Italy trở thành điểm "nóng" của dòng người di cư qua Địa Trung Hải
Điều này càng làm tăng thêm nỗi lo lắng của giới chức Italy, rằng việc tuyến đường bộ qua các nước Balkan bị đóng lại sẽ khiến dòng người di cư qua Địa Trung Hải tăng trở lại.
Báo cáo của cơ quan phụ trách nhập cư thuộc Bộ Nội vụ Italy cho hay số người tới Italy qua Địa Trung Hải tính đến ngày 24/3 là 14.493 người, tăng gần 4.400 người so với ba tháng đầu năm ngoái. Hầu hết số người xuất phát từ các cảng biển của Libya tới Italy trên con đường này đều là người châu Phi.Cụ thể là gần 2.500 người Nigeria, gần 2.000 người Gambia, 1.300 người Senegal, Mali và Côte d’Ivoire (Bờ Biển Ngà). Số lượng người Syria, Iraq, Afghanistan và các nước khác rất ít
Theo báo chí Italy, số người đến Italy tăng lên trong thời gian này bằng đường biển một phần do bọn buôn người gia tăng hoạt động trên tuyến Địa Trung Hải khi nhận thấy con đường Balkan đã đóng lại, sau khi hơn 1 triệu người di cư đã đi qua tuyến này trong năm 2015.Tình hình nghiêm trọng ở Libya và việc con đường Balkan bị chặn lại là một trong những lý do khiến Italy đang lo ngại tình trạng xấu nhất có thể xảy ra: lượng người di cư vượt Địa Trung Hải tới nước này trong năm nay có thể sẽ vượt con số kỷ lục 170.000 người ghi nhận trong năm 2014. Mùa Xuân đến, thời tiết đẹp, trời quang và biển không động có thể sẽ là cơ hội tốt để số người vượt biển tăng lên.
Nhật báo Corriere della Sera cho hay, hiện có 108.000 người di cư đang tạm trú trong các trại tiếp nhận của Italy, và việc có thêm ngày càng nhiều người di cư được đưa đến sẽ đẩy các trạm này vào tình trạng quá tải. Hầu hết số người này đều không xin tị nạn ở Italy mà xin tới các nước Bắc Âu.Việc Đức và nước Bắc Âu có khả năng tạm dừng tiếp nhận người di cư có thể biến tình trạng quá tải này thành một cuộc khủng hoảng lớn cho Italy, khi số người trên bị mắc kẹt ở Italy và không di chuyển đi đâu được.
Cùng ngày, hãng thông tấn Anadolu của Thổ Nhĩ Kỳ cho hay kể từ khi thỏa thuận giữa Liên minh châu Âu (EU) và Thổ Nhĩ Kỳ cho phép giới chức Hy Lạp đưa trở lại Thổ Nhĩ Kỳ tất cả người tị nạn mới có hiệu lực từ ngày 20/3, con số người tị nạn vượt biển Aegean vào châu Âu đã giảm nhanh. Cụ thể, trong hai ngày 18 và 19/3, gần 2.000 người tị nạn đã bị bắt ở biển Aegean. Tuy nhiên, trong thời gian từ 20- 27/3, chỉ ghi nhận 795 trường hợp vượt biển bị bắt giữ. Đây là lần đầu tiên kể từ khi cuộc khủng hoảng di cư bắt đầu, số lượng người di cư vượt biển từ Thổ Nhĩ Kỳ sang Hy Lạp suy giảm. Tổng số người tị nạn bị bắt giữ tính từ đầu năm đến ngày 20/3 là 22.000 người và số người bị bắt giữ từ đầu tháng Ba là 7.842 người, giảm 897 trường hợp so với tháng Hai. Theo thỏa thuận giữa EU và Thổ Nhĩ Kỳ liên quan tới chính sách tị nạn mới, người di cư bất hợp pháp cố gắng vào châu Âu sẽ không có cơ hội được tái định cư tại EU.Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Ngành du lịch Italy bị ảnh hưởng nặng vì lo sợ khủng bố
07:40' - 27/03/2016
Sau các vụ tấn công khủng bố ở Brussels (Bỉ), nỗi lo sợ khủng bố tại Italy trong những ngày này đã khiến nhiều du khách hoãn các chuyến du lịch và hủy bỏ các phòng đã đặt.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành du lịch Italy thất thu dù lượng khách tăng kỷ lục
09:57' - 21/03/2016
Từ năm 2001 đến 2015, du khách đến Italy đã tăng 50%, với mức kỷ lục 53 triệu lượt hồi năm ngoái. Tuy nhiên, doanh thu ngành du lịch lại giảm hơn so với trước.
