Indonesia sẽ ứng phó ra sao với nguy cơ bị kiện do lệnh cấm xuất khẩu bauxite?
Tờ Jakarta Post số ra mới đây có bài viết đánh giá về việc Chính phủ Indonesia kiên quyết đưa ra lệnh cấm xuất khẩu bauxite trong tháng tới. Chính phủ Indonesia sẵn sàng đáp trả nếu bất kỳ quốc gia nào theo đuổi hành động pháp lý chống lại lệnh cấm xuất khẩu bauxite của này được thi hành vào đầu tháng Bảy tới.
Phát biểu trước giới truyền thông mới đây, Tổng thống Indonesia Joko Widodo nhận định rằng, Trung Quốc - quốc gia nhập khẩu bauxite lớn nhất của Indonesia - có thể sẽ đệ đơn khiếu nại Jakarta lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về lệnh cấm xuất khẩu bauxite sắp tới của nước này.Trước đó, quan chức Bộ Thương mại Indonesia Bara Krishna Hasibuan cho biết, mặc dù không có dấu hiệu nào cho thấy các nước sẽ kiện Indonesia lên WTO, nhưng Bộ Thương mại nước này đã sẵn sàng cho mọi tình huống và hậu quả có thể phát sinh từ lệnh cấm xuất khẩu bauxite.Ông Bara cho biết, về nguyên tắc, lệnh cấm này dự kiến sẽ không làm gián đoạn các mối quan hệ kinh tế giữa Indonesia với các quốc gia khác, đặc biệt là các quốc gia đối tác phụ thuộc nhiều vào các sản phẩm khoáng sản từ “đất nước Vạn đảo”.
Tuy nhiên, nhà phân tích ngành khai thác mỏ Ahmad Zuhdi Dwi Kusuma thuộc Ngân hàng Bank Mandiri lưu ý rằng, không giống như niken, thị phần bauxite của Indonesia toàn cầu không lớn, khiến nước này dễ bị thay thế. Ông Zuhdi cho rằng, việc các đối tác tìm một thị trường khác sẽ hợp lý hơn là nộp đơn khiếu nại lên WTO phản đối Indonesia.Một phần lớn sản lượng bauxite của Indonesia luôn được hướng tới thị trường xuất khẩu, vì nhu cầu trong nước chiếm chưa đến một nửa sản lượng toàn quốc hiện nay. Những người trong ngành đã chỉ ra rằng, công suất kết hợp của các nhà máy luyện hiện tại không tương xứng với sản lượng khai thác.Mức khai thác bauxite hiện ở mức hơn 31 triệu tấn, trong khi công suất của 4 nhà máy tinh luyện đang hoạt động chỉ đạt 14 triệu tấn. Như vậy, lệnh cấm xuất khẩu nói trên sẽ khiến khoảng 17 triệu tấn bauxite trở nên dư thừa.
Lệnh cấm xuất khẩu bauxite của Indonesia, giống như lệnh cấm vận chuyển quặng khoáng sản khác, nhằm mục đích phát triển ngành công nghiệp chế biến kim loại trong nước để nước này có thể tiến lên trong chuỗi giá trị hàng hóa thay vì trở thành nước xuất khẩu nguyên liệu thô. Đối với bauxite, sản phẩm giá trị gia tăng là alumin, được sử dụng để tiếp tục chế biến thành nhôm.Người đứng đầu ủy ban thường trực về khoáng sản và than thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Indonesia (Kadin), Rizqi Darsono, trao đổi với tờ Jakarta Post rằng, chính phủ nên đối mặt với bất cứ điều gì xảy ra, vì bản thân chương trình nghị sự hạ nguồn là “tốt”.Tuy nhiên, nếu một quốc gia nào đó chọn đưa vấn đề này ra trước WTO, họ có thể đáp trả như áp thuế nhập khẩu cao hơn đối với các sản phẩm alumin của Indonesia, khiến chúng không thể cạnh tranh được với các sản phẩm từ các nước sản xuất khác.
Ông Rizqi khẳng định việc các nước theo đuổi hành động pháp lý hay không cũng không ảnh hưởng đến ngành khai thác bauxite, vì Chính phủ Indonesia sẽ vẫn kiên định theo kế hoạch phát triển này.
Ông nói thêm rằng, với bauxite, Indonesia cần phải cẩn thận hơn “bởi vì, thực tế là ngành công nghiệp này vẫn chưa sẵn sàng”. Rizqi đề xuất, Chính phủ Indonesia cần có chính sách thúc đẩy động lực cho các công ty có tiến độ xây dựng lò luyện kim vượt quá 50%.Một cố vấn đặc biệt của Bộ Năng lượng và Tài nguyên khoáng sản Indonesia đã tiết lộ vào tuần trước rằng có 8 công ty đang trong quá trình xây dựng các nhà máy luyện kim. Ronald Sulistyanto, quyền Trưởng Hiệp hội các công ty Bauxite và Quặng sắt (APB3I), cho biết việc xây dựng một nhà máy luyện kim không phải là điều dễ dàng.Lệnh cấm tương tự đã từng được đưa ra vào năm 2014 và vào thời điểm Indonesia quyết định dỡ bỏ lệnh cấm này vào năm 2017, chỉ có một công ty đã xây dựng một lò luyện kim. Điều đó cho thấy việc thu hút các nhà đầu tư vào thời điểm đó rất khó khăn, vì khoản đầu tư cần thiết khá cao, khoảng 1,2 tỷ USD.
