Indonesia lỡ hẹn phê chuẩn hiệp định RCEP
RCEP - thỏa thuận mang tính bước ngoặt được 10 nước thành viên ASEAN và 5 nước đối tác đối thoại khu vực ký kết - đã có hiệu lực vào đầu năm nay. Tuy nhiên, Indonesia nằm trong số ít quốc gia chưa thông qua thỏa thuận, cùng với Myanmar và Philippines.
Trước đó, Chính phủ Indonesia dự kiến thông qua RCEP tại Hạ viện vào tháng 1/2022 song lỡ hẹn, buộc các quan chức đẩy lùi thời hạn đến cuối quý I/2022. Bộ trưởng Điều phối Các vấn đề Kinh tế Airlangga Hartarto đã đảm bảo rằng sẽ không có sự chậm trễ nào nữa, đồng thời cho biết Tổng thống Joko Widodo đã ký dự thảo luật và sẽ gửi sang Hạ viện trong những ngày tới với mục tiêu thỏa thuận được phê chuẩn trong kỳ họp kết thúc vào ngày 14/4.
Trao đổi với tờ Jakarta Post vào ngày 22/3, Bộ trưởng Airlangga cho hay: “Giai đoạn thảo luận chỉ mới bắt đầu vào tuần trước, vì vậy chúng tôi hy vọng rằng thỏa thuận sẽ được thông qua tại phiên họp lần này”. Ông Airlangga cũng tự tin rằng quá trình này sẽ diễn ra suôn sẻ bất chấp lo ngại của các nhà lập pháp về tác động tiềm tàng của RCEP đối với các doanh nghiệp địa phương. Theo Bộ trưởng Airlangga, lãnh đạo Hạ viện đã gửi thư cho chính phủ khẳng định ủng hộ việc phê chuẩn dự luật.
Ngày 22/3, Tổng cục trưởng Hợp tác thương mại quốc tế thuộc Bộ Thương mại Djatmiko Bris Witjaksono cho biết, dự thảo luật và các nghiên cứu học thuật hỗ trợ việc phê chuẩn sẽ sẵn sàng vào cuối tháng Ba này. Theo ông Djatmiko, Bộ Thương mại đang thu thập chữ ký từ các đối tác và với tiến độ hiện nay, chắc chắn RCEP sẽ được phê chuẩn vào đầu tháng Tư.
Theo Luật số 21/2011, chính phủ có thể lựa chọn giữa hai phương án để phê chuẩn các thỏa thuận quốc tế, gồm ban hành sắc lệnh Tổng thống và Hạ viện phê chuẩn thành luật. Ông Djatmiko cho biết việc cả chính phủ và Quốc hội đã đồng ý về điều này sẽ cung cấp nền tảng vững chắc hơn cho RCEP, mặc dù quá trình phê chuẩn kéo dài hơn.
Tuần trước, ông Adisatrya Suryo Sulisto, nghị sĩ thuộc Đảng Dân chủ Đấu tranh Indonesia (PDI-P), cho hay chính phủ đã chậm hoàn thành quy trình phê chuẩn RCEP. Hiện 11 nước ký kết RCEP đã phê chuẩn thỏa thuận này chưa đầy một năm sau khi thỏa thuận được ký kết vào ngày 15/11/2020. Trong khi đó, Indonesia vẫn chưa thực hiện tốt cam kết của mình ngay cả khi sắp hết quý I/2022.
Ông Adisatrya kêu gọi chính phủ sớm đệ trình dự luật để các cuộc thảo luận có thể bắt đầu. Hôm 24/3, nghị sỹ này nhấn mạnh: “Chắc chắn, chúng tôi không muốn Indonesia - nước đi tiên phong trong RCEP - trở thành quốc gia duy nhất chưa phê chuẩn thỏa thuận”.
Cũng trong ngày 24/3, Phó Chủ tịch Ủy ban VI (giám sát lĩnh vực thương mại) Martin Manurung cho biết có thể phê chuẩn thỏa thuận này trong vòng vài tuần, song điều này còn phụ thuộc vào thời điểm chính phủ đệ trình dự thảo luật.
Ngày 25/3, người đứng đầu Ủy ban thường trực về các hiệp định thương mại tự do thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Indonesia (Kadin) Anne Patricia Susanto cho rằng bất kỳ sự chậm trễ nào nữa sẽ khiến Indonesia mất nhiều cơ hội hơn trong việc đảm bảo lợi ích kinh tế từ hiệp định.
Theo bà Anne, điều quan trọng hơn là việc không phê chuẩn thỏa thuận thương mại này sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh của Indonesia với tư cách là Chủ tịch Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20).
Trong khi đó, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu của ngân hàng DBS, ông Maynard Arif cho rằng trong ngắn hạn, giá hàng hóa tăng cao sẽ bù đắp hậu quả của bất kỳ sự chậm trễ nào đối với quá trình phê chuẩn RCEP./.