-
Kinh tế Thế giới
Vấn đề người di cư: Châu Âu lo ngại Ai Cập là cửa ngõ mới
08:39' - 29/02/2016
EU đang lo ngại việc các tổ chức đưa người nhập cư trái phép tìm cách khôi phục lại tuyến đường biển tới "Lục địa già" từ Ai Cập, trong bối cảnh làn sóng người di cư tại Libya và Thổ Nhĩ Kỳ quá tải.
-
Kinh tế Thế giới
Italy cam kết bảo vệ Hiệp ước Schengen
18:43' - 31/01/2016
Thủ tướng Italy Matteo Renzi ngày 30/1 lên tiếng cáo buộc những người muốn phá hỏng thỏa ước Schengen là đang muốn phá hủy châu Âu và cam kết Italy sẽ không để điều đó xảy ra.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Triển vọng ảm đạm của Kinh tế Hàn Quốc
16:30'
Triển vọng kinh tế của Hàn Quốc ngày càng trở nên ảm đạm, do những khó khăn trong nước và rủi ro bên ngoài, đặc biệt là với những thay đổi chính sách tiềm năng của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành dầu mỏ Mỹ cảnh báo hậu quả khi không được miễn trừ thuế
16:29'
Chính sách áp thuế nhập khẩu 25% (bao gồm cả dầu thô) với Canada và Mexico của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump được cảnh báo có thể gây hại cho người tiêu dùng, công nghiệp và an ninh quốc gia.
-
Kinh tế Thế giới
EC hỗ trợ các nước EU phát triển kinh tế
16:23'
EC đã công bố gói báo cáo mùa Thu (Autumn Package) được soạn thảo để hỗ trợ các nước thành viên của EU đạt được sự ổn định và tăng trưởng kinh tế vĩ mô, cũng như sự tăng trưởng bền vững về tài chính.
-
Kinh tế Thế giới
Những dấu hỏi về chính sách thuế mới của Mỹ
15:47'
Kinh tế toàn cầu đang đứng trước một làn sóng bất ổn mới khi Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố áp đặt mức thuế cao với hàng hóa nhập khẩu từ các đối tác thương mại lớn của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Gazprom có kế hoạch ngừng vận chuyển khí đốt qua Ukraine vào năm 2025
15:26'
Tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga đang lên kế hoạch cho năm 2025 dựa trên giả định sẽ không còn vận chuyển khí đốt sang châu Âu qua Ukraine sau ngày 31/12.
-
Kinh tế Thế giới
Anh muốn đứng đầu G7 về tỷ lệ việc làm
15:05'
Chính phủ Anh đặt mục tiêu vươn lên đứng đầu Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) về tỷ lệ việc làm.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc chống lãng phí thực phẩm
10:02'
Trung Quốc vừa công bố “Chương trình hành động tiết kiệm lương thực và chống lãng phí thực phẩm”, nhằm tiếp tục xây dựng cơ chế bình thường hóa trong toàn chuỗi.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Các bên chính thức ký thỏa thuận chuyển giao quyền lực
07:47'
Nhóm chuyển giao quyền lực của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã ký một biên bản ghi nhớ với Nhà Trắng.
-
Kinh tế Thế giới
EU "đáp trả" vụ Mỹ áp thuế nhập khẩu ô liu Tây Ban Nha
16:19' - 26/11/2024
Liên minh châu Âu (EU) ngày 25/11 đã yêu cầu Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép áp dụng các biện pháp ứng phó để bù đắp cho việc Mỹ áp thuế nhập khẩu đối với ô liu Tây Ban Nha.