Khả năng chống chịu khủng hoảng của các ngân hàng
Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2009, khi các nhà tài chính và chính phủ điều chỉnh lại hệ thống tài chính để hệ thống này trở nên an toàn hơn, hầu hết họ cho rằng một cú sốc tồi tệ như cuộc khủng hoảng dưới chuẩn có thể là điều đã quá xa vời.
Trên thực tế, điều này đã quay lại chỉ sau khoảng một thập kỷ. Các biện pháp phong tỏa đã dẫn đến một cuộc suy thoái nghiêm trọng dự kiến sẽ gây ra những thiệt hại lớn đối với những khoản vay mượn mà các công ty và hộ gia đình đang gánh chịu.Vậy các ngân hàng “quá lớn để sụp đổ” đã thực sự an toàn hơn? Các đợt kiểm tra, đánh giá khả năng của các ngân hàng mới nhất do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thực hiện đã cho thấy câu trả lời ở Mỹ là “Có”. Ngày 25/6, Fed đã công bố kết quả đánh giá hàng năm, với việc so sánh tiền dự phòng của các ngân hàng với những thiệt hại mà các ngân hàng có thể phải đối mặt trong trường hợp suy thoái kinh tế.Trong một kịch bản xấu hình “chữ U”, theo đó nền kinh tế phải đối mặt với việc giãn cách xã hội kéo dài và sự tái bùng phát của dịch bệnh, Fed cho rằng các ngân hàng sẽ phải đối mặt với tổng thiệt hại hơn 700 tỷ USD. Con số này vượt xa trường hợp xấu nhất là 465 tỷ USD được dự tính năm 2009, khi Fed lần đầu tiên thực hiện đánh giá khả năng chống chịu khủng hoảng của các ngân hàng. Kịch bản năm nay ước tính mức thiệt hại chung đối với các khoản nợ là khoảng 10%, cao hơn tỷ lệ 7% đã diễn ra trong cuộc khủng hoảng dưới chuẩn.Thật may mắn, Fed kết luận, trong kịch bản kinh tế đi theo hình chữ U, tỷ lệ tổng vốn chủ sở hữu của hệ thống ngân hàng sẽ giảm từ mức 12% hiện tại xuống mức vẫn có thể chấp nhận được là 8%. Một số ngân hàng có thể phải hạn chế cổ tức chi trả cho các cổ đông để củng cố nguồn vốn của mình. Thực tế là ngày 29/6, ngân hàng Wells Fargo đã tuyên bố cắt giảm khoản chi trả này. Tuy nhiên, đây chỉ là một cái giá nhỏ phải trả.The Economist đã sử dụng dữ liệu của Fed để ước tính sơ bộ về tác động của những thiệt hại đối với những khoản cho vay hiện nay có thể gây ra. Nếu hệ thống ngân hàng chưa được điều chỉnh mà phải đối mặt với kịch bản hình chữ U của năm nay, tỷ lệ tổng vốn chủ sở hữu của hệ thống này có khả năng giảm xuống còn 1,5%. Tỷ lệ này của nhiều ngân hàng lớn có thể chạm ngưỡng 0 - ngưỡng vỡ nợ kỹ thuật. Đối mặt với khủng hoảng, người gửi tiền và các đối tác có thể đã "bỏ chạy". Mức cứu trợ của ngân sách nhà nước cho hệ thống ngân hàng có thể còn lớn hơn trong cuộc khủng hoảng tài chính trước đây.Thay vào đó, khả năng chống chịu mới của hệ thống ngân hàng đã khiến khách hàng và nhà đầu tư không vội rút tiền như trong năm 2007-2009. Các ngân hàng được coi là an toàn và giờ đây, đến lượt các ngân hàng trở thành nguồn lực để mở rộng các khoản thấu chi cho các công ty gặp khó khăn.Mặc dù vậy, các hoạt động rủi ro đã vượt ra ngoài hệ thống ngân hàng. Kết quả là mặc dù người nộp thuế không phải cứu trợ các ngân hàng, nhưng một lần nữa họ vẫn có nguy cơ hứng chịu những thiệt hại rất lớn. Fed đã mua vào và mở rộng bảo lãnh cho nhiều thị trường, bao gồm cả thị trường trái phiếu rác và các quỹ giao dịch hối đoái, và cũng trực tiếp cho các công ty vay.Một mối quan ngại khác là hệ thống ngân hàng bên ngoài nước Mỹ kém vững chắc hơn. Hầu hết các ngân hàng châu Âu có tỷ lệ vốn hợp lý, nhưng lợi nhuận thấp hơn nhiều so với các ngân hàng Mỹ, bởi vì các ngân hàng này hoạt động không hiệu quả, phải đối mặt với lãi suất thấp hơn và các thị trường phân mảnh.Những đánh giá năng lực của Mỹ cho thấy khoảng 1/4 tổng số tiền dự phòng mà các ngân hàng Mỹ sở hữu để đối phó với các khoản thua lỗ là nhờ lợi nhuận tốt, thay vì dựa vào vốn chủ sở hữu. Nhiều ngân hàng châu Âu không có được điều xa xỉ này.Ông chủ của một trong những ngân hàng lớn nhất cảnh báo rằng, mặc dù cho đến nay cú sốc của đại dịch COVID-19 vẫn ở mức có thể kiểm soát được, nhưng một đợt lây nhiễm COVID-19 thứ hai trong năm nay hoặc năm tới sẽ là “một thử thách lớn đối với lĩnh vực tài chính”./.Tin liên quan
-
Ngân hàng
Ngân hàng thứ 5 tại Việt Nam hoàn thành cả 3 trụ cột Basel II
16:08' - 03/07/2020
Thông báo mới nhất từ Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) cho biết, ngân hàng này đã hoàn thành Quy trình đánh giá nội bộ về mức đủ vốn (ICAAP) -trụ cột 2 của Basel II.
