Kết nối cung cầu đưa đặc sản Tuyên Quang vào kênh phân phối hiện đại
Nhờ đó, hàng hóa của các địa phương, của doanh nghiệp có nhiều cơ hội quảng bá, mở rộng thị trường; người tiêu dùng được tiếp cận hàng hóa chất lượng và đa dạng, góp phần nâng cao đời sống người dân trên địa bàn tỉnh.
Nhằm tìm hiểu rõ hơn về các giải pháp tăng cường kết nối cung cầu thúc đẩy tiêu thụ các đặc sản địa phương, phóng viên BNEWS/TTXVN đã có cuộc phỏng vấn ông Lộc Kim Liễn, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Tuyên Quang.
Phóng viên: Tình hình triển khai thực hiện Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh
PGĐ Sở Công Thương Lộc Kim Liễn: Sở Công Thương đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 155/KH-UBND ngày 13/7/2023 của UBND tỉnh về Triển khai thực hiện Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và các tổ chức trên địa bàn tỉnh tổ chức tuyên truyền, phổ biến về mục tiêu, quan điểm, định hướng, nhiệm vụ của Chương trình và các chính sách về phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa; tuyên truyền, quảng bá giới thiệu sản phẩm hàng hóa của miền núi, vùng sâu, vùng xa đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh và nhân dân trên địa bàn tỉnh thông qua các hoạt động truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, truyền hình, truyền thanh, báo điện tử, báo giấy, mạng xã hội,... Thực hiện những nhiệm vụ được giao trong kế hoạch.
Để chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả Sở Công Thương đã triển khai thực hiện những nhiệm vụ sau:
Tham mưu công tác đầu tư, xây dựng hệ thống hạ tầng thương mại trên địa bàn tỉnh. Tính đến nay toàn tỉnh có 97 chợ, 130 cửa hàng kinh doanh xăng dầu, 01 trung tâm thương mại, 05 siêu thị và hàng trăm cửa hàng tiện lợi. Tổ chức triển khai thực hiện phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng bán buôn, bán lẻ, duy trì ổn định các điểm bán hàng thiết yếu, hỗ trợ lưu thông hàng hoá và tiêu thụ nông sản cho nông dân. Khuyến khích phát triển các loại hình dịch vụ phục vụ nhu cầu sản xuất của người dân tại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa.
Hoàn thành hỗ trợ xây dựng 02 điểm Thương mại hai chiều nhằm tiêu thụ hàng hoá nông sản cho nông dân và cung ứng hàng hoá thiết yếu cho đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa.
Thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, Sở Công Thương được giao thực hiện chính sách hỗ trợ Điểm giới thiệu và bán các sản phẩm chủ lực, đặc sản, sản phẩm OCOP và Hỗ trợ gian hàng quảng bá, giới thiệu sản phẩm của các Hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn, từ năm 2021 đến nay đã hoàn thành hỗ trợ 11 Điểm bán hàng và giới thiệu sản phẩm OCOP; hỗ trợ 16 lượt đơn vị tham gia gian hàng tại các Hội chợ xúc tiến thương mại, các tuần hàng, các Chương trình Chợ tết tại các tỉnh/thành phố như Hà Nội, Hải Phòng.
Thường xuyên vận động, giúp các doanh nghiệp nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ, xây dựng thương hiệu doanh nghiệp và thương hiệu hàng hóa. Thông tin và hướng dẫn các doanh nghiệp đủ điều kiện đăng ký tham gia xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam Kỳ thứ 8 năm 2022 do Bộ Công Thương chủ trì tổ chức. Kết quả Công ty cổ phần Giấy An Hòa đã có sản phẩm Giấy và Bột giấy An Hòa đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam theo Quyết định số 1977/QĐ-BCT ngày 29/9/2022 của Bộ Công Thương về việc công nhận danh sách sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2022.
