IPO tại nước ngoài - Nâng tầm vị thế doanh nghiệp Việt
Câu chuyện một số doanh nghiệp Việt Nam có nhu cầu bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) hoặc niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ đang nhận được sự quan tâm của dư luận. Giới chuyên gia cho rằng, việc có nhiều doanh nghiệp Việt IPO, niêm yết tại thị trường nước ngoài sẽ tạo được uy tín cho quốc gia, thu hút dòng vốn ngoại và nâng tầm vị thế doanh nghiệp Việt trên thị trường quốc tế.
*Nâng cao vị thế Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, doanh nghiệp IPO tại nước ngoài thành công sẽ bổ sung nguồn vốn cho doanh nghiệp phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, giúp doanh nghiệp thu hút thêm các nhà đầu tư nước ngoài là các tổ chức tài chính lớn, các tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Các nhà đầu tư này có thể đóng góp cho doanh nghiệp nâng cao chất lượng quản trị công ty, cải thiện khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Việc IPO tại nước ngoài còn giúp quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp tại thị trường quốc tế. Theo luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật SBLAW, khi IPO ở thị trường chứng khoán nước ngoài, ngoài vấn đề thu hút được nguồn tiền đầu tư mạnh mẽ, IPO thành công sẽ thúc đẩy cho việc xây dựng niềm tin từ nhà đầu tư nước ngoài, giúp nâng cao được vị thế, hình ảnh doanh nghiệp cũng như mở rộng được thị trường. Việc một số doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam dự kiến IPO tại thị trường nước ngoài là quy luật song song với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế trong thời gian qua. Khi mục tiêu kinh doanh và phát triển của doanh nghiệp có tham vọng lớn thì lượng vốn cần hấp thụ cũng tăng theo. Ông Hà cho rằng, có thể mức vốn hóa tại thị trường chứng khoán Việt Nam còn chưa đủ mạnh hoặc đã bão hòa, dẫn tới các doanh nghiệp hàng đầu phải tìm kiếm nguồn lực mới ở thị trường nước ngoài với mục tiêu quốc tế hóa thương hiệu, mở rộng phạm vi hoạt động ra nước ngoài và tìm kênh huy động vốn lớn. Việc mong muốn IPO ở nước ngoài còn thể hiện năng lực pháp lý của các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng được nâng cao, đã và đang đáp ứng được đầy đủ giấy phép, điều kiện, hồ sơ và thủ tục… của các sàn chứng khoán và hệ thống pháp luật nước ngoài. Đồng quan điểm, ông Lê Đức Khánh, Giám đốc Phát triển năng lực đầu tư Công ty cổ phần Chứng khoán VPS cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam IPO hoặc niêm yết tại thị trường nước ngoài không chỉ thể hiện được vị thế của những doanh nghiệp lớn, vươn ra nước ngoài để thi đấu, cạnh tranh, thu hút dòng tiền đầu tư của quốc tế.Tất nhiên, IPO tại thị trường nước ngoài còn tùy thuộc vào những mảng ngành nghề và tham vọng của doanh nghiệp và quy mô huy động vốn của doanh nghiệp cũng phải thực sự lớn. Còn với doanh nghiệp quy mô nhỏ thì chỉ cần niêm yết ở thị trường Việt Nam, ông Khánh nhận định.
