Indonesia sẽ đầu tư 5,3 tỷ USD vào 6 dự án đường cao tốc
Các dự án nói trên bao gồm 5 dự án tư nhân và một dự án công trị giá 8.700 tỷ rupiah để xây các cây cầu nối đảo Batam thuộc tỉnh Quần đảo Riau với các đảo nằm gần đó gồm Tanjung Sauh, Buau, và Bintan.
Phát biểu tại một hội nghị kêu gọi đầu tư được tổ chức trực tuyến hôm 30/4, Bộ trưởng Công trình Công cộng và Nhà ở (PUPR) Basuki Hadimulyono cho biết Bộ này sẽ cung cấp các dự án đầu tư này theo hình thức đối tác công tư (PPP). Tất cả sáu dự án đều có giá trị kinh tế và tài chính lớn như tuyến đường cao tốc thu phí Patimban kết nối với một cảng container dành cho hoạt động xuất khẩu xe ô tô.
Cảng conainer mà ông Basuki đề cập là cảng nước sâu do Nhật Bản đầu tư xây dựng tại tỉnh Tây Java. Đây là một trong những dự án chiến lược quốc gia với mục tiêu biến cảng biển Patimban thành trung tâm xuất khẩu của Indonesia.
Trong số các dự án tư nhân có tuyến đường cao tốc thu phí Semanan-Balaraja với tổng chiều dài dài 32,4 km và tổng kinh phí đầu tư ước tính 15.500 tỷ rupiah, nối thủ đô Jakarta với thành phố Tangerang của tỉnh Banten.
Các dự án còn lại bao gồm tuyến đường cao tốc thu phí Cikunir-Ulujami trị giá 21.500 tỷ rupiah trên Đường vành đai ngoài Jakarta (JORR); tuyến đường cao tốc thu phí Nam Sentul-Tây Karawang dài 61,5 km trị giá 15.300 tỷ rupiah; tuyến đường cao tốc thu phí Patimban trị giá 11.700 tỷ rupiah, và tuyến đường cao tốc thu phí trị giá 8.700 tỷ rupiah kết nối cảng Semarang với tỉnh lỵ Trung Java.
Bộ trưởng Basuki cho biết PUPR đang đẩy mạnh các dự án cơ sở hạ tầng nhằm phục vụ cho kế hoạch phục hồi kinh tế của Chính phủ. Hồ sơ của sáu dự án cơ sở hạ tầng nói trên hiện đang được hoàn thiện để đem ra đấu thầu vào quý III và quý IV/2020, và dự kiến được khởi công ngay sau khi đại dịch kết thúc.
Theo bà Novie Andriani, quan chức thuộc Ủy ban Kế hoạch Phát triển Quốc gia Indonesia (Bappenas), các dự án này là một phần trong kế hoạch của Chính phủ Indonesia nhằm xây dựng 2.000 km đường cao tốc thu phí trong Kế hoạch Phát triển Quốc gia Trung hạn (RPJMN) giai đoạn 2020-2024.
Phát triển các tuyến đường cao tốc thu phí nằm trong số 41 dự án ưu tiên trong RPJMN giai đoạn 2020-2024 và có tổng vốn đầu tư ước tính 7.400.000 tỷ rupiah. RPJMN giai đoạn 2020-2024 được kỳ vọng sẽ giúp chuyển đổi nền kinh tế theo mục tiêu của Tổng thống Joko Widodo, qua đó đưa Indonesia thành một trong năm nền kinh tế hàng đầu thế giới vào năm 2045./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Tin tặc tấn công trang thương mại điện tử lớn nhất Indonesia
14:01' - 03/05/2020
Tokopedia, nền tảng thương mại trực tuyến lớn nhất của Indonesia đang điều tra một vụ tấn công mạng và những cáo buộc rằng thông tin của hàng triệu người dùng đã bị rò rỉ trên mạng.
