IPEF và những mục tiêu của Hàn Quốc
Chính phủ Hàn Quốc đã quyết định tham gia đàm phán về Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương vì sự thịnh vượng (IPEF), một cơ chế kinh tế và thương mại mới do Mỹ dẫn dắt. Với việc coi IPEF là một cơ hội, Chính phủ Hàn Quốc cũng kỳ vọng sẽ mở rộng khả năng thâm nhập vào thị trường kỹ thuật số ASEAN, trong đó có lĩnh vực nội dung (K-content), và đạt được mục tiêu ổn định chuỗi cung ứng.
Ngày 13/9, Trưởng đoàn đàm phán thương mại của Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Ahn Deok-geun đã có buổi báo cáo kết quả cuộc họp cấp Bộ trưởng IPEF tại khu phức hợp chính phủ ở thành phố Sejong. Ông Ahn nhấn mạnh bối cảnh Hàn Quốc tham gia IPEF do nhu cầu về một hệ thống ứng phó chung giữa các quốc gia trong khu vực trở nên thiết yếu khi môi trường kinh tế và thương mại đã thay đổi nhanh chóng từ tính hiệu quả sang khả năng chống chịu sau đại dịch.Hàn Quốc đã tham gia với tư cách là thành viên sáng lập của cơ chế kinh tế lớn nhất thế giới chiếm hơn 30% dân số thế giới bao trùm khu vực chiếm tới 40% GDP toàn cầu.Thông tin cho biết 14 quốc gia tham gia IPEF, trong đó có Hàn Quốc và Mỹ, đã nhất trí về Tuyên bố cấp Bộ trưởng trong bốn lĩnh vực tại Hội nghị tổ chức ở Los Angeles (Mỹ) trong hai ngày 8-9/9 vừa qua. Đàm phán cấp Bộ trưởng trong khuôn khổ IPEF lần này tập trung vào cả bốn trụ cột chính là thương mại tự do, khả năng chống chịu của chuỗi cung ứng, năng lượng sạch thông qua giảm phát thải carbon và cơ sở hạ tầng, vấn đề thuế quan và chống tham nhũng. Tuyên bố chung cho biết, 13 nước tham gia thảo luận về tất cả 4 trụ cột, trong khi Ấn Độ không tham gia thảo luận về trụ cột thương mại.Tuyên bố chung của cuộc họp cấp Bộ trưởng được công bố lần này là kết quả của các cuộc tham vấn diễn ra kể từ khi Mỹ tuyên bố khởi động IPEF vào ngày 23/5. Cho đến nay, các nước tham gia đã tổ chức tổng cộng ba cuộc họp cấp bộ trưởng và hàng chục cuộc thảo luận cấp đại diện cấp cao và cấp làm việc.Theo từng lĩnh vực, trong thương mại tự do, thay vì mở cửa thị trường thông qua cắt giảm thuế quan trong các hiệp định thương mại hiện có, các nước tham gia đã thảo luận về việc thiết lập các tiêu chuẩn chất lượng cao và chương trình hợp tác trong các lĩnh vực mới như tăng cường thương mại kỹ thuật số, thiết lập hệ sinh thái, xúc tiến đầu tư và thương mại carbon thấp và thân thiện với môi trường. Đổi mới công nghệ nông nghiệp, an ninh lương thực và số hóa các thủ tục hải quan cũng được đưa vào chương trình hợp tác trong hội nghị cấp bộ trưởng lần này.Trong lĩnh vực chuỗi cung ứng, các bên đã nhất trí chuẩn bị một cơ chế ứng phó với khủng hoảng tập trung vào các lĩnh vực và hạng mục chính mà mỗi quốc gia đã thống nhất để giảm bớt những xáo trộn trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Bên cạnh đó, các bộ trưởng cũng nhấn mạnh việc tăng cường khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng thông qua đầu tư, hợp tác logistics và phát triển nguồn nhân lực.