JETRO: Nhiều doanh nghiệp Nhật muốn mở rộng hoạt động tại Việt Nam
Ngày 26/5, chủ tịch Tổ chức xúc tiến mậu dịch Nhật Bản (JETRO), ông Hiroyuki Ishige cho biết ngày càng có nhiều doanh nghiệp Nhật Bản mong muốn mở rộng hoạt động đầu tư tại Việt Nam.
Báo cáo của JETRO cho thấy các chỉ số liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam đều có sự cải thiện mạnh so với thời gian trước.
Theo Báo cáo khảo sát hoạt động của các doanh nghiệp Nhật Bản ở nước ngoài trong tài khóa 2016 (kết thúc vào ngày 31/3/2017) do chủ tịch JETRO công bố, Việt Nam cùng với Mỹ và Tây Âu đang nổi lên là ba thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của Nhật Bản.Theo báo cáo này, có 7,6% doanh nghiệp Nhật Bản chọn Việt Nam là điểm đến xuất khẩu quan trọng nhất, xếp thứ ba sau Trung Quốc (19,8%) và Mỹ (15,5%). Theo đánh giá của JETRO, điều đáng lưu ý ở đây số doanh nghiệp Nhật Bản chọn Việt Nam tăng mạnh so với kết quả chỉ có 3% doanh nghiệp chọn Việt Nam trong cuộc khảo sát thực hiện trong tài khóa 2012.
JETRO cho biết số lượng các doanh nghiệp Nhật Bản mong muốn mở rộng hoạt động tại Việt Nam tăng từ 32,4% lên 34,1%, tăng trong năm thứ hai liên tiếp. Với kết quả này, Việt Nam được xếp trong nhóm ba điểm đến đầu tư có nhiều doanh nghiệp Nhật Bản mong muốn mở rộng hoạt động nhất.JETRO cho biết Việt Nam còn là điểm đầu tư mà các doanh nghiệp Nhật Bản có xu hướng tăng cường các chức năng cơ bản phục vụ cho hoạt động bán hàng và sản xuất tại đây.Số doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam có dự định mở rộng hoạt động bán hàng đã tăng từ mức 22% của tài khóa trước lên 25,1%, đưa Việt Nam từ vị trí thứ năm lên vị trí thứ tư, sau Trung Quốc, Thái Lan và Mỹ. Trong danh sách các điểm đầu tư mà doanh nghiệp Nhật Bản muốn đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng giá trị gia tăng cao, vị trí của Việt Nam đã được cải thiện từ thứ tư lên thứ ba.
Đối với hoạt động nghiên cứu và phát triển, vị trí của Việt Nam từ thứ sáu lên thứ tư và đối với lĩnh vực hậu cần kho vận, Việt Nam đứng ở vị trí thứ ba, cải thiện một bậc so với tài khóa trước.
Liên quan đến xu hướng các doanh nghiệp Nhật Bản chuyển hướng đầu tư, trong số 70 trường hợp chuyển hướng đầu tư từ thị trường khác đến ASEAN trong tài khóa 2016, Việt Nam là điểm đến đầu tư có nhiều doanh nghiệp Nhật Bản chuyển hướng đầu tư đến nhiều nhất, với 38 trường hợp và chiếm trên 50%.Trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN về những ưu điểm của Việt Nam đối với doanh nghiệp Nhật Bản, chủ tịch JETRO Ishige cho biết các doanh nghiệp Nhật Bản đã nêu ra ba thuận lợi khi đầu tư vào Việt Nam, trong đó thuận lợi đầu tiên là Việt Nam có nền chính trị và xã hội ổn định. Ưu điểm thứ hai là thị trường quy mô và có tiềm năng tăng trưởng, ưu điểm thứ ba là chi phí nhân công rẻ.Nhận định về lĩnh vực mà các doanh nghiệp Nhật Bản tập trung đầu tư tại Việt Nam, ông Ishige cho biết khi phân tích xu hướng đầu tư mới trong thời gian 2015-2016, có sự tăng trưởng trong hoạt động đầu tư vào lĩnh vực phân phối bán lẻ, khách sạn, nhà hàng và xây dựng.Điều này cho thấy các doanh nghiệp Nhật Bản đang chú trọng đến nhu cầu của người dân Việt Nam. Theo các công ty tư vấn hỗ trợ các doanh nghiệp Nhật Bản mở rộng hoạt động tại Việt Nam, hơn 70% hoạt động tư vấn thuộc lĩnh vực phi chế tạo.
Liên quan đến nhận định của giới kinh tế về xu hướng các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang tăng cường tiếp cận thị trường Việt Nam, ông Ishige cho hay JETRO đang hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa Nhật Bản quan tâm đến việc đầu tư trực tiếp vào Việt Nam, thông qua việc tổ chức các buổi hội thảo về môi trường đầu tư, phát các báo cáo điều tra và cung cấp các hoạt động tư vấn tại văn phòng của JETRO tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.Theo ông Ishige, JETRO hiện đang tiến hành một dự án trong đó các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực sẽ cung cấp sự hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật Bản, tùy theo nhu cầu của từng doanh nghiệp.Chẳng hạn như lập kế hoạch mở rộng hoạt động ở nước ngoài, tiến hành nghiên cứu thị trường, tổ chức gặp gỡ doanh nghiệp tại các điểm đến đầu tư, chọn lựa các đối tác địa phương, xây dựng cơ sở ở tại các điểm đầu tư và giải quyết các vấn đề liên quan đến hệ thống đánh giá tiêu chuẩn.
