Kế hoạch của Nhật Bản đưa Tokyo thành trung tâm tài chính quốc tế
Tuy nhiên, những nỗ lực nhằm thu hút nhân tài của Tokyo có thể phải đối mặt với không ít thách thức.
Ông Seiji Kihara, thành viên của Nhóm chiến lược tăng trưởng kinh tế thuộc LDP, nhóm đã soạn thảo bản đề xuất trên, chia sẻ: "Điều quan trọng đối với chúng tôi là đưa Tokyo trở thành một trung tâm tài chính". Các khuyến nghị trong bản đề xuất bao gồm nới lỏng quy định đối với ngành ngân hàng và khuyến khích tập trung nhiều hơn vào các yếu tố môi trường, xã hội và quản trị. Trước đó, Thủ tướng Shinzo Abe cho biết, Nhật Bản sẽ tiếp tục chào đón "nhân tài nước ngoài có năng lực chuyên môn và kỹ thuật, trong đó có những người đến từ Hong Kong (Trung Quốc)".Nỗ lực đưa Tokyo thành một trung tâm tài chính quốc tế là một nội dung quan trọng trong cương lĩnh mà LDP công bố trong cuộc bầu cử Thượng viện năm ngoái. Chuyên gia Minoru Nogimori của Viện Nghiên cứu Nhật Bản cho rằng "nếu Nhật Bản muốn tận dụng nhân tài về tài chính từ Hong Kong, nước này cần xây dựng một hệ thống tài chính có mối liên hệ chặt chẽ với hệ thống tài chính của Trung Quốc Đại lục". "Hong Kong đã trở thành trung tâm tài chính bởi vì, đây là cửa ngõ vào thị trường đóng cửa của Trung Quốc", ông nói. "Nếu Nhật Bản không thể tái tạo lợi ích của vị trí lý tưởng đó, các nhà đầu tư sẽ không đến".Theo chuyên gia Nogimori, một lựa chọn (đối với Nhật Bản) là có liên kết với thị trường chứng khoán tương tự như chương trình Kết nối Chứng khoán Thượng Hải-Hong Kong. Bắt đầu triển khai vào năm 2014, chương trình này cho phép các nhà đầu tư giao dịch cổ phiếu ở mỗi thị trường thông qua các nhà môi giới và trung tâm thanh toán bù trừ ở thị trường đó.Ông David Atkinson, Giám đốc điều hành của Konishi Decorative Arts and Crafts và là cựu chuyên gia phân tích của Goldman Sachs, cho rằng Nhật Bản đã phấn đấu để trở thành một trung tâm tài chính quốc tế từ ba thập kỷ trước, khi ông mới đến nước này. Ông nói: "Việc chỉ (tập trung vào) xây dựng cơ sở hạ tầng sẽ không giúp thu hút nhân tài từ nước ngoài".Theo ông Atkinson, có hai vấn đề (đối với Nhật Bản). Thứ nhất, mức lương (ở Tokyo) thấp hơn so với Hong Kong và Singapore. Ông nhấn mạnh "Tổng sản phẩm quốc nội của Nhật Bản hầu như không tăng trong 30 năm qua", đồng thời chỉ ra rằng hiệu quả của các doanh nghiệp thấp. Thứ hai, ông Atkinson nói rằng tỷ lệ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) (trong tổng số các doanh nghiệp) là quá cao do các chính sách mang tính bảo hộ của Nhật Bản. Ông nói: "Nhật Bản cần phải nhận ra rằng để thu hút một trung tâm tài chính quốc tế, trước tiên họ phải thay đổi cơ cấu ngành".Trong khi đó, chuyên gia Nogimori lưu ý về sự cạnh tranh từ Singapore, nơi "đánh bại" Tokyo với tư cách một thị trường tiền tệ. Ông nói: "Cần cải tổ thị trường chứng khoán trong nước để giành chiến thắng trước Singapore".Điều này bao gồm một chiến lược nhằm khuyến khích các công ty nước ngoài niêm yết ở thị trường chứng khoán Tokyo. Theo chuyên gia Nogimori, quy trình sàng lọc quá nghiêm ngặt và chi tiết đang hạn chế các công ty nước ngoài niêm yết cổ phiếu tại thị trường này.