Hướng dẫn UBND các huyện, thành phố thực hiện các quy định về quản lý điều kiện ATTP đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm; quy định về đảm bảo ATVSTP tại các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại. Tham gia các Đoàn kiểm tra liên ngành, đoàn kiểm tra, kiểm soát, tuyên truyền về an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
Tham mưu ban hành các Kế hoạch triển khai thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại góp phần quảng bá các sản phẩm là thế mạnh, đặc trưng của tỉnh Tuyên Quang nói chung, sản phẩm của bà con khu vực vùng sâu, vùng xa nói riêng, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại của tỉnh Tuyên Quang, cụ thể: Năm 2023, 2024 tỉnh đẩy mạnh triển khai thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại. Theo đó, tổ chức thành công 02 Hội nghị kết nối cung cầu tiêu thụ sản phẩm OCOP, sản phẩm chủ lực, đặc trưng tỉnh Tuyên Quang năm 2023 tại Tuyên Quang và thành phố Hà Nội; 01 Hội nghị kết nối tiêu thụ sản phẩm cam Hàm Yên tại thành phố Hà Nội năm 2023; 01 Hội nghị Kết nối giao thương, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm tại tỉnh Tuyên Quang tại Sở Công Thương; 02 Hội nghị kết nối cung cầu hàng hóa năm 2024 tại Thành phố Đà Nẵng và Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
Phóng viên: Địa phương hiện có tiềm năng gì trong phát triển những sản phẩm đặc sản mang tính đặc trưng?
PGĐ Sở Công Thương Lộc Kim Liễn: Tuyên Quang là một tỉnh thuộc vùng trung du miền núi phía Bắc, nằm giữa Đông Bắc và Tây Bắc có đất sản xuất nông, lâm nghiệp chiếm khoảng 90% diện tích với điều kiện địa lý, khí hậu thuận lợi để phát triển kinh tế ngành nông nghiệp. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 17 nhiệm kỳ 2020-2025 xác định phát triển sản xuất nông lâm nghiệp hàng hóa, tập trung vào những sản phẩm chủ lực, đặc sản đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, giá trị gia tăng cao theo chuỗi liên kết gắn với xây dựng nông thôn mới.
Hiện nay Tuyên Quang có rất nhiều sản phẩm đặc sản mang tính đặc trưng, đặc biệt là các sản phẩm OCOP. Đến hết năm 2023 tỉnh Tuyên Quang đã có 240 sản phẩm được chứng nhận đạt OCOP 3 sao trở lên. Một số sản phẩm đặc trưng như: Cam Sành Hàm Yên, Bánh Gai Chiêm Hóa; Rượu Ngô Na Hang, Chè San Tuyết Hồng Thái, Cá Lăng, các sản phẩm từ cây dược liệu... và rất nhiều sản phẩm đặc trưng hấp dẫn khác.
Với nhiều sản phẩm đặc sản mang tính đặc trưng. Trong thời gian qua tỉnh đã có nhiều định hướng, kế hoạch như: Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, nâng cao năng lực cho doanh nghiệp, chủ thể tham gia chương trình, phát triển sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm nông nghiệp theo mô hình liên kết, chuỗi trong và ngoài tỉnh, tạo động lực, tiềm lực lớn trong việc phát triển những sản phẩm đặc sản mang tính đặc trưng của tỉnh, nhằm nâng cao thu nhập, đời sống cho người dân và thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.
Mặt khác hiện nay tỉnh Tuyên Quang cũng xác định phát triển du lịch là một ngành kinh tế quan trọng, trên địa bàn hiện nay có rất nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn. Thông qua các hoạt động văn hóa du lịch, khách du lịch là kênh tiêu thụ hữu ích giúp thúc đẩy tiêu thụ, cũng như giới thiệu được sản phẩm hàng hóa của bà con nông dân ở các xã vùng sâu, vùng xa đến với du khách thập phương. Đặc biệt, là các sản phẩm đặc trưng hiện nay đang có những chỉ dẫn địa lý như cam sành, bưởi hay chè Shan tuyết…. đang được khách hàng ưa chuộng và tin dùng.
Phóng viên: Hiện việc kết nối tiêu thụ các sản phẩm đặc sản của địa phương vào các kênh phân phối hiện đại còn gặp khó khăn gì?
PGĐ Sở Công Thương Lộc Kim Liễn: Thời gian qua, công tác kết nối cung - cầu các sản phẩm đặc sản của tỉnh Tuyên Quang được đẩy mạnh, đặc biệt vào các kênh phân phối hiện đại, được Sở Công Thương, các Sở ngành và UBND các huyện, thành phố nỗ lực thực hiện bằng nhiều giải pháp, góp phần thúc đẩy kết nối các cơ sở sản xuất với các cơ sở tiêu thụ trên địa bàn. Nhờ đó, hàng hóa của các địa phương, của doanh nghiệp có nhiều cơ hội quảng bá, mở rộng thị trường; người tiêu dùng được tiếp cận hàng hóa chất lượng và đa dạng, góp phần nâng cao đời sống người dân trên địa bàn tỉnh.