Trong số 4.533 doanh nghiệp tham gia dự án này, có 399 doanh nghiệp quan tâm đến việc đầu tư vào Việt Nam. JETRO cho biết thêm tổng cộng có 985 doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm đến hoạt động tại Việt Nam./.
- Từ khóa :
- nhật bản
- doanh nghiệp nhật bản
- jetro
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Trào lưu hàng hóa Nhật Bản và cơ hội của doanh nghiệp Việt
16:17' - 03/05/2017
Các chuyên gia cho rằng, các xu hướng, trào lưu tiêu dùng mới nói chung, sự ưa chuộng sản phẩm Nhật Bản hiện nay nói riêng đều mang lại cơ hội phát triển cho doanh nghiệp Việt Nam trong tương lai.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhật Bản khảo sát đầu tư nông nghiệp tại Hà Nam
13:30' - 26/04/2017
Ngày 26/4, Đoàn công tác của Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Hà Nam để tìm hiểu và nghiên cứu khảo sát đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp tại tỉnh.
-
Chuyển động DN
Doanh nghiệp Nhật Bản chuyển hướng đầu tư vào dịch vụ
13:20' - 22/03/2017
Thay vì tiếp tục rót vốn vào các dự án công nghiệp chế tạo như trước đây, các doanh nghiệp Nhật Bản có xu hướng chuyển dịch đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ.
-
DN cần biết
Doanh nghiệp tỉnh Hokkaido (Nhật Bản) tìm cơ hội xuất khẩu sang Việt Nam
18:46' - 27/02/2017
Ông Horiuchi đại diện đoàn doanh nghiệp Hokkaido nhận xét, Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng nhất của Nhật Bản tại ASEAN.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Phản ứng quốc tế về quyết định của Tổng thống D.Trump rút Mỹ khỏi WHO
21:41'
Ngày 21/1, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) bày tỏ lấy làm tiếc về quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump rút nước này khỏi WHO, đồng thời hy vọng ông sẽ "xem xét lại".
-
Kinh tế Thế giới
Những sắc lệnh đáng chú ý của tân Tổng thống Mỹ Donald Trump ngay khi nhậm chức
18:50'
Ngày 20/1, ngay sau khi tuyên thệ nhậm chức, tân Tổng thống Mỹ Donald Trump đã lập tức cải tổ chính phủ thông qua việc ký loạt sắc lệnh hành pháp, hiện thực hóa cam kết khi tranh cử.
-
Kinh tế Thế giới
Phó Thủ tướng Đức: EU đã sẵn sàng cho khả năng bị Mỹ áp thuế
17:53'
Bộ trưởng Robert Habeck nói rằng, Đức và EU phải tự cứu lấy mình bằng cách đổi mới, nâng cấp cơ sở hạ tầng và công nghệ.
-
Kinh tế Thế giới
Những sản phẩm và công ty trong "tầm ngắm" thuế quan của Mỹ
17:16'
Việc áp thuế quan trở lại của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể ảnh hưởng đến nhiều mặt hàng tiêu dùng của người Mỹ, từ giày thể thao, đồ chơi đến ô tô, bia và bơ.
-
Kinh tế Thế giới
Anh "soán ngôi" Đức thành địa điểm kinh doanh hấp dẫn nhất châu Âu
16:19'
Vương quốc Anh đã vượt Đức để trở thành địa điểm kinh doanh hấp dẫn nhất ở châu Âu, ngay cả khi kế hoạch tăng thuế kỷ lục của Bộ trưởng Tài chính Anh Rachel Reeves làm trì trệ thu hút đầu tư.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ D. Trump ra tuyên bố mới về chiến lược không gian
16:16'
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 20/1 đã khẳng định quyết tâm "cắm quốc kỳ" trên Sao Hỏa.
-
Kinh tế Thế giới
Tân Tổng thống D. Trump tạm dừng viện trợ phát triển nước ngoài của Mỹ trong 90 ngày
15:55'
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra lệnh tạm dừng viện trợ phát triển nước ngoài trong 90 ngày để đánh giá mức độ hiệu quả và phù hợp của các chương trình này với chính sách đối ngoại của ông.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ định quyền Bộ trưởng Quốc phòng
15:00'
Truyền thông Mỹ đưa tin, Tổng thống Donald Trump đã chỉ định ông Robert Salesses làm quyền Bộ trưởng Quốc phòng trong khi chờ Thượng viện phê chuẩn ứng viên chính thức là ông Pete Hegseth.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia về năng lượng
14:44'
Trong ngày nhậm chức, Tổng thống Trump đã ký sắc lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia về năng lượng và khôi phục lại hoạt động khai thác dầu khí tại Bắc Cực và các khu vực ven biển nước Mỹ.