Hôm 12/6, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cho biết: "Chúng tôi sẽ tiếp tục xem xét những gì chúng tôi có thể làm" để thu hút nhân tài từ Hong Kong và các nơi khác. Trong khi đó, Bộ trưởng Ngoại giao Toshimitsu Motegi khẳng định "chúng tôi sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan" để tích cực thu hút "nhân tài nước ngoài" trong giai đoạn trung và dài hạn.Ngoài việc thu hút nhân tài từ Hong Kong và một số nơi khác, bản đề xuất do LDP soạn thảo cũng khuyến nghị thiết lập phong cách làm việc mới như làm việc từ xa trong bối cảnh mô hình này đang được ứng dụng rộng rãi hơn sau khi dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 bùng phát, đồng thời cũng đề cập tới các vấn đề kỹ thuật số bao gồm công nghệ không dây thế hệ thứ 5.Trước đó, kết quả thăm dò dư luận của tờ báo Ming Pao sau khi Bắc Kinh công bố Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hong Kong (thường gọi là đạo luật an ninh Hong Kong) cho thấy 37,2% người được hỏi đang cân nhắc chuyển ra nước ngoài. Vương quốc Anh và vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc), nơi có mối quan hệ mật thiết với Hong Kong, đã đề nghị hỗ trợ các đối tượng này./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản giảm mạnh nhất trong hơn 10 năm
10:27' - 17/06/2020
Trong tháng 5/2020, cả kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản đều giảm mạnh, chủ yếu do tác động của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
-
Doanh nghiệp
Hàn Quốc gia hạn áp thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng thép của Nhật Bản
12:36' - 16/06/2020
Ngày 16/6, Bộ Tài chính Hàn Quốc thông báo sẽ gia hạn áp thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng thép tấm không gỉ của Nhật Bản thêm 3 năm.
-
DN cần biết
Tổng Giám đốc ISN-JUTEC: Việt Nam chuẩn bị đón làn sóng đầu tư mới từ Nhật Bản
16:23' - 15/06/2020
Ngày 15/6, ông Nguyễn Hà Hưng, Tổng Giám đốc Công ty TNHH ISN-JUTEC dự báo Việt Nam sắp đón một làn sóng chuyển dịch đầu tư của các công ty Nhật Bản.
-
Doanh nghiệp
Nhật Bản siết chặt quản lý đầu tư nước ngoài về dược phẩm và thiết bị y tế
15:31' - 15/06/2020
Ngày 15/6, Chính phủ Nhật Bản đã bổ sung dược phẩm và thiết bị y tế vào danh mục lĩnh vực cần thẩm tra nghiêm ngặt trước khi cho phép nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo Luật Ngoại hối sửa đổi.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Triển vọng ảm đạm của Kinh tế Hàn Quốc
16:30'
Triển vọng kinh tế của Hàn Quốc ngày càng trở nên ảm đạm, do những khó khăn trong nước và rủi ro bên ngoài, đặc biệt là với những thay đổi chính sách tiềm năng của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành dầu mỏ Mỹ cảnh báo hậu quả khi không được miễn trừ thuế
16:29'
Chính sách áp thuế nhập khẩu 25% (bao gồm cả dầu thô) với Canada và Mexico của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump được cảnh báo có thể gây hại cho người tiêu dùng, công nghiệp và an ninh quốc gia.
-
Kinh tế Thế giới
EC hỗ trợ các nước EU phát triển kinh tế
16:23'
EC đã công bố gói báo cáo mùa Thu (Autumn Package) được soạn thảo để hỗ trợ các nước thành viên của EU đạt được sự ổn định và tăng trưởng kinh tế vĩ mô, cũng như sự tăng trưởng bền vững về tài chính.
-
Kinh tế Thế giới
Những dấu hỏi về chính sách thuế mới của Mỹ
15:47'
Kinh tế toàn cầu đang đứng trước một làn sóng bất ổn mới khi Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố áp đặt mức thuế cao với hàng hóa nhập khẩu từ các đối tác thương mại lớn của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Gazprom có kế hoạch ngừng vận chuyển khí đốt qua Ukraine vào năm 2025
15:26'
Tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga đang lên kế hoạch cho năm 2025 dựa trên giả định sẽ không còn vận chuyển khí đốt sang châu Âu qua Ukraine sau ngày 31/12.
-
Kinh tế Thế giới
Anh muốn đứng đầu G7 về tỷ lệ việc làm
15:05'
Chính phủ Anh đặt mục tiêu vươn lên đứng đầu Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) về tỷ lệ việc làm.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc chống lãng phí thực phẩm
10:02'
Trung Quốc vừa công bố “Chương trình hành động tiết kiệm lương thực và chống lãng phí thực phẩm”, nhằm tiếp tục xây dựng cơ chế bình thường hóa trong toàn chuỗi.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Các bên chính thức ký thỏa thuận chuyển giao quyền lực
07:47'
Nhóm chuyển giao quyền lực của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã ký một biên bản ghi nhớ với Nhà Trắng.
-
Kinh tế Thế giới
EU "đáp trả" vụ Mỹ áp thuế nhập khẩu ô liu Tây Ban Nha
16:19' - 26/11/2024
Liên minh châu Âu (EU) ngày 25/11 đã yêu cầu Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép áp dụng các biện pháp ứng phó để bù đắp cho việc Mỹ áp thuế nhập khẩu đối với ô liu Tây Ban Nha.