-
Kinh tế Việt Nam
Một dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam không chọn được nhà đầu tư
16:38' - 02/05/2020
7/8 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam đã có tối thiểu 2 nhà đầu tư vượt qua sơ tuyển. Theo kế hoạch, Bộ Giao thông Vận tải sẽ phát hành hồ sơ mời thầu cho các nhà đầu tư trong tháng 5/2020.
-
Kinh tế & Xã hội
Đẩy nhanh giải phóng mặt bằng cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Cao Bồ-Mai Sơn
15:38' - 23/04/2020
Ngày 23/4, Bộ Giao thông Vận tải đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Ninh Bình về việc đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Cao Bồ - Mai Sơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Sớm bàn giao mặt bằng dự án đường cao tốc Bắc-Nam qua Bình Thuận
11:55' - 21/04/2020
UBND tỉnh Bình Thuận yêu cầu UBND các huyện tổ chức quản lý theo quy định đối với toàn bộ diện tích đất đã hoàn thành công tác thu hồi, bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
G7 nhất trí đầu tư vào khí đốt tự nhiên
08:07'
Ngày 28/6, Nhóm các quốc gia công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) tán thành các khoản đầu tư vào khí đốt tự nhiên trong bối cảnh nhiều nước muốn giảm phụ thuộc vào nhiên liệu của Nga.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ công bố bản ghi nhớ an ninh quốc gia đầu tiên về chống đánh bắt cá trái phép
20:46' - 28/06/2022
Giới chức cấp cao chính quyền Mỹ cho biết Tổng thống Joe Biden đã ký một bản ghi nhớ an ninh quốc gia về chống đánh bắt cá trái phép.
-
Kinh tế Thế giới
Nga cấm nhập cảnh vợ và con gái của Tổng thống Mỹ Joe Biden
18:58' - 28/06/2022
Bộ Ngoại giao Nga ngày 28/6 thông báo đưa thêm 25 công dân Mỹ vào danh sách cấm nhập cảnh Nga, trong đó vợ và con gái của Tổng thống Joe Biden.
-
Kinh tế Thế giới
Các hãng hàng không Mỹ hủy hơn 700 chuyến do thiếu nhân lực và thời tiết xấu
13:16' - 28/06/2022
Các hãng hàng không Mỹ đã phải hủy hơn 700 chuyến bay vào ngày 27/6 do thời tiết bất lợi và tình trạng thiếu nhân viên ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu tăng vọt trong mùa du lịch Hè.
-
Kinh tế Thế giới
Hạ viện Anh thông qua dự luật sửa đổi Nghị định thư Bắc Ireland
12:03' - 28/06/2022
Dự luật điều chỉnh Nghị định thư Bắc Ireland mà Chính phủ Anh đề xuất đã được Hạ viện nước này thông qua bất chấp những cảnh báo của Liên minh châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Hội đồng EU thông qua quy chế lưu trữ khí đốt
08:15' - 28/06/2022
EU đã thông qua quy chế lưu trữ khí đốt để đảm bảo công suất dự trữ khí đốt tại EU phải được lấp đầy trước Mùa Đông và có thể được chia sẻ giữa các quốc gia thành viên trên tinh thần đoàn kết.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị thượng đỉnh G7 cam kết đảm bảo an ninh năng lượng
08:10' - 28/06/2022
Trong một tuyên bố đưa ra sau phiên thảo luận chiều 27/6, các nhà lãnh đạo G7 cam kết chống biến đổi khí hậu, đồng thời với việc đảm bảo an ninh nguồn cung năng lượng.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị thượng đỉnh G7: Ra tuyên bố về cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine
21:57' - 27/06/2022
Thủ tướng Đức Olaf Scholz tuyên bố G7 sẽ tiếp tục đứng về phía Ukraine và tiếp tục “gia tăng sức ép” với Nga.
-
Kinh tế Thế giới
Chứng khoán châu Á khởi sắc phiên giao dịch đầu tuần 27/6
17:12' - 27/06/2022
Hầu hết các sàn giao dịch chứng khoán châu Á đều khởi sắc trong phiên giao dịch đầu tuần ngày 27/6