IMF-WB 2018 tập trung thảo luận về những rủi ro đối với kinh tế thế giới
Tại cuộc họp thường niên bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương các nước thành viên Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) đang diễn ra tại Nusa Dua trên đảo Bali của Indonesia, các chuyên gia kinh tế toàn cầu đã tập trung thảo luận về những rủi ro đối với nền kinh tế thế giới, trong đó chủ nghĩa bảo hộ là một trong những vấn đề được quan tâm nhất.
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, cuộc chiến thương mại đang leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc cũng là một trong những chủ đề nóng được thảo luận tại hội nghị lần này.
Ngày 10/10, Bộ trưởng Tài chính Indonesia, bà Sri Mulyani Indrawati cho biết việc Tổng thống Mỹ Donald Trump theo đuổi một thỏa thuận tốt hơn cho các công ty và nông dân Mỹ đã mở màn cho việc thiết lập chủ nghĩa bảo hộ.
Bà khẳng định: "Khi tất cả các nền kinh tế bắt đầu thực hiện chủ nghĩa bảo hộ, kinh tế toàn cầu sẽ tồi tệ hơn do khối lượng thương mại bị giảm, tăng trưởng cũng sẽ giảm".
Trước đó, ngày 9/10, IMF đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2018 - 2019 xuống 3,7%, đồng thời nhấn mạnh rằng cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung Quốc đang ảnh hưởng nhiều đến kinh tế thế giới, đặc biệt là ở các thị trường mới nổi, trước mắt sẽ ảnh hưởng nhiều đến thanh khoản và dòng vốn bị chảy ra ngoài.
Trong khi rất nhiều quốc gia đang phải đối mặt với những khó khăn do cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung Quốc gây ra, việc hợp tác nhằm giảm thiểu những thiệt hại từ cuộc chiến này cũng rất khó khăn.
Bộ trưởng Sri Mulyani nói: "Thật khó để chỉ ra rằng các quốc gia có liên quan sẽ phối hợp hiệu quả hơn như thế nào trong tình hình hiện nay, nhất là khi mỗi quốc gia có những vấn đề nội tại khác nhau."
Các nền kinh tế mới nổi, trong đó có Indonesia, đang phải hứng chịu hậu quả do Mỹ gia tăng lãi suất. Đồng nội tệ Rupiah của nước này đang bị mất giá nhanh, mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1998.
Bộ trưởng Sri Mulyani dự kiến sẽ gặp Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin vào cuối tuần này hy vọng rằng Mỹ và Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) sẽ lắng nghe những lo ngại của các nước khác về tác động từ các chính sách của Mỹ đối với kinh tế thế giới.
Đề cập đến những tác động tiềm tàng đối với Indonesia do kinh tế Trung Quốc bị suy giảm, bà nói điều này sẽ phụ thuộc vào cách Trung Quốc thực hiện để ngăn chặn nền kinh tế rơi vào khủng hoảng.
Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Indonesia. Tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và liên tục của quốc gia này trong nhiều năm qua đã tạo ra một thị trường lớn cho việc xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên của Indonesia.
Việc nới lỏng thanh khoản của các ngân hàng ở Trung Quốc gần đây có thể tạo ra nhu cầu nhập khẩu nhiều hơn và đó cũng là cơ hội cho các quốc gia xuất khẩu vào Trung Quốc, trong đó có Indonesia.
Tuy nhiên cũng có một nguy cơ khác đó là hàng hóa của Trung Quốc sẽ tràn sang các nước khác sau khi bị Mỹ áp đặt mức thuế mới./.
Xem thêm:
>>Khai mạc hội nghị thường niên IMF - WB 2018
>>IMF bảo vệ quyết định nâng lãi suất của các ngân hàng trung ương
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
WB: Dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt khoảng 6,8%
14:13' - 04/10/2018
Ngày 4/10, Ngân hàng Thế giới (WB) công bố báo cáo Cập nhật kinh tế khu vực Đông Á – Thái Bình Dương, truyền hình trực tiếp đến một số nước trong khu vực, trong đó có đầu cầu Hà Nội.
-
Kinh tế Thế giới
IMF, WB và WTO kêu gọi tăng cường hội nhập thương mại
13:44' - 01/10/2018
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) và Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) kêu gọi các nước tăng cường hội nhập thương mại nhằm tiếp thêm sinh lực cho hệ thống thương mại đa phương.
