Khắc phục "thẻ vàng" IUU: Việt Nam nỗ lực chống khai thác bất hợp pháp
Xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách để khẳng định uy tín của nghề cá Việt Nam đối với thị trường thế giới nói chung và các quốc gia có chung lãnh hải với nước ta nói riêng, hướng đến sự phát triển bền vững giữa con người với hệ sinh thái biển,… toàn bộ ngư dân Việt Nam, các doanh nghiệp và chính quyền địa phương đều đang đồng lòng và quyết tâm thực hiện tốt các tiêu chí do Ủy ban châu Âu đề ra.
*Những kết quả khả quan Sau khi Ủy ban châu Âu (EC) giơ "thẻ vàng" cảnh báo đối với nghề cá và xuất khẩu hải sản Việt Nam vào thị trường châu Âu vào tháng 10/2017, toàn bộ nghề cá Việt Nam đã chịu những tổn thất không nhỏ cả về xuất khẩu lẫn uy tín kinh doanh trên thị trường quốc tế.Theo ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Việt Nam, "thẻ vàng" của Ủy ban châu Âu gây tổn thất cả về kinh tế và uy tín của thủy sản Việt Nam. Việc ngăn chặn, loại trừ, tiến tới xóa bỏ tình trạng khai thác IUU là nhiệm vụ bắt buộc để gỡ cảnh báo “thẻ vàng” mà EC áp dụng, phát triển nghề cá có trách nhiệm và hội nhập quốc tế. Đây là chủ trương xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta, điều này đã được thể chế hóa thông qua Luật Thủy sản năm 2017.
Kể từ khi EC cảnh báo “thẻ vàng” đối với sản phẩm thủy sản khai thác của Việt Nam vào tháng 10/2017, giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường châu Âu sụt giảm bình quân từ 6-10%/năm (tùy từng năm). Việc này đã ảnh hưởng lớn đến uy tín, vị thế và quan hệ ngoại giao của Việt Nam trên trường quốc tế.Nó cũng gây tổn thất về mặt kinh tế - xã hội đối với cộng đồng ngư dân ven biển và các doanh nghiệp. Sau khi Việt Nam bị EC cảnh báo “thẻ vàng”, thị trường nhập khẩu thủy sản lớn thứ 2 của Việt Nam là EU (chiếm từ 17 – 20% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản) đã tụt xuống vị trí thứ 5 (sau Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc và ASEAN).
Trong suốt thời gian qua, Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia về IUU đã ban hành hàng loạt các văn bản, chỉ thị, công điện, quyết định để chỉ đạo các bộ, ngành và UBND 28 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ven biển triển khai quyết liệt các giải pháp chống khai thác bất hợp pháp.Tổng cục Thủy sản đã tham mưu cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành 14 quyết định, 40 văn bản chỉ đạo đôn đốc các địa phương triển khai nhiệm vụ, giải pháp khắc phục những tồn tại hạn chế. Đặc biệt là thường xuyên tham mưu cho lãnh đạo Bộ tổ chức đoàn kiểm tra các địa phương để chấn chỉnh, ông Trần Đình Luân nhấn mạnh.
Sau những hành động cụ thể của toàn bộ hệ thống chính trị Việt Nam, EC đã đánh giá cao quyết tâm nỗ lực chính trị của Việt Nam trong việc giải quyết các kiến nghị của EC.Việt Nam đã công khai minh bạch kết quả kiểm tra chấn chỉnh, kiểm soát hàng thủy sản xuất sang EU và đã xây dựng, hoàn thiện khung pháp lý là căn cứ để triển khai các nhiệm vụ chống khai thác bất hợp pháp, bao gồm Luật Thủy sản năm 2017; hai Nghị định của Chính phủ; một quyết định của Thủ tướng Chính phủ và một thông tư của bộ.
Việt Nam đã gia nhập và thực hiện Hiệp định về Biện pháp quốc gia có cảng nhằm ngăn chặn, chống lại khai thác bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định của FAO và Hiệp định Đàn cá di cư của Liên Hợp Quốc.
