Indonesia chính thức thành lập Ngân hàng Hồi giáo Syariah
Ngân hàng mới có tổng tài sản 214.600 tỷ rupiah (15,22 tỷ USD) và số vốn tự có 20.400 tỷ rupiah.
Phát biểu họp báo trực tuyến ngày 16/12, Thứ trưởng Doanh nghiệp Nhà nước Kartika Wirjoatmodjo đã công bố kế hoạch toàn cầu của ngân hàng mới, trong đó có việc xin giấy phép tiếp cận thị trường trái phiếu Hồi giáo (Sukuk) toàn cầu nhằm đáp ứng nhu cầu cấp vốn cho các dự án cơ sở hạ tầng.
Ngoài giá trị tổng tài sản và vốn tự có lớn, Ngân hàng Syariah Indonesia còn sở hữu hơn 1.200 chi nhánh và 1.700 mạng lưới ATM. Giám đốc điều hành của Ngân hàng Syariah Indonesia, ông Hery Gunardi cho biết một số kế hoạch sẽ được thực hiện bởi ba ngân hàng hợp nhất gồm PT Bank BRISyariah, PT Bank Syariah Mandiri và PT BNI Syariah.
Ngân hàng Syariah Indonesia sẽ tập trung vào hoạt động kinh doanh ngân hàng bán buôn trong lĩnh vực tài chính Hồi giáo, trong đó có việc khai thác tiềm năng của thị trường Sukuk toàn cầu tại khu vực Trung Đông và mở chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Dubai thuộc Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE) vào năm 2021.
Ngân hàng Syariah Indonesia sẽ vẫn duy trì tư cách công ty đại chúng và được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Indonesia.
Các cổ đông của Ngân hàng Syariah Indonesia bao gồm Ngân hàng PT Bank Mandiri (chiếm 51,2% cổ phần), PT Bank Negara Indonesia (25%), PT Bank Rakyat Indonesia (17,4%), quỹ hưu trí BRI Syariah (2%) và các nhà đầu tư cá nhân (4,4%).
Chính phủ Indonesia từ lâu đã theo đuổi ý tưởng hợp nhất các ngân hàng Hồi giáo thuộc sở hữu nhà nước với mục đích tạo ra một ngân hàng Hồi giáo mạnh hơn nhằm cung cấp nhiều vốn hơn cho quá trình phục hồi kinh tế quốc gia và giúp cải thiện ngành tài chính Hồi giáo.
Mặc dù là một quốc gia có đa số dân theo đạo Hồi, Indonesia đã phải vật lộn để thúc đẩy ngành tài chính Hồi giáo vốn đang tụt hậu so với quốc gia láng giềng Malaysia.
Theo Cơ quan Dịch vụ Tài chính (OJK), tổng tài sản của ngành tài chính Hồi giáo Indonesia đạt 1.630.000 tỷ rupiah (111,1 tỷ USD) tính đến tháng 7/2020, tăng 20,6% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 9,68% thị phần tài chính quốc gia.
Theo nhà kinh tế cao cấp Aviliani thuộc Viện nghiên cứu phát triển kinh tế và tài chính (Indef), việc thành lập một ngân hàng Hồi giáo lớn ở Indonesia là cần thiết nhằm thu hút tài trợ từ các quốc gia Hồi giáo khác, đặc biệt là các quốc gia Trung Đông.
Bà Aviliani đánh giá rằng kế hoạch sáp nhập này cũng có thể giúp củng cố hệ thống kinh tế quốc gia vì hệ thống tài chính Hồi giáo đã được chứng minh là linh hoạt hơn, đặc biệt là trong thời kỳ khủng hoảng./.
Tin liên quan
-
Ngân hàng
Không có quy định cho phép cư dân biên giới mở tài khoản tại ngân hàng ở Trung Quốc
10:32' - 29/12/2020
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, không có quy định cho phép cư dân biên giới Việt Nam mở tài khoản tại ngân hàng ở Trung Quốc.
-
Ngân hàng
PBoC nâng tỷ giá của đồng NDT lên mức cao nhất trong 30 tháng
11:25' - 28/12/2020
Ngày 28/12, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC tức ngân hàng trung ương) đã nâng tỷ giá tham chiếu chính thức của đồng NDT lên mức cao nhất trong 30 tháng.
-
Ngân hàng
BoK theo dõi chặt các tác động phụ của nới lỏng tiền tệ
08:30' - 27/12/2020
BoK cho biết trong năm tới sẽ hoạt động “hiệu quả” các chương trình cho vay để hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa chịu thiệt hại bởi đại dịch COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Ngân hàng
Giá USD hôm nay 18/8
08:34'
Tại các ngân hàng thương mại, sáng nay, giá đồng USD đi ngang, trong khi giá đồng Nhân dân tệ (NDT) giảm.
-
Ngân hàng
Các ngân hàng châu Âu hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài bán trái phiếu của Nga
08:31'
Ngày 17/8, tờ Financial Times cho biết các ngân hàng châu Âu bao gồm UBS, Deutsche Bank và Barclays vẫn tiếp tục giao dịch trái phiếu Nga.
-
Ngân hàng
Lãi suất thẻ tín dụng tại Mỹ tăng vọt
07:40'
Theo Cục Bảo vệ Tài chính Người tiêu dùng Mỹ (CFPB), lãi suất thẻ tín dụng hiện cao đến mức những khách hàng có số dư thẻ tín dụng 5.000 USD có thể phải trả thêm 1.000 USD tiền lãi suất trong một năm.
-
Ngân hàng
Tại sao các ngân hàng trung ương phải tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát?
19:10' - 17/08/2022
Thế giới đang đối mặt với một giai đoạn tăng giá gần như toàn diện, từ điện, dầu diesel, thực phẩm, phí Internet, vé máy bay, và bây giờ là lãi suất.
-
Ngân hàng
Ưu tiên vốn tín dụng cho nông nghiệp công nghệ cao vùng Đồng bằng sông Cửu Long
12:37' - 17/08/2022
Ngân hàng Nhà nước đề nghị cân đối nguồn vốn, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế trên địa bàn các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long tiếp cận nguồn vốn tín dụng.
-
Ngân hàng
Giá USD hôm nay 17/8
08:35' - 17/08/2022
Tại các ngân hàng thương mại, sáng nay, giá đồng USD đi ngang, trong khi giá đồng Nhân dân tệ (NDT) giảm.
-
Ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bà Ngô Thu Hà giữ chức Tổng Giám đốc SHB
13:56' - 16/08/2022
Ngân hàng Nhà nước vừa chấp thuận bà Ngô Thu Hà giữ chức vụ Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB).
-
Ngân hàng
Thu hút nguồn lực hỗ trợ thực hiện các mục tiêu phát triển xanh
11:43' - 16/08/2022
Sáng 16/8, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với Nhóm công tác Ngân hàng (BWG) tổ chức Hội nghị Thu hút nguồn lực hỗ trợ thực hiện các mục tiêu phát triển xanh và phát triển bền vững.
-
Ngân hàng
Giá USD hôm nay 16/8
08:37' - 16/08/2022
Tại các ngân hàng thương mại, sáng nay, giá đồng USD tăng, trong khi giá đồng Nhân dân tệ (NDT) tiếp tục biến động trái chiều.