-
Ngân hàng
WB đầu tư 1 tỷ USD để thúc đẩy sử dụng năng lượng Mặt Trời
15:01' - 27/09/2018
Ngân hàng Thế giới (WB) thông báo kế hoạch đầu tư 1 tỷ USD (và có thể tăng thêm) nhằm thúc đẩy khả năng dự trữ điện từ năng lượng Mặt Trời của các quốc gia đang phát triển.
-
Kinh tế Việt Nam
WB đánh giá về 30 năm thu hút FDI của Việt Nam
11:50' - 05/09/2018
Thu hút FDI là một mảnh ghép rất thành công trong bức tranh kinh tế của Việt Nam trong vòng 3 thập kỷ qua.
-
Kinh tế Việt Nam
Sẽ đề xuất WB hỗ trợ xây dựng lại cầu treo bị tụt cáp ở Sơn La
17:18' - 15/08/2018
Bộ Giao thông Vận tải và Tổng cục Đường bộ Việt Nam sẽ báo cáo Ngân hàng Thế giới (WB) để có hướng hỗ trợ xây dựng lại cầu treo Hải Sơn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Hoạt động sản xuất của Mỹ giảm tháng thứ ba liên tiếp
14:32'
Theo dữ liệu khảo sát của Viện Quản lý cung ứng Mỹ (ISM) công bố ngày 1/2, hoạt động trong ngành sản xuất nước này trong tháng 1 đã giảm tháng thứ ba liên tiếp.
-
Kinh tế Thế giới
EU nỗ lực tìm kiếm một thỏa thuận về mức giá trần sản phẩm dầu Nga
14:30'
Các nhà ngoại giao châu Âu cho biết các nước Liên minh châu Âu (EU) sẽ tìm kiếm một thỏa thuận vào ngày 3/2 liên quan đến đề xuất của Ủy ban châu Âu (EC) về việc áp giá trần cho các sản phẩm dầu Nga.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: FBI không tìm thấy tài liệu mật trong nhà riêng của Tổng thống J. Biden
13:53'
Sáng 2/2 (giờ Việt Nam), sau khi khám xét nhà riêng của Tổng thống Joe Biden bên bờ biển ở thị trấn Rehoboth, bang Delaware, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã không tìm thấy tài liệu mật nào..
-
Kinh tế Thế giới
Bùng nổ doanh số mua sắm trực tuyến tại Hàn Quốc
13:47'
Doanh thu từ mua sắm trực tuyến của Hàn Quốc đã đạt mức cao kỷ lục trong năm ngoái nhờ sự gia tăng mạnh nhu cầu về du lịch và giải trí.
-
Kinh tế Thế giới
Fed tăng lãi suất: Hệ lụy đối với nền kinh tế và thị trường toàn cầu
11:32'
Chuyên gia trước đó dự đoán Fed sẽ siết chặt chính sách tiền tệ và chỉ tăng nhẹ lãi suất trong lần công bố này, song quyết định của Fed cũng gây ra không ít biến động trên các thị trường tài chính.
-
Kinh tế Thế giới
GDP năm 2022 của Hong Kong (Trung Quốc) giảm 3,5%
11:28'
GDP quý IV/2022 của Hong Kong (Trung Quốc) giảm 4,2% so với cùng kỳ năm trước và giảm 4,6% so với quý trước đó và GDP cả năm 2022 giảm 3,5% so với năm 2021, vượt cả dự báo.
-
Kinh tế Thế giới
EU và Anh chưa đạt thỏa thuận hậu Brexit liên quan tới Bắc Ireland
11:14'
Ngày 1/2, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen cho biết EU đang có “cuộc đối thoại rất xây dựng” với Anh về thỏa thuận hậu Brexit (Anh rời EU) liên quan tới Bắc Ireland.
-
Kinh tế Thế giới
Chênh lệch về thu nhập giữa các tầng lớp ở Hàn Quốc ngày càng lớn
10:33'
Khoảng cách thu nhập giữa các tầng lớp ở Hàn Quốc đang ngày càng nới rộng. Trong đó, năm 2021 thu nhập của tầng lớp giàu nhất đã cao hơn gấp 15,1 lần so với tầng lớp có thu nhập thấp nhất.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Canada đang mất đà tăng trưởng
07:59'
Nền kinh tế Canada đang giảm tốc mạnh và có nguy cơ suy thoái trong năm nay, trong bối cảnh Ngân hàng Trung ương Canada (BoC) tăng lãi suất để giảm lạm phát.