-
Tài chính & Ngân hàng
16 ngân hàng châu Âu tham gia sáng kiến thanh toán thay thế thẻ Visa và Mastercard
13:30' - 03/07/2020
16 ngân hàng châu Âu đã tham gia sáng kiến thiết lập một hệ thống thanh toán thống nhất vào năm 2022, cung cấp cho khách hàng tại châu lục này cả thẻ và ví điện tử.
-
Công nghệ
16 Ngân hàng nhất trí lập hệ thống thanh toán thống nhất toàn châu Âu
10:47' - 03/07/2020
16 ngân hàng ở châu Âu đã nhất trí lập hệ thống thanh toán thống nhất mới vào năm 2022, nhằm tạo cho người tiêu dùng những loại ví điện tử và thẻ ngân hàng có thể thay thế cho thẻ Visa, Mastercard.
-
Tài chính & Ngân hàng
Hàn Quốc bắt đầu áp dụng quy định mới về vốn ngân hàng trên toàn cầu
07:00' - 29/06/2020
Các quan chức tài chính Hàn Quốc ngày 28/6 cho biết trong tháng này nước này sẽ bắt đầu áp dụng các quy định mới về vốn ngân hàng trên toàn cầu.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Thái Lan đảm bảo ổn định tài chính sau động đất tại Myanmar
16:01'
Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương Thái Lan Roong Mallikamas cho biết các tổ chức tài chính vẫn cung cấp dịch vụ như thường lệ cho cả khách hàng cá nhân và doanh nghiệp mà không bị gián đoạn.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng quốc doanh Trung Quốc tăng vốn giữa áp lực lợi nhuận giảm và nợ xấu gia tăng
07:00'
Trung Quốc đang tăng cường sức mạnh của hệ thống ngân hàng sau khi ban hành một loạt các chính sách kích thích, bao gồm cắt giảm lãi suất thế chấp và lãi suất chính sách.
-
Tài chính & Ngân hàng
EIB tài trợ 110 triệu USD giúp Chile đẩy nhanh chuyển đổi xanh
09:53' - 30/03/2025
Khoản đầu tư này được kỳ vọng sẽ tạo ra những tác động tích cực đến nền kinh tế Chile, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời góp phần vào quá trình chuyển đổi xanh của quốc gia.
-
Tài chính & Ngân hàng
Italy gặp khó trong giải ngân quỹ phục hồi COVID-19 của EU, chi tiêu mới đạt 45%
11:06' - 29/03/2025
Italy hy vọng sẽ thấy sự thúc đẩy kinh tế lớn từ các khoản hỗ trợ của EU, nhưng nền kinh tế lớn thứ ba Khu vực đồng euro chỉ tăng trưởng 0,7%/năm trong 2 năm qua.
-
Tài chính & Ngân hàng
Khơi thông điểm nghẽn quỹ đầu tư để góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng
13:26' - 28/03/2025
Khơi thông điểm nghẽn quỹ đầu tư để góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 đạt 8% trở lên, tạo tiền đề phát triển ở mức hai con số trong thời gian tới.
-
Tài chính & Ngân hàng
"Kẻ ngược dòng" xu hướng chính sách tiền tệ trên thế giới
09:17' - 28/03/2025
Banxico cảnh báo hoạt động kinh tế của Mexico dự báo sẽ suy yếu trong quý I/2025 do môi trường bất ổn và căng thẳng thương mại gây rủi ro suy giảm kinh tế đáng kể.
-
Tài chính & Ngân hàng
Moody’s cảnh báo sự suy yếu tài chính của Mỹ có thể kéo dài
08:51' - 27/03/2025
Moody’s cho biết các kế hoạch thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể cản trở khả năng của nước này đối phó với nợ đang gia tăng và lãi suất cao hơn.
-
Tài chính & Ngân hàng
ECB đau đầu với tin đồn: Đồng euro số có thật sự sắp ra mắt?
18:19' - 26/03/2025
Cho đến nay, ECB vẫn chưa quyết định về việc tạo ra đồng euro số - một dạng tiền điện tử được ECB hậu thuẫn.
-
Tài chính & Ngân hàng
Stablecoin sắp ra mắt của Mỹ có thể quy đổi 1:1 với đồng USD
16:00' - 26/03/2025
Dự án tiền điện tử World Liberty Financial của Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo kế hoạch ra mắt một stablecoin mang tên USD1, có thể quy đổi theo tỷ lệ 1:1 với đồng USD.