Hiện tại trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang nói riêng và cả nước nói chung có rất nhiều siêu thị, trung tâm thương mại và hàng nghìn cửa hàng chuyên doanh và cửa hàng tiện lợi hiện đại hoạt động theo mô hình chuỗi và đặc biệt ngày càng có nhiều hệ thống phân phối hiện đại có quy mô rộng khắp trên cả nước như Hệ thống Big C & Go, Hệ thống chuỗi siêu thị CO.OP, hoặc hệ thống siêu thị Mega Market…
Bên cạnh đó hiện nay cũng có rất nhiều các trang bán hàng thương mại điện tử. Các chủ thể có rất nhiều cơ hội thuận lợi để kết nối tiêu thụ các sản phẩm đặc sản của địa phương vào các kênh phân phối hiện đại. Tuy đến nay Sở Công Thương đã nỗ lực tìm nhiều giải pháp để kết nối tiêu thụ sản phẩm của tỉnh như: Tổ chức nhiều chương trình hội nghị kết nối tiêu thụ sản phẩm giữa các nhà sản xuất sản phẩm của tỉnh Tuyên Quang với các đơn vị tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn các tỉnh, thành; Vận động hỗ trợ các chủ thể đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử; hỗ trợ kinh phí cho nhiều chủ thể đầu tư kinh doanh cửa hàng trưng bày và giới thiệu sản phẩm; Hỗ trợ kinh phí cho các chủ thể tham gia trưng bày và giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ, hội nghị... trên địa bàn các tỉnh...
Tuy nhiên, hiện vẫn còn nhiều sản phẩm OCOP, đặc sản, đặc trưng của tỉnh chưa vào được các hệ thống phân phối hiện đại. Tỷ lệ các sản phẩm này còn thấp ở các kệ hàng hóa trong các siêu thị, cửa hàng bán lẻ. Nhiều mặt hàng trong tỉnh mặc dù có lợi thế, nhưng chủ thể các sản phẩm vẫn sản xuất nhỏ lẻ, manh mún; có những sản phẩm mang tính chất mùa vụ, mùa nào thức nấy. Để có được sản lượng lớn duy trì chất lượng, số lượng thì cũng gặp rất nhiều khó khăn đã khiến chúng ta gặp khó khăn trong kết nối bền vững. Mặt khác thực tế cho thấy để thực sự có được thị trường tiêu thụ sản phẩm bền vững, các chủ thể phải bỏ ra chi phí để nâng cao mẫu mã, bao bì và quảng bá sản phẩm không hề nhỏ để duy trì và phát triển, nhiều chủ thể không đủ khả năng về tài chính để phát triển theo nhu cầu thực tiễn của người tiêu dùng hiện nay.
Phóng viên: Địa phương có chính sách gì để khuyến khích doanh nghiệp, hợp tác xã kết nối tiêu thụ vào hệ thống phân phối hiện đại?
PGĐ Sở Công Thương Lộc Kim Liễn: Hiện nay Sở Công Thương đang được giao chủ trì hỗ trợ kinh phí cho các đơn vị xây dựng Điểm giới thiệu và bán các sản phẩm chủ lực, đặc sản, sản phẩm OCOP trong tỉnh và địa bàn thành phố Hà Nội; hỗ trợ kinh phí các đơn vị tham gia gian hàng giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP, đặc trưng của tỉnh tại các tỉnh thành khác trong cả nước theo Nghị quyết 03/2021/NQ-HĐND ngày 16/7/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản hàng hóa; sản phẩm OCOP và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025. Mặt khác hàng năm Sở Công Thương cũng được Bộ Công Thương giao kinh phí hỗ trợ các Hộ Kinh doanh, hợp tác xã xây dựng điểm bán hàng Việt Nam. Nhằm giúp doanh nghiệp, hợp tác xã quảng bá, bán các sản phẩm trong tỉnh và kết nối kết nối tiêu thụ vào hệ thống phân phối hiện đại.