*Những lưu ý pháp lý Chủ tịch Công ty Luật SBLAW, luật sư Nguyễn Thanh Hà cho biết, sự cụ thể hóa hệ thống khung pháp lý chứng khoán như: Luật Chứng khoán 2019; Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Chứng khoán (bao gồm một mục riêng hướng dẫn chi tiết chào bán chứng khoán ra nước ngoài)… đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam dễ dàng hơn khi chào bán cổ phiếu ra nước ngoài. Nếu không thuộc diện lĩnh vực hạn chế tỷ lệ sở hữu nước ngoài, doanh nghiệp chỉ cần báo cáo và được sự chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Căn cứ theo Điều 71 Nghị định 155/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán thì điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp niêm yết chứng khoán ra nước ngoài là phải đáp ứng quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài theo quy định của pháp luật. Điều này xuất phát từ thực tế rằng, Việt Nam vẫn hạn chế sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài theo ngành nghề hoặc thậm chí không cho phép đầu tư. Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối, do đó việc niêm yết chứng khoán tại nước ngoài còn chịu sự điều chỉnh của pháp lệnh ngoại hối năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2013 và Nghị định 70/2014/NĐ-CP của Chính phủ, quy định chi tiết thi hành một số điều của pháp lệnh ngoại hối và pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh ngoại hối. Theo đó, Điều 10 Nghị định 70/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định về người cư trú là tổ chức phát hành chứng khoán ở nước ngoài “Khi được phép phát hành chứng khoán bằng ngoại tệ ở nước ngoài dưới hình thức phát hành cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư và các loại chứng khoán khác, người cư trú là tổ chức phải mở một tài khoản vốn phát hành chứng khoán bằng ngoại tệ tại một tổ chức tín dụng được phép, thực hiện thu, chi ngoại tệ có liên quan đến việc phát hành chứng khoán thông qua tài khoản này theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”. Đây là một cơ sở pháp lý quan trọng cho việc mua ngoại tệ để trả lãi, cổ tức cho nhà đầu tư nước ngoài khi mua chứng khoán của doanh nghiệp Việt Nam. Dù quy định của pháp luật Việt Nam đối với doanh nghiệp niêm yết ở nước ngoài đã khá đầy đủ, nhưng vẫn còn gây ra những khó khăn nhất định. Việc quy định giới hạn tỷ lệ vốn của các nhà đầu tư nước ngoài trong các công ty niêm yết buộc các tổ chức phát hành khi niêm yết chứng khoán ra nước ngoài phải thiết lập một phạm vi huy động vốn nằm trong giới hạn tỷ lệ sở hữu này. Điều này cũng làm phát sinh nhu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài. Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài yêu cầu tổ chức phát hành Việt Nam phải cung cấp cam kết duy trì phạm vi sở hữu nước ngoài nói trên, để đảm bảo rằng họ có thể tự do bán chứng khoán của mình cho bất kỳ nhà đầu tư nước ngoài nào khác mà không phải gánh chịu rủi ro pháp lý vi phạm tỷ lệ tham gia góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài. Đặc biệt, đối với những công ty có tỷ lệ sở hữu nước ngoài đã đạt mức cao, khả năng tăng vốn thông qua phát hành và niêm yết quốc tế của nhóm doanh nghiệp này rất khó. Về yêu cầu về chuẩn mực tài chính kế toán, theo quy định của pháp luật Việt Nam, doanh nghiệp phải áp dụng hệ thống sổ sách kế toán theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS). Tại các sàn giao dịch chứng khoán thế giới, chuẩn mực kế toán được đưa ra chung cho các doanh nghiệp nước ngoài muốn niêm yết, thường là các chuẩn mực hoặc thông lệ kế toán đã được áp dụng chung trên toàn cầu và được chấp nhận bởi rất nhiều các quốc gia trên thế giới như: GAAP của Mỹ, Canada hay Nhật Bản, chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS), chuẩn mực Kế toán quốc tế (IAS). Hoặc doanh nghiệp phải chấp thuận theo chuẩn mực kế toán của quốc gia đó.Điều đáng nói là chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện đang áp dụng (VAS) có một số sự khác biệt trong các lập các báo cáo, hệ thống tài khoản… so với IFRS hay IAS.
Về các quy định của pháp luật về ngoại hối, chỉ yêu cầu tổ chức phát hành Việt Nam mở một tài khoản ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép tại Việt Nam để nhận bất kỳ khoản ngoại tệ nào thu được từ quá trình niêm yết, mà không quy định tổ chức phát hành phải mở tài khoản tại nước dự định niêm yết chứng khoán. Điều này dẫn đến việc nhà đầu tư nước ngoài đặt mua chứng khoán không thể chuyển tiền giao dịch vào tài khoản của tổ chức phát hành Việt Nam, nếu ngân hàng phục vụ tổ chức này không có chi nhánh, hoặc văn phòng giao dịch đặt tại quốc gia niêm yết. Vấn đề này cần phải được xem xét và có hướng giải quyết phù hợp. Bên cạnh việc phải tuân thủ hệ thống pháp luật Việt Nam, doanh nghiệp niêm yết chứng khoán ra nước ngoài còn phải tuân thủ quy định của các sàn giao dịch quốc tế. Điều kiện để tham gia các sàn này cực kỳ nghiêm ngặt, có thể là các điều kiện về lợi nhuận trước thuế, phân bố cổ phần, tình trạng tài chính và thanh khoản, tiêu chuẩn kế toán, thủ tục kiểm tra đánh giá hồ sơ đăng ký niêm yết, yêu cầu về tiêu chuẩn quản trị doanh nghiệp hiệu quả. Niêm yết tại thị trường nước ngoài, doanh nghiệp cũng có thể gặp phải những rủi ro trong việc tăng nguy cơ bị thâu tóm, sáp nhập; tăng mức chi phí cho việc tuân thủ những quy định về niêm yết, báo cáo, công bố thông tin, quản trị công ty tại thị trường nước ngoài… Dưới góc độ quản lý, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết sẽ khuyến khích doanh nghiệp IPO, niêm yết tại thị trường nước ngoài trên cơ sở phải tuân thủ quy định pháp luật, đồng thời phù hợp với chủ trương, chính sách của nhà nước./.Tin liên quan
-
Chứng khoán
Chứng khoán Âu-Mỹ hầu hết đi lên phiên 5/5
07:42' - 06/05/2021
Hầu hết các chỉ số chứng khoán trên thị trường Âu-Mỹ đều đi lên trong phiên 5/5.
