Khác biệt Đông-Tây Âu: Sự thống trị kinh tế Đức (Phần 1)
Theo bài viết đăng trên báo Le Monde diplomatique, từ những năm 1990, các doanh nghiệp của Đức đã dịch chuyển sản xuất tới Ba Lan, Cộng hòa Czech, Slovakia và Hungary.
Năm 1999, bị xem là "con bệnh của khu vực đồng euro" (The Economist, 3/6/1999), nước Đức đã khỏi bệnh một cách thần kỳ nhờ vào các luật cải cách thị trường lao động, chống thất nghiệp (luật Hartz) có hiệu lực từ 2003 tới 2005.Những cải cách này đã khôi phục khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, làm hồi sinh hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Mercedes ở nước ngoài và đã thuyết phục Tổng thống Pháp Emmanuel Macron áp dụng công thức này tại Pháp.Tuy nhiên, đây có thể là một sai lầm nguy hại. Nhà sử học về kinh tế Stephen Gross giải thích: "Để hiểu được thành công của Đức với tư cách là một quốc gia xuất khẩu của thế giới, cần phải nhìn xa hơn ra bên ngoài đường biên giới của nước này.Vì mô hình này dựa trên một phần có tính quyết định về sự phát triển của mạng lưới thương mại với các nước Trung và Đông Âu". Và chính xác hơn là trao đổi kinh tế bất bình đẳng với Ba Lan, CH Czech, Hungary và Slovakia, bộ tứ với tên gọi "Nhóm Visegrad".Từ 1/4 thế kỷ trở lại đây, nước Đức giàu có quả thực đã áp dụng với các nước láng giềng của mình điều mà nước Mỹ đã từng thiết lập với các nhà máy của họ tại Mexico: dịch chuyển sản xuất sang nước láng giềng. Được thiết lập chắc chắn giữa thời kỳ của Otto von Bismark và đế chế Habsbourg vào cuối thế kỷ XIX, trao đổi kinh tế mang tính đặc quyền giữa Đức và Trung Âu không diễn ra trước đó.Bị hạn chế trong thời Chiến tranh Lạnh, những trao đổi này tiếp tục diễn ra trong những năm 1970 dưới hình thức quan hệ đối tác công nghiệp, công nghệ và ngân hàng, nhờ chính sách hướng Đông (1969-1974) do Thủ tướng thuộc đảng Dân chủ xã hội Willy Brandt đưa ra. Sau khi Bức tường sụp đổ, kể từ đầu những năm 1990, các công ty đa quốc gia Đức đã nhắm đến các doanh nghiệp nhà nước bị tư nhân hóa trong hoàn cảnh cùng quẫn. Nếu như hãng sản xuất ô tô Tiệp Khắc Skoda được Volkswagen khôi phục lại năm 1991, đã để lại ấn tượng sâu sắc, thì quốc gia tư bản láng giềng trước tiên đã sử dụng các cơ sở sẵn có làm cơ sở gia công.Để thực hiện điều này, nước này đã tận dụng cơ chế cũ để dịch chuyển sản xuất ra bên ngoài theo cách kín đáo cũng như có phần đánh lận con đen: hoạt động xuất khẩu nhằm hoàn thiện sản phẩm.Tiến trình này được hệ thống hóa bằng luật châu Âu vào năm 1986, cho phép xuất khẩu tạm thời một mặt hàng trung gian (hoặc một bộ phận của sản phẩm) vào một nước không phải là thành viên của Liên minh châu Âu (EU), nơi mà hàng hóa sẽ được gia công - hoàn thiện - để rồi tái nhập khẩu về nước sản xuất để được miễn một phần hoặc toàn bộ thuế phí.Sau khi khối Đông Âu sụp đổ, việc nới rộng hạn mức nhập khẩu từ các nước Trung Âu mở ra cho giới chủ Đức những triển vọng phát triển mạnh mẽ. Cho các công nhân Tiệp Khắc, vốn có tay nghề cao nhưng đòi hỏi không cao, thầu lại công việc mạ crom vòi nước hay đánh bóng bồn tắm ư?Giao vải vào bàn tay khéo léo của người Ba Lan, vốn được trả công bằng đồng zloty (tiền Ba Lan) và nhận lại là những bộ vest sẽ được bán với thương hiệu Berlinois ư?... Những việc này đều có thể thực hiện được kể từ những năm 1990, như thể các đường biên giới của EU đã được xóa bỏ.Chuyên gia kinh tế Julie Pellegrin giải thích việc xuất khẩu hoàn thiện sản phẩm là phiên bản châu Âu xuất phát từ giải pháp của Mỹ mở đường cho sự phát triển của Maquiladora (xưởng gia công hàng hóa từ vật liệu nhập cảng miễn thuế, rồi xuất trở lại quốc gia xuất xứ-ND) trong khu vực biên giới giữa Mexico và Mỹ.Hơn bất kỳ quốc gia thành viên nào khác, Đức kiếm lời từ hoạt động gia công này, chủ yếu trong lĩnh vực may mặc, cũng như điện và ô tô. Năm 1996, các công ty của Đức tái nhập lượng sản phẩm được hoàn thiện tại Ba Lan, CH Czech, Hungary hay Slovakia, nhiều hơn gấp 27 lần so với các doanh nghiệp của Pháp.Trong năm đó, xuất khẩu hoàn thiện sản phẩm chiếm 13% xuất khẩu của nhóm nước Visegrad tới EU và 16% nhập khẩu của Đức từ khu vực này. Một số lĩnh vực đổ dồn vào khu vực này: 86,1% nhập khẩu của Đức theo hình thức này là từ vải và đồ may mặc Ba Lan.Julie Pellegrin nhận định, ít nhất từ một thập kỷ nay, "các doanh nghiệp của các nước Trung và Đông Âu đã tham gia các chuỗi sản xuất chủ yếu do các công ty của Đức kiểm soát".- Từ khóa :
- eu
- liên minh châu âu
- ba lan
- đức
- ch czech
- hungary
- nhóm visegrad
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Đức thông qua dự án Dòng chảy phương Bắc 2
09:41' - 28/03/2018
Ngày 27/3, giới chức Đức đã đưa ra quyết định cuối cùng cho việc cấp phép xây dựng đường ống dẫn khí đốt mới Nord Stream 2 (Dòng chảy phương Bắc 2) giữa nước này với Nga.
