Indonesia tìm kiếm nguồn tài chính “giá rẻ” để phát triển năng lượng tái tạo
Báo Antara News đăng bài viết của tác giả Andi Abdussalam về các biện pháp thu hút nguồn tài chính để thúc đẩy lĩnh vực này. Theo bài viết, địa nhiệt là một nguồn năng lượng tái tạo quan trọng của Indonesia nhờ có địa hình núi lửa.
Các chuyên gia ước tính nước này sở hữu 40% tiềm năng địa nhiệt của thế giới, vào khoảng 29.000 MW. Chính phủ nước này đặt mục tiêu các nguồn năng lượng tái tạo sẽ đóng góp 23% sản lượng điện đến năm 2025 và cam kết cắt giảm 29% lượng phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2030.
Để tạo thuận lợi cho việc phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, Bộ Năng lượng và Tài nguyên Khoáng sản Indonesia (ESDM) đang khuyến khích doanh nghiệp PT Sarana Multi Infrastruktur (SMI), một công ty tài trợ cơ sở hạ tầng của nhà nước, đóng góp cho nỗ lực phát triển năng lượng mới và năng lượng tái tạo bằng cách cung cấp các khoản vay với lãi suất thấp.Tại một buổi báo cáo về dự án năng lượng tái tạo của Indonesia ở thủ đô Jakarta ngày 28/9 vừa qua, Thứ trưởng bộ ESDM Arcandra Tahar cho biết chính phủ nước này đang tìm kiếm các nguồn tài chính “giá rẻ” để phát triển năng lượng mới và năng lượng tái tạo ở Indonesia.Ông cho hay ESDM đang cố gắng thực hiện kế hoạch thu hút nhà đầu tư, tạo điều kiện vay vốn với lãi suất ưu đãi, trong đó có việc khuyến khích SMI dành một số khoản vay cho các dự án phát triển năng lượng mới và năng lượng tái tạo.
Ông Tahar cho biết nhiều tổ chức tài chính đang đề nghị cung cấp tài chính cho chính phủ để thực hiện các dự án này, trong đó, các đối tác châu Âu đưa ra mức lãi suất dưới 5%.Tuy nhiên, ông thừa nhận rằng cho đến bây giờ vẫn chưa có đề xuất nào thành hiện thực vì chính phủ cũng đang tính toán và nghiên cứu những yêu cầu của họ. Ví dụ như vấn đề kinh tế liên quan đến việc áp dụng công nghệ theo điều kiện mà các đối tác đề nghị.
Quan chức này nhấn mạnh rằng chính phủ sẽ tiếp tục khuyến khích các tổ chức/thể chế cung cấp các khoản vay ưu đãi để đáp ứng nhu cầu phát triển năng lượng tái tạo của đất nước. Bộ ESDM cũng đang tích cực kết nối các bên liên quan để huy động nguồn vốn giá rẻ cho việc thực hiện các dự án trên.Bộ ESDM ghi nhận rằng tiềm năng của năng lượng tái tạo ở Indonesia có thể đạt 441,7 gigawatt (GW). Tuy nhiên, dựa trên dữ liệu từ Tổng cục Năng lượng tái tạo và Bảo tồn Năng lượng của ESDM, sản lượng của các nhà máy sản xuất điện trong năm nay chỉ đạt 8,8 GW, tương đương 2% con số trên.Do đó, Hạ viện nước này đã hỗ trợ các nỗ lực của chính phủ để tiếp tục phát triển các nguồn năng lượng mới và năng lượng tái tạo của đất nước, đặc biệt là địa nhiệt với trữ lượng được đánh giá là lớn nhất trên thế giới.Theo Hạ nghị sỹ Agus Hermanto, để đạt được mục tiêu năng lượng tái tạo chiếm 23% trong sản xuất điện năng, Indonesia cần tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo hoặc năng lượng thân thiện với môi trường.Bên cạnh đó, ông Hermanto cũng nhắc đến một chính sách năng lượng mới và năng lượng tái tạo đã được đề ra trong Quy chế Tổng thống số 79 năm 2014 về Chính sách Năng lượng Quốc gia. Chính sách này nhằm phát triển các nguồn năng lượng thay thế cho dầu mỏ.