Đối với lĩnh vực phát triển kinh tế xanh, hội nghị cũng nhấn mạnh mục tiêu cùng ứng phó với biến đổi khí hậu dựa trên Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu. Quá trình chuyển đổi năng lượng sạch tạo ra các cơ hội thương mại như thị trường và đầu tư đồng thời khuyến khích khu vực tư nhân tích cực tham gia lĩnh vực phát triển kinh tế sạch.Các nước tham gia cũng nhất trí tăng cường minh bạch thuế quan và tăng cường thực hiện công ước chống tham nhũng với mục tiêu tạo ra một môi trường kinh tế công bằng có thể thúc đẩy các hoạt động kinh tế khu vực như thương mại và đầu tư. Các bên cũng cam kết mở rộng bồi dưỡng năng lực và hỗ trợ kỹ thuật cho các nước đang phát triển.Chính phủ Hàn Quốc kỳ vọng thông qua IPEF thế mạnh của mỗi nước tham gia sẽ được sử dụng bổ sung để giúp giải quyết các thách thức chung trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương do IPEF không chỉ bao gồm các nước phát triển về công nghệ và vốn, mà còn bao gồm các nước đang phát triển với tiềm năng dồi dào như tài nguyên và nhân lực. Đặc biệt, Hàn Quốc dự đoán hợp tác trong lĩnh vực khoáng sản chủ chốt, năng lượng sạch, môi trường, chuỗi cung ứng sẽ được thúc đẩy giữa các nước tham gia về mở rộng phạm vi và cấp độ tạo được hiệu ứng tổng hợp lớn hơn.Do các nước tham gia đồng ý rằng IPEF là một nền tảng hợp tác kinh tế nhằm đáp ứng các nhiệm vụ chung của khu vực chưa được giải quyết trong các cơ chế đàm phán thương mại trước đây, nên cần phải tiến hành đàm phán kịp thời khi phát sinh vấn đề.Chính phủ Hàn Quốc có kế hoạch tìm kiếm lợi ích quốc gia thông qua tham gia tích cực vào các cuộc đàm phán trong cả bốn lĩnh vực, đồng thời phát hiện và đề xuất các dự án hợp tác giữa các quốc gia trong các lĩnh vực ổn định chuỗi cung ứng và năng lượng sạch sẽ cho phép Hàn Quốc sớm có những lợi ích cụ thể.Để đạt được mục tiêu này, không chỉ Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng, Bộ Chiến lược và Tài chính, Bộ Ngoại giao mà còn cả Bộ Nông nghiệp và Lâm nghiệp, Bộ Đại dương và Thủy sản, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tư pháp, Bộ Pháp chế, Ủy ban chống tham nhũng và dân quyền cũng phối hợp để đề xuất chính sách.Trưởng đoàn đàm phán Ahn Deok-geun cho biết trên cơ sở nội dung của Tuyên bố cấp Bộ trưởng, các nước tham gia đang có kế hoạch cụ thể hóa các chi tiết và phương hướng của các chuẩn mực và hợp tác thông qua đàm phán cho từng chương trình nghị sự trong tương lai. Phía Hàn Quốc sẽ tiếp tục theo đuổi các cuộc đàm phán IPEF thông qua thu thập ý kiến từ ngành hữu quan và các cuộc họp phối hợp chiến lược công-tư và các nhóm làm việc cho từng lĩnh vực./.- Từ khóa :
- ipef
- hàn quốc
- kinh tế xanh
- asean
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc đề xuất hội đàm 3 bên cấp Chủ tịch Quốc hội Hàn-Trung-Nhật
17:08' - 16/09/2022
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo ngày 16/9 đã có cuộc hội đàm với Chủ tịch Nhân Đại (Quốc hội Trung Quốc) Lật Chiến Thư đang có chuyến thăm chính thức Hàn Quốc.
-
Ngân hàng
Đồng won Hàn Quốc có nguy cơ mất giá kéo dài
15:08' - 16/09/2022
Đồng won được giao dịch ở mức 1.396,1 won/1 USD vào lúc 9h50' ngày 16/9 (giờ địa phương), giảm 2,4 won so với phiên đóng cửa ngày hôm trước, thậm chí có thời điểm giảm xuống mức 1.399.0 won/ 1 USD.
-
Phân tích - Dự báo
Hàn Quốc: Khủng hoảng kinh tế lần thứ ba đang "rình rập"
06:30' - 16/09/2022
"Cho đến thời điểm hiện tại, thâm hụt thương mại không ở mức đáng lo ngại song cũng có thể được coi là dấu hiệu gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế Hàn Quốc nếu không được cải thiện sớm".
