Khai mạc phiên họp toàn thể Hội nghị IMF-WB
Phát biểu tại phiên khai mạc, Tổng thống Indonesia Joko Widodo nhắc lại cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 10 năm trước với các bài học mà Indonesia đúc kết được; nhấn mạnh sau 10 năm, những nguy cơ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế thế giới vẫn đang gia tăng và có rất nhiều vấn đề làm chậm sự phát triển của kinh tế thế giới, trong đó có sự chênh lệch về phát triển giữa các quốc gia, chiến tranh thương mại ngày càng phổ biến, công nghệ đổi mới yếu hoặc không ổn định dẫn đến nhiều ngành công nghiệp phải chịu những cú sốc, các quốc gia đang phát triển cũng trải qua áp lực thị trường lớn.
Ông Jokowi cho rằng, toàn cầu hóa và sự cởi mở của nền kinh tế quốc tế đã mang lại nhiều lợi ích cho cả các nước phát triển và đang phát triển. Nhờ sự hỗ trợ của các nền kinh tế phát triển, các nước đang phát triển có thể đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế thế giới.
Tuy nhiên, gần đây, mối quan hệ giữa các nền kinh tế phát triển có những biến động. Sự thiếu hợp tác và phối hợp đã gây ra nhiều vấn đề, như giá dầu thô tăng mạnh, tình trạng mất ổn định trên thị trường tiền tệ các nước đang phát triển…
Bên cạnh đó, Tổng thống nước chủ nhà cũng đề cập đến các mối đe dọa toàn cầu đang tăng nhanh chóng, trong đó có biến đổi khí hậu, rác thải nhựa trên biển, thực phẩm nhiễm bẩn ở nhiều nơi. Theo ông, đây là các mối đe dọa bất kỳ nước nào cũng phải đối mặt. Để có thể ngăn chặn và giải quyết mối đe dọa này, các nước phải hợp tác với nhau chặt chẽ hơn nữa.
Trong khi đó, Chủ tịch WB Jim Yong Kim nhấn mạnh hội nghị là nơi để chia sẻ những ý tưởng và cách tiếp cận mới nhằm giải đáp những câu hỏi lớn về các vấn đề đang đặt ra cho thế giới như môi trường, thiên tai, quản lý nợ, đầu tư vào con người, chấm dứt tình trạng nghèo cùng cực vào năm 2030 và tăng cường sự thịnh vượng chung.
Báo cáo hằng năm của WB đã cho thấy trong 25 năm qua, hơn 1 tỷ người đã thoát khỏi cảnh nghèo khổ cùng cực. Tỷ lệ đói nghèo toàn cầu chiếm khoảng 10% dân số thế giới - mức thấp nhất trong lịch sử. Đây là một trong những thành tựu to lớn của thời đại, song hiện vẫn có tới 736 triệu người sống trong tình trạng nghèo cùng cực, tốc độ giảm nghèo cũng đang chậm lại...
Chủ tịch WB kêu gọi các quốc gia đẩy nhanh nỗ lực nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững, bao trùm bằng cách đầu tư vào khu vực tư nhân, giúp các nước quản lý nợ và khai thác sức mạnh của công nghệ, giúp các nước chia sẻ rủi ro thiên tai thông qua thị trường vốn. Các nước cũng cần đầu tư nhiều hơn và hiệu quả hơn vào nguồn nhân lực để chuẩn bị cho tương lai của thời đại kỹ thuật số.
Ngay sau hội nghị toàn thể sẽ diễn ra một cuộc họp về Triển vọng kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương và toàn cầu, cùng các cuộc hội thảo, diễn đàn về các vấn đề như: Công nghệ tài chính; bảo vệ người tiêu dùng; Tài trợ chống biến đổi khí hậu mà không góp phần vào khủng hoảng nợ; Tài chính y tế bền vững để tăng cường nguồn nhân lực; Tăng cường phát triển xã hội thông qua sự tham gia của thanh niên; Kỹ thuật số và đổi mới đang thay đổi tương lai của các quốc gia…/.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
IMF-WB 2018 tập trung thảo luận về những rủi ro đối với kinh tế thế giới
13:11' - 11/10/2018
Tại Hội nghị IMF-WB 2018 các chuyên gia kinh tế toàn cầu đã tập trung thảo luận về những rủi ro đối với nền kinh tế thế giới, trong đó chủ nghĩa bảo hộ là một trong những vấn đề được quan tâm nhất.
-
Kinh tế Thế giới
Khai mạc hội nghị thường niên IMF - WB 2018
13:02' - 11/10/2018
Sáng 11/10, tại Nusa Dua trên đảo Bali, Indonesia, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB), ông Jim Yong Kim đã phát biểu khai mạc Hội nghị thường niên IMF-WB năm 2018.
-
Kinh tế Thế giới
IMF bảo vệ quyết định nâng lãi suất của các ngân hàng trung ương
12:32' - 11/10/2018
Ngày 11/10, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Christine Lagarde lên tiếng bảo vệ quyết định nâng lãi suất của các ngân hàng trung ương là "diễn biến cần thiết".
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ cho phép đẩy mạnh khai thác khoáng sản dưới đáy biển sâu
10:58'
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 24/4 đã ký một sắc lệnh hành pháp mới, mở đường cho việc đẩy mạnh khai thác khoáng sản dưới đáy biển sâu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc và Mỹ nhất trí soạn thảo thỏa thuận gói thuế quan mới
09:49'
Sau các cuộc đàm phán thương mại, Hàn Quốc và Mỹ đã nhất trí thực hiện các nỗ lực chung để soạn thảo thỏa thuận gói thuế quan mới cùng các vấn đề hợp tác kinh tế và công nghiệp trước đầu tháng 7 tới.
-
Kinh tế Thế giới
(Interactive) Những nhà xuất khẩu nhôm, thép hàng đầu sang Mỹ
09:21'
Mỹ hiện nhập khẩu nhôm chủ yếu từ Canada, Các Tiểu Vương quốc Arập Thống nhất (UAE) và Trung Quốc; nhập khẩu thép chủ yếu từ Canada, Brazil và Mexico.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Âu siết chặt quy định an toàn đường bộ và khí thải
08:07'
EC thể hiện quyết tâm trong việc cải thiện chất lượng không khí bằng cách triển khai các phương pháp kiểm tra khí thải tân tiến.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia kỳ vọng kinh tế tăng trưởng 5% bất chấp dự báo của IMF
22:24' - 24/04/2025
Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati tự tin rằng nền kinh tế nước này sẽ tăng trưởng tới 5% trong năm 2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Bất ổn chính sách tạo đang đè nặng lên kinh tế Mỹ
15:25' - 24/04/2025
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) ngày 23/4 cảnh báo chính sách thương mại thiếu nhất quán của chính quyền Tổng thống Donald Trump đang tạo áp lực cho nền kinh tế lớn nhất thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump: Tăng thuế sẽ khiến nhiều người giàu rời khỏi Mỹ
10:45' - 24/04/2025
Theo ông Trump, dựa trên kinh nghiệm của các quốc gia khác, việc tăng thuế suất sẽ gây ra sự gián đoạn lớn và khiến những triệu phú rời khỏi Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ Latinh năm 2025
08:36' - 24/04/2025
Tổng Sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực sẽ lần lượt đạt mức tăng trưởng 2,1% và 2,4% trong năm 2025 và 2026.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ tìm kiếm "thỏa thuận công bằng" về thương mại với Trung Quốc
08:35' - 24/04/2025
Ngày 23/4 (giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đề cao triển vọng về một "thỏa thuận công bằng" về thương mại với Trung Quốc.