- Từ khóa :
- indonesia
- rcep
- Indonesia phê chuẩn hiệp định RCEP
Tin liên quan
-
Phân tích - Dự báo
G20 và RCEP - "chìa khóa" thúc đẩy sự phục hồi và phát triển toàn cầu hậu COVID-19
05:30' - 31/03/2022
Các tác giả cho rằng cách tốt nhất để chống lại xu hướng phi toàn cầu hóa là củng cố những kiến trúc hiện có của thương mại toàn cầu và gia tăng hợp tác.
-
Kinh tế Thế giới
RCEP chính thức có hiệu lực với Malaysia từ ngày 18/3
09:59' - 18/03/2022
Ngày 18/3, Bộ Thương mại và Công nghiệp Quốc tế Malaysia (MITI) ra thông cáo về việc Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) sẽ bắt đầu có hiệu lực đối với Malaysia.
-
Thị trường
Campuchia xuất khẩu giày dép sang Trung Quốc theo RCEP
13:11' - 11/03/2022
Báo Khmer Times ngày 11/3 đưa tin Campuchia đã xuất khẩu giày dép sang Trung Quốc trong khuôn khổ Hiệp định Đối tác Toàn diện Khu vực (gọi tắt là RCEP) có hiệu lực từ ngày 1/1/2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch thực hiện Hiệp định RCEP giai đoạn 2022 – 2026
16:10' - 04/03/2022
Nhằm cụ thể hóa và triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương vừa ký Quyết định số 197/QĐ-BCT ban hành Kế hoạch thực hiện Hiệp định RCEP giai đoạn 2022 – 2026.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Thế khó của OPEC+ trong việc cân bằng thị trường dầu mỏ
16:04' - 21/11/2024
Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác do Nga dẫn đầu, còn được gọi là OPEC+, sẽ có rất ít khả năng điều chỉnh chính sách dầu mỏ khi nhóm họp vào tháng 12 tới.
-
Phân tích - Dự báo
Nhiệm kỳ Trump 2.0: Thách thức lớn đối với ngành nông nghiệp thực phẩm
05:30' - 21/11/2024
Theo trang mạng sasktoday.ca, việc ông Trump tái đắc cử chắc chắn là một sự kiện quan trọng, và lần này, người dân Canada có thể sẽ tiếp cận sự kiện này với nhiều sự dè dặt hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Giá thực phẩm leo thang- Thách thức đối với kinh tế Nga
06:30' - 20/11/2024
Người dân Nga vật lộn với giá thực phẩm tăng cao ngay cả trước giai đoạn tăng đỉnh điểm trong năm nay.
-
Phân tích - Dự báo
Dầu khí sẽ là một trong những ưu tiên của chính quyền Trump
05:30' - 20/11/2024
Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Trump cam kết sẽ tối đa hóa sản lượng dầu thô của Mỹ và tiếp tục phủ nhận biến đổi khí hậu.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài cuối: Giải pháp cho sự thịnh vượng
06:30' - 19/11/2024
Mặc dù mức thuế trung bình đối với người lao động thông thường có thể có tác động đáng kể, nhưng mức thuế suất biên cao đối với người có thu nhập cao cũng đi kèm với chi phí kinh tế đặc biệt.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài 1: Khác biệt giữa Mỹ và châu Âu
05:30' - 19/11/2024
Mạng tin Gisreportsonline mới đây đăng bài viết của ông Adam Michel, Giám đốc nghiên cứu chính sách thuế tại Viện Cato, cho rằng việc giảm thuế lao động là cần thiết để tăng sức cạnh tranh của EU.
-
Phân tích - Dự báo
Cơ hội để dòng vốn đổ về Việt Nam
14:46' - 18/11/2024
Các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam có thể tận dụng cơ hội khi các nhà đầu tư bắt đầu rút vốn chuyển về Mỹ sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ ngày 5/11 vừa qua.
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế toàn cầu sau bầu cử Mỹ - Bài cuối: “Bóng ma” lạm phát quay về?
06:02' - 18/11/2024
Các biện pháp được ông Trump công bố "sẽ có thể gây thiệt hại kinh tế ước tính khoảng 33 tỷ euro chỉ riêng ở Đức", theo tính toán của Viện nghiên cứu kinh tế (IFO).
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế toàn cầu sau bầu cử Mỹ - Bài 1: Hiệu ứng đảo ngược
05:30' - 18/11/2024
Sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống, dự kiến sẽ có nhiều chính sách kinh tế lớn của Mỹ sẽ có sự điều chỉnh, làm ảnh hưởng tới nhiều nền kinh tế và có thể gây gia tăng bất ổn toàn cầu.