Indonesia cảnh báo không đủ ngân sách để giải cứu nền kinh tế
Phát biểu họp báo trực tuyến ngày 6/1, Bộ trưởng Sri Mulyani cho biết một khoản tiền lớn chưa từng thấy đã được đổ vào nền kinh tế vào năm ngoái để duy trì hoạt động kinh doanh và ứng phó với đại dịch COVID-19, đồng thời cảnh báo rằng ngân sách nhà nước có giới hạn và không thể một mình giải cứu nền kinh tế.
Bà Sri Mulyani nói: “Chúng tôi nhận ra rằng phục hồi kinh tế không nên và sẽ không chỉ phụ thuộc vào ngân sách nhà nước vì sẽ không đủ để bù đắp cho sự sụt giảm hoạt động tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu. Chúng ta cần cải cách để thu hút đầu tư và tiêm chủng hàng loạt để xây dựng niềm tin, từ đó đẩy nhanh tốc độ phục hồi tiêu dùng trong nước".
Thâm hụt ngân sách nhà nước năm 2020 của Indonesia đã tăng lên mức kỷ lục 956.300 tỷ rupiah (69,07 tỷ USD) trong bối cảnh đại dịch COVID-19 buộc chính phủ phải chi tiêu một lượng tiền khổng lồ trong khi nguồn thu từ thuế giảm khi các hộ gia đình và doanh nghiệp phải vật lộn với suy thoái kinh tế.
Mức thâm hụt trên - tương đương 6,09% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và lớn gấp ba lần mức thâm hụt 348.700 tỷ rupiah một năm trước đó - nhấn mạnh những thách thức kinh tế mà quốc gia này phải đối mặt nhằm nỗ lực vượt qua cuộc suy thoái đầu tiên kể từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1998.
Hồi đầu năm ngoái, Chính phủ Indonesia đã ban hành một quy định và được Hạ viện thông qua nhằm nâng thâm hụt ngân sách nhà nước vượt quá giới hạn pháp lý trước đó là 3% GDP để ứng phó với đại dịch COVID-19. Chính phủ Indonesia đang đặt mục tiêu đưa giới hạn thâm hụt ngân sách trở về mức 3% GDP vào năm 2023.
Bà Sri Mulyani khẳng định: “Ngân sách nhà nước sẽ tiếp tục hỗ trợ phục hồi kinh tế song chúng tôi sẽ tìm cách duy trì sự lành mạnh của ngân sách trong tương lai. Vì vậy, kế hoạch cắt giảm chi tiêu ngân sách bất thường phải được chuẩn bị kỹ lưỡng vào năm 2021 và 2022”.
Chính phủ Indonesia đã chi 2.580.000 tỷ rupiah vào năm ngoái, tăng 12,2% so với năm 2019 và tương đương khoảng 94% mức mục tiêu của chính phủ nhằm tài trợ cho các dự án phát triển, ứng phó với đại dịch COVID-19 cũng như hỗ trợ các hộ gia đình và doanh nghiệp. Trong đó, 579.800 tỷ rupiah, tương đương 83,4% ngân sách chương trình phục hồi kinh tế quốc gia trị giá 695.200 tỷ rupiah, đã được giải ngân.
Trong khi đó, thu ngân sách nhà nước năm 2020 chỉ đạt 1.630.000 tỷ rupiah, giảm 16,7% so với năm 2019 và đạt khoảng 96% mức mục tiêu của chính phủ, trong bối cảnh thu nhập từ thuế sụt giảm mạnh do hoạt động kinh tế chậm lại và việc triển khai một số biện pháp miễn giảm thuế.
Chính phủ đã phát hành các loại giấy nợ có chủ quyền với tổng trị giá 1.170.000 tỷ rupiah trong năm 2020, tăng 163,8% so với năm trước đó, khiến nợ chính phủ tăng lên 38% GDP từ mức 30% của năm 2019. Theo Bộ trưởng Sri Mulyani, một khi kinh tế tiếp tục phục hồi, bức tranh tài chính sẽ được cải thiện khi mọi người bắt đầu chi nhiều hơn và các công ty bắt đầu mở rộng hoạt động.
Thâm hụt ngân sách nhà nước dự kiến đạt 1.000.000 tỷ rupiah trong năm nay, tương đương 5,7% GDP, trong bối cảnh chính phủ đang chuẩn bị chi 2.750.000 tỷ rupiah để thúc đẩy nền kinh tế đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19.
Nhà kinh tế David Sumual thuộc Ngân hàng BCA nhận định rằng mặc dù đại dịch COVID-19 đã làm xấu đi các điều kiện tài chính, tỷ lệ nợ trên GDP của Indonesia vẫn tương đối tốt hơn so với các nước mới nổi khác. Tuy vậy, chính phủ cần đảm bảo rằng chính sách tài khóa bất thường sẽ chỉ là tạm thời nhằm đảm bảo sự ổn định.
Ông Sumual thừa nhận rằng thâm hụt ngân sách lớn đã trở thành “tiêu chuẩn mới” trên thế giới và bức tranh tài khóa của Indonesia vẫn tương đối tốt hơn các nước khác. Theo ông, việc ngăn chặn đại dịch COVID-19 và chiến dịch tiêm chủng thành công sẽ thúc đẩy tiêu dùng trong nước và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế lên mức thấp nhất là 4% trong năm nay.
