Kênh đào Panama áp dụng biện pháp hạn chế đối với tàu thuyền qua lại
Kênh đào Panama đã tạm thời áp dụng các biện pháp hạn chế đối với tàu thuyền qua lại trong bối cảnh hạn hán kéo dài ảnh hưởng đáng kể tới mực nước tại một trong những tuyến lưu thông thương mại hàng hải bận rộn nhất thế giới này.
Ngày 10/8, Cơ quan quản lý Kênh đào Panama (ACP) đưa ra thông báo nêu rõ sẽ giới hạn số lượng tàu thuyền cỡ nhỏ có đăng ký lưu thông từ trước đi qua các cửa cũ của kênh, từ 16 tàu mỗi ngày xuống 14 tàu.
Điều này tạo điều kiện cho các tàu thuyền chưa đặt trước có thể đi qua kênh đào Panama nhằm giảm tình trạng ùn ứ và ách tắc. Số lượng tàu thuyền đi qua các cửa lớn nhất của kênh đào này sẽ vẫn không thay đổi.
Bên cạnh đó, kênh đào Panama cũng duy trì chính sách hạn chế tổng số lượng tàu thuyền được phép lưu thông qua kênh mỗi ngày là 32, thay vì 36 như thường lệ. ACP sẽ tiếp tục áp dụng quy định giới hạn mớn nước ở mức 13,41 m (44 feet) đối với loại tàu container neo-Panamax - tàu được thiết kế phù hợp với âu thuyền của kênh. ACP lưu ý sẽ duy trì giới hạn này cho đến khi điều kiện thời tiết có sự thay đổi đáng kể trong năm 2024.
Trước đó, hồi tháng 6, ACP đã hoãn đưa ra quy định giới hạn mớn nước ở mức 13,3 m, đồng nghĩa với việc các tàu này sẽ phải giảm tải trọng để có thể có mức nổi cao hơn.
Kênh đào Panama là một tuyến đường thủy nhân tạo dài 82 km ở Panama nối Đại Tây Dương với Thái Bình Dương. Việc tạo ra công trình này đã đóng góp lợi ích to lớn cho vận chuyển toàn cầu.
Trước khi kênh đào Panama được xây dựng, tàu biển thường phải đi vòng qua cực Nam của Nam Mỹ, đây là tuyến đường dài và nguy hiểm hơn nhiều. Việc di chuyển qua kênh đào Panama đã rút ngắn hải trình hơn 13.000 km, tiết kiệm chi phí và thời gian.
Khoảng 70% số tàu lưu thông qua kênh đào xuất phát từ hoặc hướng đến Mỹ, nơi nhiều nhà bán lẻ quy mô lớn như Walmart, Amazon và Target đang chuẩn bị hàng hóa đủ cung cấp cho các chương trình bán hàng giảm giá vào mùa Đông. Mọi sự gián hoặc đình trệ lưu thông xảy ra tại kênh đào này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động lưu thông hàng hóa toàn cầu. Tình trạng ách tắc tàu thuyền thương mại chờ qua kênh đào đã buộc các công ty vận tải đường thủy phải tìm kiếm các tuyến đường thay thế.
Tính đến ngày 10/8, đã có 161 tàu thuyền hoạt động gần kênh đào, tăng so với khoảng 90 tàu vào mùa mưa. Phần mềm cung cấp dữ liệu tàu thuyền Refinitiv Eikon cho thấy đã có thêm ít nhất 40 tàu đang tiến gần kênh đào.
Kênh đào Panama đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nguồn nước lớn nhất từ trước đến nay do biến đổi khí hậu. ACP cho biết trong 6 tháng qua, kênh đào này đã trải qua mùa khô kéo dài, gia tăng hiện tượng bốc hơi, trong khi có khả năng cao hiện tượng El Nino xảy ra trong năm nay. Panama thường đón mưa lớn vào tháng 7 và tình trạng thiếu mưa hiện tại được cho là “chưa từng có trong lịch sử”.
Theo dự báo mà ACP đưa ra trước đó, doanh thu của tuyến thương mại hàng hải tấp nập nhất thế giới này sẽ giảm trong năm tài chính sắp tới sau khi lượng tàu qua đây giảm do mùa khô kéo dài.