Mặt khác thông qua các chương trình hội chợ, hội nghị trên địa bàn các tỉnh. Sở Công Thương cũng thường xuyên hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tham gia đoàn công tác, trực tiếp đàm phán, kết nối với các đơn vị tiêu thụ sản phẩm có hệ thống phân phối hiện đại như Hệ thống chuỗi siêu thị CO.OP, hoặc hệ thống siêu thị Mega Market…
Bên cạnh đó, Sở Công Thương thường xuyên phối hợp cùng các sở, ban, ngành liên quan hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh đưa các sản phẩm lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy quảng bá sản phẩm trong và ngoài tỉnh và tiến đến xuất khẩu./.
Tin liên quan
-
Thị trường
Quảng bá, kết nối tiêu thụ nhãn lồng Hưng Yên tại Hà Nội
10:50' - 16/08/2024
Tại siêu thị Big C Thăng Long (Hà Nội), Ban tổ chức trưng bày 18 gian hàng, giới thiệu sản phẩm nhãn lồng Hưng Yên và các sản phẩm nông sản tiêu biểu của tỉnh Hưng Yên).
-
DN cần biết
Kết nối cung cầu tôm giống Ninh Thuận tại Cà Mau
16:52' - 30/07/2024
Ngày 30/7, tại Cà Mau đã diễn ra Hội nghị xúc tiến, kết nối cung cầu tôm giống tỉnh Ninh Thuận tại tỉnh Cà Mau.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
250 gian hàng tại Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam 2024
22:16' - 21/11/2024
Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam năm nay diễn ra từ ngày 20 đến 24/11, với quy mô 250 gian hàng, thu hút hơn 200 đơn vị đến từ 63 tỉnh thành tham gia.
-
Thị trường
Đề nghị các tập đoàn, doanh nghiệp chủ động kế hoạch sản xuất, cung ứng hàng hóa Tết
19:14' - 21/11/2024
Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ký ban hành Chỉ thị số 12/CT-BCT ngày 20/11/2024 về việc thực hiện giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
-
Thị trường
Bộ sản phẩm đồ uống Tết Ất Tỵ 2025 của tập đoàn TH
16:40' - 21/11/2024
Với thông điệp “Vị Hạnh Phúc - Xuân Sung Túc”, TH mong muốn mang đến cho khách hàng nguồn năng lượng tích cực từ những sản phẩm tốt cho sức khỏe.
-
Thị trường
Giá xăng dầu giảm nhẹ từ chiều nay 21/11
14:52' - 21/11/2024
Xăng E5RON92 không cao hơn 19.343 đồng/lít (giảm 109 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành), thấp hơn xăng RON95-III 1.185 đồng/lít.
-
Thị trường
Giá kim loại quý quay lại đà giảm do áp lực từ đồng USD
08:40' - 21/11/2024
Giá bạc giảm 0,82% về 31 USD/ounce. Giá bạch kim quay đầu giảm 1,31% xuống mức 965,8 USD/ounce, chấm dứt chuỗi tăng 4 phiên liên tiếp trước đó.
-
Thị trường
Giá cà phê thế giới tăng vọt do lo ngại nguồn cung
08:36' - 21/11/2024
Giá hai mặt hàng cà phê Arabica leo đỉnh cao nhất kể từ năm 2011 và Robusta trở lại mức cao nhất trong hơn một tháng do lo ngại về nguồn cung từ Brazil và Việt Nam.
-
Thị trường
Xuất khẩu lô hàng tổ yến đầu tiên qua lối thông quan cầu Bắc Luân II
21:54' - 20/11/2024
Ngày 20/11, lô hàng tổ yến đầu tiên được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc qua lối thông quan cầu Bắc Luân II tại Quảng Ninh.
-
Thị trường
Ấn tượng về thực phẩm và đồ uống Việt Nam tại Hội chợ Quốc tế PLMA 2024
21:51' - 20/11/2024
Từ ngày 17-19/11, tại Trung tâm Triển lãm Rosemont, ở thành phố Chicago (Mỹ), khu gian hàng quốc gia Việt Nam đã chính thức khai trương tại Hội chợ Quốc tế Thực phẩm và Đồ uống PLMA 2024.
-
Thị trường
Giá gạo Nhật Bản thiết lập kỷ lục mới
13:47' - 20/11/2024
Bộ Nông nghiệp Nhật Bản cho biết giá gạo mới thu hoạch vào khoảng trung bình 23.820 yen (153,8 USD) cho mỗi bao 60 kg. Con số này đánh dấu mức tăng 57% so với cùng kỳ năm ngoái.