Bên cạnh đó, EC cũng đánh giá rất cao nỗ lực của Việt Nam trong việc triển khai lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, phân luồng phân tuyến, tăng cường quản lý cường lực khai thác. *Mỗi địa phương là một tuyến đầu Là một trong 28 tỉnh có biển và cảng biển thu hút các tàu, thuyền cập cảng, neo đậu, tỉnh Sóc Trăng đã đạt được những kết quả tốt trong phòng, chống khai thác bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định.Với số tàu có chiều dài từ 15m trở lên là 366 tàu hoạt động vùng khơi, tỉnh Sóc Trăng đã có những thông báo, tuyền truyền ráo riết để thuyền trưởng, thuyền viên, chủ tàu tuân thủ nghiêm ngặt quy định chống khai thác bất hợp pháp này.
Theo ông Dương Tấn Trường, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Sóc Trăng, để triển khai các giải pháp đồng bộ, quyết liệt hơn nữa trong chống khai thác IUU trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là việc lắp đặt, quản lý thiết bị giám sát hình trình trên tàu cá, khắc phục các khó khăn, nhược điểm trong thời gian qua, tỉnh Sóc Trăng đã xây dựng kế hoạch về việc triển khai nhiệm vụ chống khai thác thủy sản bất hợp pháp trên địa bàn. Bên cạnh đó, tỉnh quyết định về việc thành lập Tổ thực hiện công tác chống khai thác IUU, tổ chức tuyên truyền, phát tờ rơi hay gặp rỡ trực tiếp các ngư dân,… hướng dẫn ghi nhật ký khai thác.Năm 2020, tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức 25 đợt tuyên truyền, với hơn 1.130 lượt người tham dự, phát trên 2.000 tài liệu các loại có nội dung liên quan và tuyên truyền cho trên 2.500 lượt tàu ra vào cảng.
Ngoài ra, trong năm 2020, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng cũng đã phối hợp với các đơn vị tổ chức tuần tra, kiểm soát trên biển 10 cuộc, tiến hành kiểm tra 146 tàu cá trong và ngoài tỉnh.
Kết quả kiểm tra phát hiện trên 20 tàu cá ngoài tỉnh thiếu trang thiết bị an toàn cho tàu cá khi đi hoạt động trên biển (phao áo), buộc trang bị đầy đủ phao áo trước khi đi hoạt động, lập biên bản sự việc 5 trường hợp không mang theo hồ sơ đăng ký, đăng kiểm liên quan đến tàu cá đang hoạt động, qua đó xử phạt vi phạm hành chính 1 tàu cá với mức phạt 7 triệu đồng.Cũng trong năm 2020, tỉnh Sóc Trăng đã cấp 128 giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản từ khai thác, với khối lượng gần 12.000 tấn, cấp 381 giấy chứng nhận thủy sản khai thác xuất khẩu cho 11 doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu hải sản trong tỉnh, với khối lượng hơn 6.000 tấn.
Tại tỉnh Cà Mau, một tỉnh nằm ở điểm cuối Việt Nam, cũng có những hoạt động tích cực trong tuyên truyền chống khai thác, đánh bất bất hợp pháp IUU.Theo ông Châu Công Bằng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, mặc dù tỉnh Cà Mau vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong phòng, chống khai thác IUU, nhưng toàn tỉnh đã nỗ lực tuyên truyền, phổ biến pháp luật liên quan để đảm bảo người dân được liên tục cập nhật thông tin về chống khai thác bất hợp pháp.
Ngoài ra, tỉnh Cà Mau còn thường xuyên kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện, tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan nghề cá để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ được giao.