Ước tính, trong năm tài chính kéo dài từ tháng 10/2023 đến tháng 9/2024, doanh thu của kênh đào Panama sẽ giảm trong khoảng từ 150 triệu đến 200 triệu USD, xuống còn 4,9 tỷ USD./.
- Từ khóa :
- Kênh đào Panama
- Panama
- kinh tế Panama
Tin liên quan
-
DN cần biết
Trung Quốc nối lại các chuyến du lịch theo nhóm tới hàng chục nước
15:10' - 10/08/2023
Ngày 10/8, Trung Quốc bắt đầu cho phép công dân của nước này tham gia trở lại các chuyến du lịch theo nhóm tới thêm nhiều nước trên thế giới.
-
DN cần biết
Yves Rocher sẽ tung ra các phiên bản đặc biệt của các loại nước hoa
09:00' - 08/08/2023
Vừa qua, Yves Rocher đã tung ra thị trường những mẫu sản phẩm thân thiện với môi trường. Trong tháng này, hãng cũng sẽ tung ra các phiên bản đặc biệt của các loại nước hoa bán chạy nhất của mình.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Bộ Công Thương ban hành mục tiêu chất lượng năm 2025
18:58' - 22/05/2025
Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 1392/QĐ-BCT về mục tiêu chất lượng và kế hoạch thực hiện mục tiêu chất lượng năm 2025.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương triển khai kế hoạch đào tạo công nghệ 4.0
15:00' - 22/05/2025
Bộ Công Thương thực hiện Quyết định số 374/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển hệ thống trung tâm đào tạo xuất sắc và tài năng về công nghệ 4.0 đến năm 2030.
-
DN cần biết
Công bố thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực xuất nhập khẩu
13:17' - 22/05/2025
Bộ Công Thương vừa công bố thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ.
-
DN cần biết
Liên kết chuỗi giá trị ngành gia cầm còn quá ít
13:08' - 22/05/2025
Ngày 22/5, tại Hà Nội, Hiệp hội Gia cầm Việt Nam phối hợp cùng với Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức Hội nghị với chủ đề “Phát triển ngành gia cầm Việt Nam theo chuỗi giá trị bền vững”.
-
DN cần biết
Thêm 960 mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói sầu riêng được xuất khẩu sang Trung Quốc
11:07' - 22/05/2025
Đến nay, Việt Nam đang có 1.396 mã số vùng trồng và 188 mã số cơ sở đóng gói sầu riêng được xuất khẩu sang Trung Quốc.
-
DN cần biết
Mở rộng thị phần cho doanh nghiệp trong bối cảnh chiến tranh thương mại
16:02' - 21/05/2025
Các chuyên gia chia sẻ, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung bắt đầu từ năm 2018 không chỉ là vấn đề song phương, mà đã lan rộng và ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng toàn cầu.
-
DN cần biết
Từ ngày 2/9, Hà Nội triển khai thẻ vé điện tử liên thông các phương tiện công cộng
17:12' - 20/05/2025
Dự kiến từ ngày 2/9, hệ thống vé liên thông tự động sẽ chính thức khai trương, không chỉ áp dụng cho các tuyến vận tải hành khách công cộng tại Hà Nội mà mở rộng liên kết trên phạm vi toàn quốc.
-
DN cần biết
Nhật Bản đẩy sớm kế hoạch thử nghiệm nhiên liệu sinh học pha trộn vào xăng
13:21' - 20/05/2025
Nhật Bản sẽ thử nghiệm loại nhiên liệu pha trộn tối đa 10% nhiên liệu sinh học (chủ yếu được sản xuất từ ngô) với xăng tại một số địa phương vào tài khóa 2028, sớm 2 năm so với kế hoạch ban đầu.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương lấy ý kiến về nhập khẩu lá thuốc lá khô, gạo từ Campuchia
19:27' - 19/05/2025
Đây là bước triển khai quan trọng nhằm thực hiện Bản Thỏa thuận thúc đẩy thương mại song phương giữa Việt Nam và Campuchia ký kết ngày 28/4/2025.