Indonesia lên kế hoạch chuyển đổi than thành khí đốt để thay thế khí đốt tự nhiên
Chính phủ Indonesia đang nỗ lực tối đa hóa việc sử dụng nguồn than đá trong nước thông qua quá trình “hạ nguồn” (chuyển đổi thành sản phẩm hoàn chỉnh) nhằm biến loại nguyên liệu này trở thành động lực cho nền kinh tế quốc gia trong tương lai.
Phát biểu tại Indonesia EBTKE ConEx, một sự kiện nhằm thúc đẩy phát triển năng lượng bền vững tại Indonesia, người phát ngôn Bộ Năng lượng và Tài nguyên Khoáng sản Indonesia, Sujatmiko cho biết Chính phủ đã quyết định biến than thành dimethyl ether và nguyên liệu thô cho các nhà máy hóa dầu.Hãng thông tấn Antara dẫn lời ông Sujatmiko cho hay dimethyl ether có thể được sử dụng thay thế khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) và khí tổng hợp, và có thể được sử dụng sản xuất methanol, phân bón...
Thông qua kịch bản khí hóa than thành dimethyl ether, chính phủ đang tìm cách kéo dài thời gian sử dụng than làm năng lượng sơ cấp.
Theo tính toán của Bộ Năng lượng và Tài nguyên Khoáng sản, trong năm 2020, tài nguyên than đá của Indonesia sẽ đạt 143 tỷ tấn, trữ lượng 38,8 tỷ tấn, sản lượng giả định là 600 triệu tấn mỗi năm và trữ lượng này có thể đủ dùng trong 65 năm.Hoạt động sản xuất và nhu cầu về than đá sẽ tiếp tục tăng trong 20 năm tới để đáp ứng nhu cầu năng lượng của quốc gia và thế giới.
Bộ Năng lượng và Tài nguyên Khoáng sản lưu ý rằng sản lượng than chỉ đạt 550 triệu tấn vào năm 2020, và sẽ tăng lên 633 triệu tấn vào năm 2025, sau đó tiếp tục tăng lên 684 triệu tấn vào năm 2030 và giảm nhẹ xuống 678 triệu tấn vào năm 2040.
Chính phủ Indonesia cũng dự định áp dụng mức thuế đặc biệt cho các công ty biến than thành khí thông qua Chương trình biến than thành Dimethyl Ether (DME). Chính sách này là một phần trong cam kết của chính phủ nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi than.Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Tài nguyên Khoáng sản Arifin Tasrif phát biểu tại cuộc làm việc với Hạ viện gần đây cho biết trong nỗ lực khuyến khích chương trình chuyển đổi than đá, đặc biệt là biến than thành DME, Bộ Năng lượng và Tài nguyên khoáng sản sẽ ban hành quy định dưới dạng thuế đặc biệt cho khí hóa than lên đến 0%.Theo Bộ trưởng, quy định này hiện đang được Bộ Năng lượng và Tài nguyên khoáng sản soạn thảo, sẽ quy định về mặt kỹ thuật các tiêu chí và thủ tục cấp ưu đãi thuế đặc biệt dành cho than.
Dự án chuyển đổi than sang DME sẽ do PT Bukit Asam, một công ty khai thác của nhà nước tại khu vực Tanjung Enim, tỉnh Nam Sumatra thực hiện. Dự án này sẽ đi vào hoạt động năm 2024 với mục tiêu sản xuất 1,4 triệu tấn DME mỗi năm.
Bộ trưởng Bộ Doanh nghiệp Nhà nước Erick Thohir cho biết dự án khí hóa than có thể giúp cắt giảm nhập khẩu khí hóa lỏng (LPG), đồng thời thúc đẩy nền kinh tế quốc gia./.- Từ khóa :
- indonesia
- than đá
- khí đốt
- khí tự nhiên hóa lỏng
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Công ty Ấn Độ giành hợp đồng quản lý sân bay 6 tỷ USD tại Indonesia
20:21' - 25/11/2021
Thỏa thuận trị giá 6 tỷ USD, bao gồm khoản đầu tư ít nhất 15.000 tỷ rupiah (1,05 tỷ USD) từ các đối tác chiến lược.
