/2025
Các ngành như dịch vụ doanh nghiệp, giáo dục và y tế ghi nhận sự sụt giảm việc làm, ngược lại, các ngành giải trí, khách sạn và chế tạo lại có sự tăng trưởng.
-
Ý kiến và Bình luận
“Sắp xếp lại giang sơn” - cơ hội lớn từ góc nhìn quốc tế
09:50' - 02/07/2025
Phóng viên TTXVN tại Thụy Sỹ đã có cuộc trao đổi với đại diện của Diễn đàn Kinh tế Thụy Sỹ - Việt Nam (SVEF) về cơ hội từ việc “Sắp xếp lại giang sơn”.
-
Ý kiến và Bình luận
Thị trường lao động Mỹ phát tín hiệu trái chiều
08:59' - 02/07/2025
Nhu cầu lao động của nước này đã bất ngờ tăng trong tháng 5/2025, song sự sụt giảm trong hoạt động tuyển dụng đã củng cố thêm những dấu hiệu cho thấy thị trường lao động đang chậm lại.
-
Ý kiến và Bình luận
Dấu hiệu người tiêu dùng Mỹ bắt đầu “lãnh đòn” thuế quan
09:07' - 01/07/2025
Giá các mặt hàng sản xuất tại Trung Quốc và bán trên nền tảng bán lẻ Amazon.com đang tăng nhanh hơn tốc độ lạm phát chung.
-
Ý kiến và Bình luận
Chứng khoán Việt Nam tháng 7: Kỳ vọng "tháng tăng điểm"
07:30' - 01/07/2025
Thị trường chứng khoán có thể biến động mạnh trong tháng 7 và dòng tiền sẽ tiếp tục phân hóa để tìm đến những cổ phiếu có kết quả kinh doanh tích cực cũng như triển vọng tăng giá trong nửa cuối năm.
-
Ý kiến và Bình luận
CBO: Dự luật thuế tại Thượng viện sẽ khiến Mỹ thâm hụt thêm 3.300 tỷ USD
10:45' - 30/06/2025
Theo ước tính mới từ Văn phòng Ngân sách Quốc hội (CBO), dự luật thuế và chi tiêu của Tổng thống Donald Trump tại Thượng viện sẽ làm tăng thâm hụt ngân sách Mỹ thêm gần 3.300 tỷ USD trong 10 năm tới.
-
Ý kiến và Bình luận
Những ưu tiên chính sách hàng đầu của Tổng thống Hàn Quốc
08:58' - 30/06/2025
Chính quyền của Tổng thống Hàn Quốc Lee Jae Myung đã bắt đầu hình thành nhiều ưu tiên chính sách quan trọng, nổi bật là cải tổ công tố, phân phát tiền mặt cho người dân...
-
Ý kiến và Bình luận
Phải có tuyến đường sắt tốc độ cao để phục vụ người dân, phát triển kinh tế
09:07' - 29/06/2025
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho biết: Chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được toàn dân ủng hộ và rất phấn khởi.