Trong thời gian tới, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau tiếp tục chỉ đạo các đơn vị cảng cá kiểm soát 100% sản lượng thủy sản bốc dỡ tại các cảng cá được chỉ định, thu hồi nhật kí khai thác của các tàu cập cảng để truy xuất nguồn gốc thủy sản được xuất khẩu sang thị trường châu Âu, từ đó kiểm soát chặt chẽ, ngăn chặn tình trạng tàu cá cố tình đánh bắt ở vùng biển nước ngoài./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Ứng dụng công nghệ vào giám sát khai thác hải sản, khắc phục "thẻ vàng" IUU
10:39' - 22/01/2021
Là một trong 28 tỉnh có biển và hoạt động nghề cá, tỉnh Ninh Thuận đã thực hiện nghiêm túc Luật Thuỷ sản 2017 cùng 9 tiêu chí nghiêm ngặt khác do Uỷ ban châu Âu đề ra.
-
Kinh tế & Xã hội
Khắc phục "thẻ vàng" IUU: Bình Thuận có hơn 90% tàu cá trên 15m lắp thiết bị giám sát
12:55' - 24/12/2020
Để chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU), Bình Thuận đang đẩy nhanh tiến độ lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (VMS) với tàu cá.
-
Kinh tế & Xã hội
Khắc phục "thẻ vàng" IUU: Giám sát chặt hoạt động các tàu cá
13:31' - 27/11/2020
Để góp phần tháo gỡ “thẻ vàng” cho ngành thủy sản, ngư dân Khánh Hòa đã và đang nỗ lực thực hiện việc chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên: Bài cuối - Kiên quyết không để móng chờ cột
12:10'
Dự án đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên có địa hình thi công phức tạp, chuẩn bị bước vào mùa mưa nên các công ty cột thép đang dồn lực cho sản xuất, đáp ứng thi công.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên: Bài 3 - Tuân thủ kỷ luật thi công, tiến độ tính từng ngày
11:46'
Trên công trường dự án đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên, các nhà thầu đang tranh thủ thời tiết thuận lợi, tập trung lực lượng và máy móc thiết bị thi công đào đúc móng.
-
Kinh tế Việt Nam
Khoảng 1.480 tỷ đồng đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông vùng biên Hà Tiên
11:32'
Uỷ ban nhân dân tỉnh Kiên Giang vừa ban hành quyết định đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông trên địa bàn thành phố Hà Tiên, với tổng kinh phí thực hiện khoảng 1.480 tỷ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên: Bài 2 - Chính quyền quyết liệt, nhân dân đồng thuận
11:29'
Giải phóng mặt bằng luôn là khó khăn lớn nhất và cũng quyết định đến tiến độ thực hiện các dự án điện nói chung và các dự án truyền tải điện nói riêng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng có tính cách mạng, hành động, khả thi cao
11:26'
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã truyền đạt chuyên đề 1 về những nội dung cốt lõi, điểm mới trong các dự thảo Văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng theo hướng có tính cách mạng, hành động, khả thi cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên: Bài 1 - Công trình đặc biệt quan trọng
11:09'
Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã và đang quyết liệt chỉ đạo, thúc tiến độ, tập trung giải quyết vướng mắc, khó khăn đưa dự án về đích đúng hạn trước ngày 2/9 năm nay.
-
Kinh tế Việt Nam
Trà Vinh kêu gọi đầu tư 15 dự án vào Khu kinh tế Định An
10:08'
Tỉnh Trà Vinh đã công bố danh mục và đang đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến kêu gọi thu hút đầu tư 15 dự án vào Khu kinh tế Định An trên địa bàn tỉnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp khánh thành nhiều công trình giao thông trọng điểm chào mừng ngày 30/4
09:23'
Kỷ niệm tròn 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), nhiều dự án hạ tầng giao thông trọng điểm ở Tp Hồ Chí Minh và khu vực Nam Bộ đã sẵn sàng đi vào hoạt động.
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc Hội nghị quán triệt, triển khai Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Trung ương Đảng khoá XIII
08:58'
Sáng 16/4, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.