-
Ngân hàng
Ngân hàng trung ương Indonesia dự báo tăng trưởng năm 2022
09:20' - 25/11/2021
Ngân hàng trung ương Indonesia (BI) ngày 24/11 dự báo nền kinh tế của nước này sẽ phục hồi trong năm 2022 nhờ sự gia tăng của cả nhu cầu trong nước lẫn hoạt động kinh tế toàn cầu.
-
Ô tô xe máy
Indonesia và Anh xây dựng chuỗi cung ứng pin ô tô điện ở mỗi nước
07:44' - 25/11/2021
Bộ trưởng Điều phối các vấn đề hàng hải và đầu tư Indonesia Luhut Binsar Pandjaitan cho biết, nước này và Vương quốc Anh lập kế hoạch để xây dựng chuỗi cung ứng pin ô tô điện (EV) trong tương lai.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Kiên Giang mở lối tiêu thụ OCOP: Đa kênh, đa thị trường
21:01' - 30/06/2025
Kiên Giang hỗ trợ các chủ thể sản xuất OCOP tham gia các hội chợ, sự kiện quảng bá, xúc tiến du lịch; tăng cường hướng dẫn và khuyến khích các chủ thể OCOP đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử.
-
Thị trường
6 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản ước tăng trên 14%
15:35' - 30/06/2025
Các nhóm mặt hàng tiếp tục đà tăng trưởng là cà phê, cao su, hạt tiêu, hạt điều, chăn nuôi, thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ.
-
Thị trường
“Lá chắn kép” cho an toàn thực phẩm
10:12' - 30/06/2025
Một con tem QR nhỏ trên miếng thịt trong siêu thị ở Tokyo hay Seoul có thể dẫn người tiêu dùng lần ngược lại hành trình từ trang trại, cơ sở giết mổ, đến kết quả kiểm nghiệm vi sinh và hóa chất.
-
Thị trường
Giá lúa tăng nhẹ khi giao dịch trầm lắng, nguồn cung cao
10:49' - 29/06/2025
Trong tuần qua, giá một số loại lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long nhích nhẹ. Trong khi đó, hoạt động giao dịch vẫn trầm lắng và nguồn cung cao vẫn là sức ép với gạo Việt Nam.
-
Thị trường
Thuế cao không cản nổi cơn khát gạo của Nhật Bản
07:30' - 29/06/2025
Theo dữ liệu của Chính phủ Nhật Bản, để ứng phó với giá gạo trong nước leo thang, lượng gạo nhập khẩu vào Nhật Bản trong tháng 5/2025 đã lần đầu tiên vượt ngưỡng 10.000 tấn.
-
Thị trường
Triển khai Chương trình Khuyến mại tập trung Hà Nội năm 2025
14:31' - 27/06/2025
Ngày 27/6, Sở Công Thương Hà Nội tổ chức họp báo triển khai Chương trình Khuyến mại tập trung thành phố Hà Nội năm 2025.
-
Thị trường
Cơ hội tiếp cận thị trường Halal toàn cầu
18:18' - 26/06/2025
Chỉ kết nối và kết nối sâu hơn nữa mới có thể hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam lớn mạnh, phát triển và thâm nhập thị trường Halal toàn cầu.
-
Thị trường
Nỗ lực bình ổn giá gạo tại Nhật Bản: Tin vui xen lẫn nỗi lo
17:22' - 26/06/2025
Dữ liệu từ Bộ Nông nghiệp Nhật Bản cho thấy giá trung bình của một túi gạo 5kg đã giảm xuống 3.920 yen (khoảng 27,03 USD) trong tuần kết thúc vào ngày 15/6.
-
Thị trường
Gạo Việt Nam tại Nhật Bản: Từ “hiện diện” đến sự công nhận của người tiêu dùng
15:47' - 26/06/2025
Hàng nghìn tấn gạo mang thương hiệu A An vào Nhật Bản không chỉ là thành tích xuất khẩu, mà là minh chứng cho tiềm năng phát triển thương hiệu gạo Việt vào thị trường này.