“Đất nước vạn đảo” phải đối mặt với rất nhiều thách thức trong việc phát triển năng lượng thân thiện với môi trường nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm không khí. Khó khăn chính là việc bảo đảm sự chắc chắn của quy định và các khía cạnh kinh tế trong phát triển năng lượng tái tạo.Thêm vào đó, nước này sẽ cần những bước đi táo bạo dưới hình thức kết hợp chính sách và ý chí chính trị để khuyến khích sự phát triển năng lượng sạch và thân thiện với môi trường.
Để đạt được mục tiêu về năng lượng mới và năng lượng tái tạo chiếm 23% sản lượng điện vào năm 2025, chính phủ đã đưa ra nhiều chiến lược khác nhau. Ví dụ, trong lĩnh vực địa nhiệt, Bộ trưởng Bộ ESDM đã ban hành Quy định số 36 về Quy trình Điều tra sơ bộ (PSP) và Khảo sát - Khám phá Sơ bộ (PSPE).Các cơ chế này cho phép chính phủ chỉ định doanh nghiệp tiến hành các hoạt động đánh giá địa chất, địa hoá, địa vật lý, tích hợp để tiến hành khoan giếng thăm dò nhằm thu thập thông tin dự đoán trữ lượng địa nhiệt.Cơ chế PSPE cũng sẽ giúp các nhà đầu tư địa nhiệt tiềm năng đảm bảo dự trữ địa nhiệt được tính toán toàn diện hơn về kinh tế, giảm rủi ro phát triển trong tương lai.
Một số đột phá khác đã được thực hiện để tăng đầu tư địa nhiệt bao gồm việc huy động các doanh nghiệp nhà nước để cải thiện các khoản đầu tư, dựa trên Luật số 21 năm 2014 về thăm dò địa nhiệt, ưu đãi thuế, trợ cấp và các ưu đãi phi tài chính.Ngoài ra, chính phủ cũng đơn giản hóa thủ tục nhận giấy phép thăm dò bằng cách thành lập Dịch vụ Tích hợp Một cửa (PTSP) tại Ban Điều phối Đầu tư (BKPM).
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Các doanh nghiệp công nghệ đổ hàng tỷ USD vào thị trường trực tuyến Indonesia
14:08' - 09/10/2017
Các doanh nghiệp công nghệ lớn như Expedia và Alibaba đang đổ hàng tỷ USD vào các doanh nghiệp mới khởi nghiệp của Indonesia.
-
Kinh tế Thế giới
Tìm lại thị phần cho ngành dệt may Indonesia
05:30' - 03/10/2017
Chính phủ Indonesia hiện đang tích cực đầu tư hiện đại hóa, mở rộng sản xuất để thúc đẩy ngành công nghiệp dệt may trong bối cảnh nước này đang để mất dần thị phần vào tay các quốc gia khác khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Tiềm năng khai thác năng lượng tái tạo của Indonesia
06:30' - 19/09/2017
Mặc dù nhiều quốc gia đã chuyển sang sử dụng năng lượng tái tạo để giảm thiểu phát thải khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính, Indonesia vẫn phụ thuộc phần lớn vào nhiên liệu hóa thạch để phát triển quốc gia.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia sẽ trở thành nhà sản xuất điện địa nhiệt lớn nhất thế giới vào năm 2021
11:11' - 14/09/2017
Bộ Năng lượng và Khoáng sản Indonesia dự báo nước này sẽ trở thành nhà sản xuất điện địa nhiệt lớn nhất thế giới vào năm 2021.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05' - 25/11/2024
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39' - 25/11/2024
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24' - 25/11/2024
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07' - 25/11/2024
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05' - 25/11/2024
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05' - 25/11/2024
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49' - 25/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26' - 24/11/2024
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này