IPEF kết thúc vòng đàm phán trực tiếp đầu tiên
Ngày 15/12, Mỹ, Nhật Bản, Australia và nhiều nước khác đã kết thúc vòng đàm phán trực tiếp thứ nhất về Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (IPEF) nhằm thiết lập các quy định và tiêu chuẩn thương mại trong khu vực.
Theo Văn phòng Đại diện thương mại và Bộ Thương mại Mỹ, trong vòng đàm phán về thương mại kéo dài 6 ngày này, các bên tham gia đã chia sẻ kỳ vọng về việc tạo ra một thỏa thuận tiêu chuẩn cao có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững và bao trùm trên khắp khu vực.
Thông báo nêu rõ các quan chức Mỹ đã thảo luận với các nước tham gia đàm phán về các nội dung liên quan đến thương mại, chuỗi cung ứng, nỗ lực chống tham nhũng và năng lượng sạch. Dự kiến các cuộc đàm phán trực tiếp tiếp theo sẽ diễn ra vào năm 2023, tuy nhiên phía Mỹ chưa công bố thời gian cụ thể.
Tháng 5 vừa qua, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố IPEF với mục tiêu nâng cao các tiêu chuẩn về môi trường, lao động và những tiêu chuẩn khác trên khắp châu Á. Tham gia đàm phán IPEF có nhiều nước, trong đó có Mỹ, Australia, New Zealand, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Thái Lan. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của những nước tham gia đàm phán về IPEF chiếm khoảng 40% GDP toàn cầu.
Trong cuộc họp trực tiếp cấp bộ trưởng đầu tiên ở Los Angeles (Mỹ) vào tháng 9 vừa qua, các nước đã nhất trí khởi động các vòng đàm phán chính thức. IPEF là một phần trong nỗ lực của chính quyền Tổng thống Biden nhằm tăng cường sự hiện diện kinh tế của Mỹ tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đang phát triển mạnh mẽ sau khi người tiền nhiệm Donald Trump rút Mỹ khỏi một thỏa thuận thương mại khu vực - hiện gọi là Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Thay vì bàn về việc cắt giảm thuế như các hiệp định thương mại tự do truyền thống, các cuộc đàm phán về IPEF dự kiến sẽ thảo luận các cam kết trong các lĩnh vực như tạo thuận lợi cho thương mại, hướng tới sự cải thiện thông qua việc đơn giản hóa các thủ tục hải quan và các biện pháp khác.
Ngoài vấn đề thương mại, các cuộc đàm phán sẽ tập trung vào 3 trụ cột khác gồm: sự phục hồi của chuỗi cung ứng, cơ sở hạ tầng và năng lượng sạch, thuế và chống tham nhũng.
Canada đang đề nghị được tham gia đàm phán IPEF và đây cũng là một chủ đề thảo luận trong vòng đàm phán thứ nhất./.Tin liên quan
-
Phân tích - Dự báo
IPEF và những mục tiêu của Hàn Quốc
06:30' - 19/09/2022
Với việc coi IPEF là một cơ hội, Chính phủ Hàn Quốc kỳ vọng sẽ mở rộng khả năng thâm nhập vào thị trường kỹ thuật số ASEAN, trong đó có lĩnh vực nội dung và đạt được mục tiêu ổn định chuỗi cung ứng.
-
Kinh tế Thế giới
Các nước tham gia IPEF nhất trí khởi động đàm phán chính thức
11:36' - 10/09/2022
Bộ trưởng các nước tham gia đàm phán Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương vì thịnh vượng (IPEF), nhất trí khởi động đàm phán chính thức nhằm xây dựng một trật tự kinh tế.
-
Phân tích - Dự báo
IPEF và những tác động đối với quan hệ Nhật-Trung
06:30' - 20/07/2022
Tại sao Nhật Bản lại kiên quyết ủng hộ sáng kiến này của Mỹ? Liệu động thái chủ động này của Nhật Bản có làm tổn hại mối quan hệ song phương mong manh giữa Nhật Bản và Trung Quốc?
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Singapore không đạt thoả thuận giảm thuế với Mỹ
19:34'
Mỹ sẽ không giảm 10% thuế quan cho hàng nhập khẩu từ Singapore nhưng hai nước nhất trí sẽ tăng cường quan hệ kinh tế một cách tích cực và tiếp tục thảo luận về các cách thức hợp tác.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ D. Trump bảo vệ chính sách thuế quan và trục xuất người nhập cư trái phép
19:19'
Về vấn đề nhập cư và an ninh nội địa, ông Trump khẳng định sẽ tiếp tục đẩy mạnh trục xuất người nhập cư bất hợp pháp, đặc biệt là tội phạm.
-
Kinh tế Thế giới
Hợp tác toàn diện Việt Nam và Lào luôn được củng cố
13:22'
Mặc dù tình hình khu vực và thế giới đang tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp và khó lường, nhưng mối quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam vẫn luôn được củng cố.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ chuẩn bị một khuôn mẫu đàm phán thương mại mới
13:20'
Tờ Wall Street Journal ngày 25/4 đưa tin các quan chức Mỹ đang chuẩn bị một khuôn mẫu đàm phán thương mại mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nhiên liệu hóa thạch vẫn là một phần của hỗn hợp năng lượng nhiều năm tới
10:34'
Nhiên liệu hóa thạch có khả năng vẫn là một phần của hỗn hợp năng lượng trong nhiều năm tới, đặc biệt là trong các lĩnh vực mà các giải pháp thay thế vẫn còn hạn chế.
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán thương mại Anh-Mỹ bế tắc
10:29'
Sau cuộc gặp với người đồng cấp Mỹ Scott Bessent, Bộ trưởng Tài chính Anh Rachel Reeves đã “ra về tay trắng” sau khi phía Mỹ đưa ra yêu cầu mới về việc giảm thuế đối với ô tô Mỹ nhập khẩu vào Anh.
-
Kinh tế Thế giới
Nước Mỹ trước nguy cơ thiếu hụt hàng hóa
09:50'
Các nhà bán lẻ Mỹ đang cảnh báo rằng người tiêu dùng nước này có thể một lần nữa phải đối mặt với tình trạng kệ hàng trống rỗng và chuỗi cung ứng hỗn loạn.
-
Kinh tế Thế giới
Thách thức lớn nhất với doanh nghiệp Mỹ hoạt động tại Trung Quốc
08:55'
Sách trắng được AmCham China công bố hôm 25/4 đã liệt kê căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc là thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp Mỹ hoạt động tại Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Doanh nghiệp Mỹ tại Trung Quốc thận trọng trước bất ổn địa chính trị
08:12'
Một xu hướng đáng lo ngại đã xuất hiện khi tỷ lệ doanh nghiệp coi Trung Quốc là điểm đến đầu tư chính giảm 6 điểm phần trăm so với năm 2023.