Ngoài ra, ông Ronald giải thích, tỷ suất hoàn vốn đầu tư (ROI) có thể mất nhiều thời gian để hiện thực hóa trong quá trình chế biến bauxite. Có thể thấy trong trường hợp nhà máy tinh chế Alumina PT Well Harvest đã hoạt động được gần một thập kỷ qua, nhưng vẫn chưa đủ ROI.Theo dữ liệu từ Bộ Năng lượng và Tài nguyên khoáng sản Indonesia, nước này nắm giữ khoảng 1,2 tỷ tấn quặng nhôm, chiếm khoảng 4% trữ lượng bauxite toàn cầu./.Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Indonesia: ASEAN cần tăng cường hợp tác để đẩy nhanh chuyển đổi năng lượng
09:16' - 20/06/2023
Indonesia nhấn mạnh tầm quan trọng của an ninh năng lượng bền vững, được thực hiện thông qua kết nối ASEAN với tư cách là tâm điểm tăng trưởng.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia sẽ khai trương sàn giao dịch carbon vào tháng 9
16:55' - 17/06/2023
Giao dịch carbon là hệ thống dựa trên thị trường nhằm cắt giảm khí nhà kính gây ra biến đổi khí hậu.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia có thể trở thành “thế lực kinh tế mới” trong 5 năm tới
17:36' - 15/06/2023
Ngày 14/6, Bộ trưởng Điều phối Hàng hải và Đầu tư Indonesia Luhut Binsar Pandjaitan khẳng định quốc gia này có thể bắt kịp Trung Quốc và Ấn Độ để trở thành một “thế lực kinh tế mới” trong 5 năm tới.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Bước ngoặt định đoạt tương lai ngành công nghiệp ô tô toàn cầu
06:30' - 04/12/2024
Mỹ và Trung Quốc là hai thị trường lớn nhất thế giới về xe điện. Nhưng thị trường Trung Quốc lại do các thương hiệu trong nước thống trị trong khi Mỹ là một thị trường mở.
-
Phân tích - Dự báo
Điện hạt nhân sẽ định hình lại bản đồ năng lượng của Indonesia?
05:30' - 04/12/2024
Theo báo South China Morning Post (Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng) số ra mới đây, Indonesia có kế hoạch xây dựng hai nhà máy điện hạt nhân mới, nhằm mở rộng khai thác thêm nhiều nguồn năng lượng sạch.
-
Phân tích - Dự báo
“Cơn địa chấn” cho ngành ô tô Bắc Mỹ
15:24' - 03/12/2024
Mối đe dọa đối với ba nhà sản xuất ô tô lớn nhất nước Mỹ bắt nguồn từ chuỗi cung ứng xuyên biên giới phức tạp mà ngành công nghiệp ô tô toàn cầu đã xây dựng và phát triển trong 40 năm qua.
-
Phân tích - Dự báo
Bước tiến trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu
06:30' - 03/12/2024
Tờ The Conversation (Australia) mới đây đã đăng bài phân tích về kết quả đàm phán tại Hội nghị lần thứ 29 các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29).
-
Phân tích - Dự báo
ASEAN và nỗ lực chống ô nhiễm nhựa
05:30' - 03/12/2024
Từ sản xuất đến xử lý, nhựa là một trong những ngành công nghiệp thải nhiều carbon nhất hành tinh, với lượng khí thải carbon tăng gấp đôi trong vòng chưa đầy 30 năm.
-
Phân tích - Dự báo
Lực đẩy mới giúp thị trường bất động sản Trung Quốc "hồi sinh"
05:30' - 02/12/2024
Bắt đầu từ ngày 1/12/2024, thủ đô Bắc Kinh, thành phố Thượng Hải và Thâm Quyến của Trung Quốc sẽ bãi bỏ các tiêu chuẩn đối với nhà ở thông thường và nhà ở cao cấp.
-
Phân tích - Dự báo
Hướng đi bền vững cho thị trường vốn châu Á
06:30' - 01/12/2024
Theo tờ The Straits Times, châu Á đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt vốn, khi chuyển sang mục tiêu phát thải ròng bằng 0 và Singapore có thể giúp thu hẹp khoảng cách này.
-
Phân tích - Dự báo
Nước Mỹ và tham vọng trở thành “siêu cường bitcoin của thế giới”
05:30' - 01/12/2024
Tại một hội nghị về bitcoin hồi mùa Hè vừa qua, ông Trump đã hứa sẽ thiết lập kho dự trữ chiến lược bitcoin sau khi đắc cử và xây dựng Mỹ thành “siêu cường bitcoin của thế giới”.
-
Phân tích - Dự báo
Tín hiệu mới cho khả năng tự cường năng lượng của quốc gia lớn nhất ASEAN
06:30' - 30/11/2024
Một trong những chương trình hành động hàng đầu của Tổng thống Indonesia là đạt được khả năng tự cung cấp năng lượng. Tuy nhiên, nước này đang phải đối mặt với những khó khăn về tiềm lực tài chính.