Kế hoạch chuyển đổi APEC thành khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Thương mại Thái Lan Laksanawisit cho biết chương trình nghị sự của Hội nghị các bộ trưởng phụ trách thương mại (MRT) của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) sẽ tập trung vào kế hoạch chuyển đổi APEC thành Khu vực Thương mại Tự do châu Á – Thái Bình Dương (FTAAP) vào năm 2040.
Các hội nghị của APEC vào cuối tuần này, do Bộ trưởng Thương mại Thái Lan chủ trì, là một phần trong chương trình nghị sự của mục tiêu đầy tham vọng là tạo ra một khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới.
Với sự tham dự của các đại biểu đến từ 21 nền kinh tế thành viên, phiên họp về thương mại trong 4 ngày từ 19-22/5 này là một phần không thể thiếu của Hội nghị Cấp cao APEC dự kiến sẽ được tổ chức vào tháng 11 tới.Trên cương vị là Chủ tịch APEC 2022, Thái Lan sẽ thúc đẩy FTAAP để thấy kế hoạch này tiến triển hiệu quả. Nếu thành công, FTAAP sẽ trở thành khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới.Theo ông Jurin, FTAAP bao gồm các khu vực là nơi sinh sống của 2,9 tỷ người, chiếm 38% dân số toàn cầu, với tổng GDP trị giá 52.000 tỉ USD, tương đương 62% GDP của thế giới. Nếu kế hoạch FTAAP được hiện thực hóa, khối lượng thương mại giữa các nền kinh tế thành viên APEC sẽ tăng vọt trong khoảng 200-400%. Ông Jurin cho biết Hội nghị MRT cũng sẽ gắn với mô hình kinh tế sinh học-tuần hoàn-xanh (BCG) để giúp thúc đẩy các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, vốn được coi là nền tảng của sự phát triển kinh tế của Thái Lan. Ngoài ra, Thái Lan cũng sẽ tổ chức các cuộc đàm phán song phương với Mỹ, Nga, Canada, Nhật Bản, Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) và Trung Quốc – các nền kinh tế sẽ tham dự Hội nghị dưới hình thức trực tuyến.Thái Lan tiếp nhận cương vị APEC từ New Zealand và công bố chủ đề của Năm APEC 2022 là “Rộng mở-Kết nối-Cân bằng” trong một buổi lễ diễn ra dưới hình thức trực tuyến hôm 12/11/2021. Chủ đề này được vạch ra nhằm đưa APEC rộng mở cho mọi cơ hội, kết nối trong mọi chiều và cân bằng trong mọi khía cạnh.Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 29 dự kiến sẽ được tổ chức ở Thái Lan vào ngày 18-19/11. Thái Lan cho biết APEC 2022 sẽ không chỉ là diễn đàn cho đầu tư thương mại hoặc những cơ hội thị trường, mà còn sẽ mở rộng vai trò nước chủ nhà của Thái Lan. Nước này đang thúc đẩy Mô hình kinh tế BCG làm động lực cho những ưu tiên của APEC trong năm 2022. Nhằm đảm bảo sự thành công của Năm APEC 2022, Nội các Thái Lan đã thông qua khoản ngân sách 400 triệu baht (khoảng 11,55 triệu USD) cho Cục Quan hệ Công chúng (PRD) để quảng bá cho Hội nghị Cấp cao APEC./.Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
APEC tập trung hỗ trợ tài chính bền vững và tăng trưởng kinh tế
08:00' - 18/03/2022
Hội nghị Thứ trưởng Tài chính và Phó Thống đốc ngân hàng trung ương APEC 2022 đã tập trung vào những nỗ lực hỗ trợ quá trình chuyển sang tài chính bền vững và tăng trưởng kinh tế.
-
Chứng khoán
APEC dự kiến huy động 400 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ
09:06' - 11/03/2022
HĐQT Chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương (mã chứng khoán APS) đã thông qua Nghị quyết về phương án phát hành tối đa 400 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ sẽ đăng cai tổ chức Hội nghị Cấp cao APEC năm 2023
20:04' - 10/02/2022
Ngày 10/2, Nhà Trắng thông báo Mỹ sẽ đăng cai tổ chức Hội nghị cấp cao Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) vào năm 2023.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Nhà Trắng làm rõ vai trò của tỷ phú E.Musk trong Chính phủ Mỹ
21:18'
Nhà Trắng đã làm rõ vai trò của ông chủ Tesla Elon Musk trong chính phủ Mỹ, khẳng định rằng vị tỷ phú công nghệ này không có thẩm quyền ra quyết định sau nhiều tranh cãi về quyền lực của ông.
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán Nga - Mỹ về kinh tế có thể đạt được trong 2-3 tháng tới?
19:23'
CEO Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga Kirill Dmitriev cho biết tiến triển các cuộc đàm phán Nga – Mỹ về kinh tế có thể đạt được trong 2-3 tháng tới.
-
Kinh tế Thế giới
EU khẳng định không dỡ bỏ trừng phạt Nga - Trung Quốc
19:12'
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, ngày 18/2, một quan chức cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) khẳng định khối này sẽ không dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Nga ngay cả khi Mỹ làm như vậy.
-
Kinh tế Thế giới
Xu hướng mới của ngành đóng tàu Hàn Quốc
10:43'
Các công ty đóng tàu Hàn Quốc đang cân nhắc kế hoạch sản xuất ở nước ngoài khi các xưởng đóng tàu trong nước hoạt động hết công suất.
-
Kinh tế Thế giới
Nga chấm dứt thỏa thuận với Ukraine về an toàn hàng hải ở Biển Azov
10:00'
Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin ngày 17/2 đã ký văn bản chấm dứt thỏa thuận với Ukraine về các biện pháp đảm bảo an toàn hàng hải ở Biển Azov và Eo biển Kerch.
-
Kinh tế Thế giới
Vì sao chương trình chế tạo chuyên cơ Air Force One cho Tổng thống Mỹ bị trì hoãn?
08:35'
Chương trình chế tạo chuyên cơ phục vụ Tổng thống Mỹ “Không lực Một” (Air Force one) có thể bị trì hoãn thêm cho đến năm 2027 hoặc nhiều năm sau đó vì nhiều nguyên nhân.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ đặt mục tiêu sản xuất 300 triệu tấn thép vào năm 2030
08:15'
Để hiện thực hóa mục tiêu sản xuất 300 triệu tấn thép vào năm 2030 của Chính phủ Ấn Độ, công suất sản xuất thép thô của nước này phải tăng trưởng 8%/năm .
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu công nghệ cao của Mexico sang Mỹ đạt mức kỷ lục
08:01'
Mexico đã lập kỷ lục mới trong quan hệ thương mại với Mỹ khi kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao sang thị trường này vượt ngưỡng 100 tỷ USD trong năm 2024.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Nhật Bản tăng trưởng quý thứ ba liên tiếp
15:53' - 17/02/2025
Nền kinh tế Nhật Bản tiếp tục tăng trưởng trong quý IV/2024 và là quý tăng trưởng thứ ba liên tiếp, khi doanh nghiệp gia tăng đầu tư và xuất khẩu ròng cải thiện.