Italy chật vật với tình trạng thiếu lao động
Phóng viên TTXVN tại Rome dẫn cảnh báo của ông Andrea Sironi, Chủ tịch Generali, công ty bảo hiểm lớn nhất Italy, cho rằng “nguồn nhân lực là vấn đề lớn” đối với nước này.
Theo Cơ quan Thống kê Quốc gia Italy (ISTAT), trong năm 2022, Italy chỉ có 393.000 ca sinh, giảm 1,8% so với năm 2021 và giảm 27% so với hai thập kỷ trước đó. 2022 là năm có số ca sinh giảm thứ 14 liên tiếp và ở mức thấp nhất trong lịch sử.
Vấn đề còn trầm trọng hơn do tỷ lệ người có bằng đại học tại Italy thấp hơn mức trung bình tại châu Âu. Theo các số liệu chính thức, tại Italy chỉ có 28% người từ 25 - 34 tuổi có bằng đại học, so với tỷ lệ trung bình ở châu Âu là 41% và một số quốc gia châu Âu là trên 50%. Đáng lo ngại hơn là trong số 50.000 người rời khỏi nước này mỗi năm, nhiều người dưới 40 tuổi, được giáo dục, có kỹ năng khoa học mà Italy đang rất cần. Ông Sironi, đồng thời là Giáo sư tại Đại học Bocconi ở Milan, cho biết tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp của trường này tìm được việc làm ở nước ngoài đã tăng lên 37%.Lý do là tại Italy, mức lương trả cho người lao động quá thấp. Sinh viên mới ra trường chỉ kiếm được 1.300-1.500 euro/tháng, bằng 50% mức lương tại Đức hoặc Pháp, chưa kể Thụy Sỹ, quốc gia có mức lương tối thiểu là 5.000 euro/tháng.
Mức lương quá thấp cũng khiến Italy không hấp dẫn được những lao động nước ngoài mà nước này đang cần và “khi kết hợp cả 3 yếu tố trên lại với nhau thì đó là một quả bom hẹn giờ”. Ông Sironi kêu gọi chính phủ có các ưu đãi về thuế để cải thiện tình hình.Dân số giảm, già đi và chảy máu chất xám là mối quan ngại lớn đối với Italy - nền kinh tế lớn thứ 3 Khu vực đồng euro (Eurozone), dẫn đến năng suất kinh tế giảm và chi phí phúc lợi cao hơn ở một quốc gia có chi phí lương hưu cao nhất trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) gồm 38 quốc gia.Những thách thức của dân số già bao gồm áp lực đối với chế độ lương hưu của nhà nước; hệ thống chăm sóc sức khỏe quốc gia căng thẳng; khả năng ảnh hưởng đến xếp hạng tín dụng quốc gia và tình trạng thiếu lao động phổ biến khi các nhà tuyển dụng phải vật lộn để tìm nhân lực, bao gồm cả việc chăm sóc người già.
ISTAT hiện đang cảnh báo về một “kịch bản khủng hoảng”, với dân số Italy sẽ giảm từ mức 59 triệu người hiện nay xuống còn 48 triệu người - với độ tuổi trung bình là 50 - vào năm 2070, gây thêm căng thẳng cho nền kinh tế vốn đang phải vật lộn với một trong những gánh nặng nợ nần lớn nhất châu Âu./.Tin liên quan
-
DN cần biết
Những chính sách mới của Hàn Quốc đối với lao động Việt Nam
10:04' - 12/06/2023
Cập nhật chính sách mới với lao động Việt Nam, Trưởng Văn phòng EPS tại Hàn Quốc lưu ý doanh nghiệp dưới 5 người thuộc ngành nông nghiệp và ngư nghiệp bắt buộc phải đóng bảo hiểm An toàn lao động.
-
Kinh tế & Xã hội
Tp Hồ Chí Minh kiến nghị tiếp tục giải ngân tiền hỗ trợ thuê nhà cho người lao động
20:43' - 11/06/2023
Thành phố Hồ Chí Minh đã bố trí hơn 1.240 tỷ đồng để hỗ trợ cho hơn 1,2 triệu người lao động nhưng đến nay chỉ mới giải ngân được gần 973 tỷ đồng, đạt 78% so với kế hoạch.
-
DN cần biết
Nhật Bản gặp trở ngại trong thu hút lao động nước ngoài
09:23' - 10/06/2023
Nhật Bản đang đối mặt với những trở ngại trong nỗ lực trở thành một điểm đến việc làm hấp dẫn vì đồng yen yếu đi và sự cạnh tranh từ các địa điểm châu Á khác.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
FAO cảnh báo về tình trạng mất an ninh lương thực cấp tính trầm trọng tại 22 quốc gia
14:26' - 01/11/2024
Xung đột và bạo lực vũ trang tiếp tục là nguyên nhân chính dẫn đến nạn đói ở nhiều điểm nóng, làm gián đoạn các hệ thống cung ứng lương thực.
-
Ý kiến và Bình luận
Cử tri Mỹ có lạc quan về "sức khoẻ" nền kinh tế?
09:11' - 31/10/2024
Ở thời điểm chưa đầy một tuần nữa nước Mỹ bước vào cuộc bầu cử Tổng thống, nền kinh tế Mỹ được dự báo tiếp tục tăng trưởng vững chắc trong quý III/2024.
-
Ý kiến và Bình luận
Thống đốc BoK hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2024 của Hàn Quốc
08:38' - 30/10/2024
Thống đốc Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) ông Rhee Chang-yong dự đoán tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2024 của Hàn Quốc sẽ thấp hơn dự đoán 2,4% được đưa ra hồi tháng Tám do xuất khẩu suy giảm.
-
Ý kiến và Bình luận
Trung Quốc phản đối quy định của Mỹ về hạn chế đầu tư công nghệ
08:24' - 30/10/2024
Ngày 29/10, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lâm Kiếm đã bày tỏ phản đối quy định mới nhất của Mỹ về các hạn chế đầu tư nhằm vào Bắc Kinh.
-
Ý kiến và Bình luận
Phản ứng của các nước và doanh nghiệp về phần mềm ô tô của Trung Quốc
09:09' - 29/10/2024
Chính phủ Mexico bày tỏ quan ngại trước đề xuất của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden cấm sử dụng phần mềm và phần cứng của Trung Quốc.
-
Ý kiến và Bình luận
Cần có mức trần chung cho giá nhà ở xã hội
19:31' - 28/10/2024
Dù có chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, nhiều người mua nhà ở xã hội vẫn phải chờ đợi vì nguồn vốn từ Ngân hàng dẫn đến nghịch lý giữa cung cầu nhà ở và khả năng tiếp cận tài chính của người dân.
-
Ý kiến và Bình luận
Việt Nam-Malaysia còn nhiều dư địa hợp tác thương mại và du lịch
07:53' - 28/10/2024
Malaysia và Việt Nam có tiềm năng hợp tác lớn và điều này cũng đã được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đưa ra trong chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Malaysia Johari Bin Abdul.
-
Ý kiến và Bình luận
IMF: Đồng yen Nhật yếu có lợi cho nền kinh tế
08:00' - 27/10/2024
Đồng yen yếu có lợi cho nền kinh tế Nhật Bản do tác động tích cực đến hoạt động xuất khẩu hơn so với sự gia tăng chi phí nhập khẩu.
-
Ý kiến và Bình luận
6 giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cuối năm
17:11' - 26/10/2024
Để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2024, những tháng cuối năm, Chính phủ sẽ tập trung vào 6 giải pháp trọng tâm.