-
Kinh tế Thế giới
Đức cảnh báo chiến tranh thương mại là nguy cơ lớn nhất đối với kinh tế toàn cầu
19:08' - 21/03/2018
Hội đồng các chuyên gia kinh tế Đức ngày 21/3 cảnh báo rằng các mức thuế mới áp dụng đối với nhôm và thép nhập khẩu của Tổng thống Mỹ Donald Trump có nguy cơ đe dọa hệ thống thương mại quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Vì sao Đông Âu phản đối việc chia sẻ gánh nặng người nhập cư với EU?
05:30' - 16/10/2017
Bất chấp thực trạng dân số giảm mạnh, các nước Đông Âu vẫn từ chối việc tiếp nhận người nhập cư theo kế hoạch phân bổ của Liên minh châu Âu (EU).
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng sự can dự tại Đông Âu
05:30' - 04/10/2017
Tạp chí National Interest mới đây đăng bài viết phân tích về ảnh hưởng của Trung Quốc tại Đông Âu cũng như mối đe dọa đối với lợi ích của Mỹ tại khu vực.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Bí mật giúp ông già Noel chinh phục 40 triệu mái nhà Vương quốc Anh
11:40'
Mùa Giáng sinh năm nay, ông già Noel có thể thảnh thơi hơn khi chu du khắp nước Anh, nhờ vào công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) tiên tiến do công ty Ordnance Survey phát triển.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Mạng lưới đường sắt cao tốc giúp thúc đẩy kinh tế chất lượng cao
08:29'
Tổng chiều dài vận hành của đường sắt cao tốc trên cả nước đã vượt trên 46.000 km, trong đó có hơn 10 tuyến đường sắt cao tốc mới đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng, với chiều dài hơn 2.000 km.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Dự luật mới hỗ trợ người lao động sẽ "ngốn" hơn 190 tỷ USD
08:15'
Theo Văn phòng Ngân sách Quốc hội, dự luật này sẽ tiêu tốn hơn 190 tỷ USD trong 10 năm tới, đồng nghĩa với việc Quỹ An sinh Xã hội sẽ cạn sớm gần nửa năm so với luật hiện tại.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành du lịch Mỹ dự kiến "hốt bạc" vào dịp nghỉ lễ cuối năm
08:00'
Hiệp hội Xe hơi Mỹ (AAA) dự đoán hơn 119 triệu người sẽ rời nhà đi du lịch với khoảng cách ít nhất 50 dặm (hơn 80 km) kể từ ngày 21/12 cho tới ngày đầu Năm Mới...
-
Kinh tế Thế giới
EU tăng cường nhập khẩu dầu Nga
17:33' - 22/12/2024
Trong tháng 10 vừa qua, Liên minh châu Âu (EU) đã mua dầu từ Nga với tổng trị giá 687,5 triệu euro (khoảng 735,6 triệu USD), mức cao nhất kể từ tháng 2 năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
Số người giàu ở Hàn Quốc có khoảng 700.000 USD trở lên gia tăng
13:09' - 22/12/2024
Tính đến cuối năm 2023, số người giàu có tài sản tài chính hơn 1 tỷ won (khoảng 700.000 USD) ước tính là 461.000 người, chiếm 0,9% tổng dân số Hàn Quốc, tăng 1% so với năm trước.
-
Kinh tế Thế giới
Dự báo tăng trưởng nông nghiệp Thái Lan năm 2025
09:53' - 22/12/2024
Ngành nông nghiệp của nước này dự kiến sẽ ghi nhận mức tăng trưởng từ 1,8% đến 2,8% vào năm tới nhờ vào các yếu tố như nguồn nước an toàn, điều kiện kinh tế nói chung đang cải thiện.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Mỹ tránh được nguy cơ đóng cửa trước dịp Giáng sinh
09:13' - 22/12/2024
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 21/12 đã ký phê chuẩn thành luật dự luật cấp ngân sách cho chính phủ liên bang đến giữa tháng 3/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Dòng chảy khí đốt từ Nga qua Ukraine vẫn tiếp tục trong ngày 21/12
20:49' - 21/12/2024
Nhà sản xuất khí đốt Gazprom của Nga cho biết họ sẽ vận chuyển 42,4 triệu m3 khí đốt đến châu Âu qua Ukraine (U-crai-na) trong ngày 21/12.