-
Chứng khoán
Hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á giảm điểm phiên 5/5
16:54' - 05/05/2021
Trong phiên 5/5, các thị trường chứng khoán tại châu Á như Hong Kong (Trung Quốc), Wellington, Manila đều giảm, trong khi Singapore mất hơn 1%, sau khi phát biểu của Bộ trưởng Tài chính Mỹ.
-
Chứng khoán
Bộ Tài chính nói gì về việc công ty chứng khoán "biến tướng" huy động vốn?
19:29' - 04/05/2021
Theo Bộ Tài chính, báo chí phản ánh tình trạng các công ty chứng khoán “biến tướng” huy động vốn, vi phạm nghiêm trọng các quy định của nhà nước, dưới các hình thức hợp tác đầu tư, tiết kiệm tiền gửi.
Tin cùng chuyên mục
-
Chứng khoán
Chứng khoán Hong Kong (Trung Quốc) hưởng lợi từ cổ phiếu công nghệ
16:36'
Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều trong phiên 18/2, với chứng khoán Hong Kong (Trung Quốc) tiếp tục phục hồi nhờ sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu công nghệ.
-
Chứng khoán
Cổ phiếu bảo hiểm “nổi sóng”
16:33'
Cổ phiếu bảo hiểm đã có phiên tăng mạnh phiên 18/2, trong bối cảnh sau Tết Nguyên đán, lãi suất tiền gửi tiết kiệm có xu hướng tăng.
-
Chứng khoán
Doanh nghiệp giao dịch cổ phiếu số lượng lớn hôm nay 18/2
10:20'
Hôm nay 18/2, có 6 doanh nghiệp bắt đầu giao dịch cổ phiếu số lượng lớn, trong đó có nhiều mã là tâm điểm chú ý của nhà đầu tư như: SSB, SMB, VSC...
-
Chứng khoán
PVChem đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2025 tăng hơn 70% so với năm ngoái
10:01'
Năm 2025, Tổng công ty Hóa chất và Dịch vụ Dầu khí - CTCP (PVChem, mã chứng khoán PVC) đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 44 tỷ đồng, tăng 19 tỷ đồng (tương ứng tăng 76%) so với năm 2024.
-
Chứng khoán
Danh mục cổ phiếu cần quan tâm hôm nay 18/2
09:15'
Trong phiên hôm nay, các cổ phiếu được công ty chứng khoán khuyến nghị nên quan tâm gồm DRI, PNJ, TPB, HPG và PLX.
-
Chứng khoán
Cổ phiếu quốc phòng - lực đẩy cho chứng khoán châu Âu
07:36'
Phiên17/2, thị trường chứng khoán châu Âu đi lên khi cổ phiếu của các công ty quốc phòng gia tăng trước thềm cuộc họp giữa các nhà lãnh đạo châu Âu liên quan đến Ukraine.
-
Chứng khoán
Cổ phiếu lớn đồng loạt giảm, khối ngoại bán ròng 11 phiên liên tiếp
16:31' - 17/02/2025
Nhà đầu tư trong nước bán mạnh cổ phiếu, cùng áp lực bán ròng từ khối ngoại khiến chỉ số đảo chiều giảm điểm vào cuối phiên giao dịch.
-
Chứng khoán
Mối lo thuế quan "hạ nhiệt", thị trường chứng khoán châu Á "đổi chiều"
16:18' - 17/02/2025
Thị trường chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương tăng nhẹ trong phiên giao dịch chiều ngày 17/2, trong đó dẫn đầu là chỉ số chứng khoán Nikkei 225 của Nhật Bản.
-
Chứng khoán
Chứng khoán châu Á khởi sắc phiên đầu tuần
10:35' - 17/02/2025
Trong phiên giao dịch sáng 17/2, thị trường chứng khoán châu Á đi lên, khi tình hình địa chính trị vẫn là tâm điểm chú ý của nhà đầu tư.