-
Tài chính
Hàn Quốc sẽ cho phép bán hàng miễn thuế trên nền tảng trực tuyến.
07:47' - 15/09/2022
Cơ quan Hải quan Hàn Quốc ngày 14/9 đã tổ chức buổi tọa đàm với các doanh nghiệp kinh doanh chuỗi cửa hàng miễn thuế trong nước và công bố “Đối sách thúc đẩy ngành công nghiệp miễn thuế”.
-
Phân tích - Dự báo
Hàn Quốc: Nguy cơ khủng hoảng thị trường bán dẫn đang hiện hữu?
05:30' - 11/09/2022
Trên thị trường bán dẫn, sự không chắc chắn đang gia tăng cùng với giá chip giảm do nhu cầu yếu và nguy cơ lạm phát toàn cầu.
-
Ngân hàng
Hàn Quốc: Đồng won giảm giá xuống mức thấp nhất 13 năm
14:54' - 07/09/2022
Tỷ giá hối đoái giữa đồng won (Hàn Quốc) và USD đã vượt qua ngưỡng 1.380 won/USD.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Một kỷ nguyên mới đầy bất ổn đối với kinh tế thế giới
06:30' - 26/04/2025
IMF, trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới, đã hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu xuống 2,8% trong năm 2025 và 3% năm 2026, từ mức dự báo trước đó là 3,3% cho cả hai năm.
-
Phân tích - Dự báo
Ngã rẽ quan trọng của ngành thép Anh
05:30' - 26/04/2025
Ngành thép Anh đang đối mặt với hàng loạt khó khăn, từ bán phá giá, chi phí sản xuất tăng cho đến thuế quan 25% mà Tổng thống Mỹ Donald Trump ban hành với thép, nhôm nhập khẩu.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ ra tín hiệu sẵn sàng hạ nhiệt thuế quan với Trung Quốc
08:41' - 25/04/2025
Cổ phiếu Mỹ tăng giá nhờ hy vọng rằng hai nước có thể hạ thấp các rào cản thương mại lớn mà họ đã dựng lên trong tháng qua...
-
Phân tích - Dự báo
Rủi ro toàn cầu gia tăng vì những “cú ngoặt” chính sách từ Mỹ
06:30' - 25/04/2025
Khi thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump gây ra sự gia tăng các biện pháp bảo hộ trên toàn thế giới, kỷ nguyên tự do, thương mại không bị hạn chế dần đi đến hồi kết.
-
Phân tích - Dự báo
Kỷ nguyên “đồng USD không rủi ro” đang dần khép lại?
05:30' - 25/04/2025
Thị trường tài chính biến động mạnh trong hai ngày đầu tuần này, với giá vàng giao ngay tăng lên trên ngưỡng kỷ lục 3.500 USD/ounce, trong khi đồng USD giảm xuống mức thấp nhất của ba năm.
-
Phân tích - Dự báo
"Cuộc chơi" khoáng sản toàn cầu ngày một "nóng"
06:30' - 24/04/2025
Trung Quốc cũng đang xem xét đề xuất gắn giá trị của những nguyên tố khoáng sản chủ chốt với giá vàng, nâng tầm chúng từ nguyên liệu công nghiệp trở thành tài sản địa chính trị.
-
Phân tích - Dự báo
Châu Âu đối mặt với áp lực lớn về kinh tế-xã hội
05:30' - 24/04/2025
Tỷ lệ sinh thấp không chỉ là vấn đề của riêng châu Âu mà còn là xu hướng toàn cầu, gây áp lực lớn về kinh tế và xã hội cho các quốc gia.
-
Phân tích - Dự báo
Ngành sản xuất ô tô trước nguy cơ đóng cửa do thiếu đất hiếm
06:30' - 23/04/2025
Các biện pháp kiểm soát xuất khẩu mới nhất của Trung Quốc đối với khoáng sản đất hiếm có thể gây ra tình trạng đình trệ đối với lĩnh vực sản xuất ô tô toàn cầu.
-
Phân tích - Dự báo
Bất ổn thương mại bao trùm cuộc họp của IMF và WB
05:30' - 23/04/2025
Niềm tin thị trường sụt giảm và bất ổn thương mại toàn cầu gia tăng đang phủ bóng lên các cuộc họp của IMF và WB trong khuông khổ hội nghị mùa Xuân 2025.