Về phần mình, nhà kinh tế Wisnu Wardana thuộc ngân hàng Danamon cho rằng trước hết chính phủ cần thúc đẩy chi tiêu của mình nhằm hỗ trợ phục hồi kinh tế trong năm 2021. Ông Wardana nói: “Chúng tôi lạc quan một cách thận trọng về chi tiêu của năm nay khi xem xét cuộc cải tổ nội các gần đây”, điều có thể làm chậm chi tiêu của chính phủ./.
Hữu Chiến (P/v TTXVN tại Jakarta)
- Từ khóa :
- covid 19
- kinh tế indonesia
- indonesia
- ngân sách
Tin liên quan
-
Ngân hàng
Indonesia chính thức thành lập Ngân hàng Hồi giáo Syariah
08:14' - 30/12/2020
Chính phủ Indonesia đã chính thức thành lập Ngân hàng PT Bank Syariah Indonesia - kết quả hợp nhất của ba ngân hàng Hồi giáo thuộc sở hữu của nhà nước.
-
Chuyển động DN
IK-CEPA mở đường cho dự án 9,1 tỷ USD của Hàn Quốc tại Indonesia
14:45' - 25/12/2020
Dự án sẽ tiêu tốn 10.000 tỷ won (9,1 tỷ USD) trong vòng 5 năm tới nhằm đầu tư xây dựng các cơ sở khai thác niken, chế biến, luyện kim và biến kim loại này thành các điện cực pin và ắc quy.
-
Thị trường
Indonesia sẽ điều chỉnh lại chính sách xuất khẩu tôm hùm giống
07:26' - 25/12/2020
Bộ Biển và Nghề cá (KKP) Indonesia sẽ xem xét, đánh giá và điều chỉnh lại chính sách xuất khẩu tôm hùm giống của Indonesia trong thời gian tới căn cứ vào tình hình cụ thể.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến
Chủ tịch EC: Các hãng sản xuất vaccine ngừa COVID-19 “phải giao hàng”
10:24'
Chủ tịch Ủy ban châu Âu cho biết châu Âu đã đầu tư hàng tỷ euro để giúp phát triển vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên trên thế giới và các công ty phải tôn trọng nghĩa vụ và giao hàng.
-
Ý kiến
Chuyên gia người Việt tại Anh: Ổn định vĩ mô là động lực giúp Việt Nam phát triển kinh tế
08:14'
Tiến sĩ Hồ Quốc Tuấn (Đại học Bristol, Anh) đã trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN về những thành tựu phát triển kinh tế nổi bật của Việt Nam trong 5 năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng.
-
Ý kiến
WHO: Dịch COVID-19 vẫn có thể lây lan ngay cả khi đã tiêm vaccine quy mô lớn
10:41' - 26/01/2021
Theo quan chức cấp cao của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), dịch COVID-19 vẫn có nguy cơ tiếp tục lây lan ngay cả sau khi thế giới triển khai tiêm chủng quy mô lớn trong tương lai gần.
-
Ý kiến
Chuyên gia quốc tế đánh giá cao những thành công làm nên uy tín Việt Nam
10:21' - 26/01/2021
Các chuyên gia và truyền thông quốc tế đã đánh giá về những thành công làm nên uy tín của Việt Nam, cũng như những khía cạnh chính của Đại hội Đảng XIII.
-
Ý kiến
Đại hội Đảng thu hút sự quan tâm của truyền thông quốc tế
19:44' - 25/01/2021
Truyền thông quốc tế ngày 25/1 đã đưa tin đậm nét sự kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu diễn ra tại thủ đô Hà Nội.
-
Ý kiến
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Argentina đề cao vai trò lãnh đạo quyết định của Đảng Cộng sản Việt Nam
09:49' - 25/01/2021
Phóng viên TTXVN tại Buenos Aires đã phỏng vấn Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Argentina Víctor Gorodeki Kot về vai trò lãnh đạo của Đảng và Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam.
-
Ý kiến
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Năm 2021, hành động ngay để không bỏ lỡ các cơ hội
07:57' - 25/01/2021
Bối cảnh thế giới và trong nước năm 2021 vẫn còn tiềm ẩn nhiều khó khăn, thách thức. Kinh tế trong nước vẫn còn những nút thắt trong quá trình phát triển, chưa thực sự được giải quyết, khơi thông.
-
Ý kiến
Báo chí Ai Cập đánh giá cao những thành tựu nổi bật của Việt Nam
08:20' - 24/01/2021
Báo chí Ai Cập những ngày qua đã đăng nhiều bài viết ca ngợi các thành tựu nổi bật của Việt Nam những năm gần đây, đặc biệt trong bối cảnh chuẩn bị diễn ra Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam.
-
Ý kiến
Trưởng đại diện WHO tại VN: Cảnh giác cho tới khi chấm dứt dịch COVID-19
09:51' - 23/01/2021
“Đại dịch COVID-19 còn lâu mới chấm dứt”, Trưởng Đại diện WHO tại Việt Nam khẳng định; đồng thời khuyến cáo cần phải cảnh giác cho tới khi chấm dứt đại dịch.