Khẩn trương khơi thông những tắc nghẽn trong nền kinh tế
Sáng 5/1, tại Hà Nội, Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế – xã hội quốc gia (NCIF), Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và Đại học Fulbright Việt Nam (FUV) phối hợp tổ chức Diễn đàn kinh tế thường xuyên hai lần một năm với tên gọi "Nhịp đập kinh tế Việt Nam".
Mục tiêu chính của diễn đàn là nhằm tập hợp tri thức của các nhà quản lý, chuyên gia, cộng đồng doanh nghiệp và những cá nhân, tổ chức quan tâm thảo luận chuyên sâu về chính sách phát triển kinh tế – xã hội, kế hoạch và chiến lược phát triển quốc gia, xây dựng sự đồng thuận quốc gia trong quá trình phát triển không để ai bị bỏ lại phía sau. Trình bày Báo cáo tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2021 và triển vọng 2022, TS. Trần Toàn Thắng, Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia lưu ý, vào thời điểm báo cáo được hoàn thiện (10/2021), Việt Nam vẫn đang chống chọi với đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 (kéo dài từ quý II/2021), đặc biệt là hai vùng động lực kinh tế phía Nam và phía Bắc, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của cả nước. Đánh giá tổng quan tình hình, TS.Thắng nhấn mạnh, số liệu thống kê công bố trong quý III/2021 cho thấy, nền kinh tế khó có thể phục hồi nhanh do ảnh hưởng của dịch COVID-19 trong quý III là nghiêm trọng. Quý IV/2021 cũng như đầu năm 2022 rất cần biện pháp cấp bách, nhất là các biện pháp kiểm soát dịch bệnh, để đảm bảo khơi thông được những tắc nghẽn trong nền kinh tế. "Đợt dịch lần thứ 4 cũng đã bộc lộ rất nhiều vấn đề trong phân cấp, quản lý điều hành cũng như sức chống chịu của doanh nghiệp và người dân trong đại dịch", ông Trần Toàn Thắng nhận định. Trước những cơ hội và rủi ro cả bên trong và bên ngoài, theo nhóm nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, kinh tế quý IV/2021 khó có khả năng phục hồi nhanh, và vì vậy tăng trưởng năm 2021 của Việt Nam trong điều kiện tốt nhất sẽ vào khoảng gần 2%, khả dĩ hơn là khoảng từ 1,5-2%. Trong trường hợp phục hồi chậm và nhiều tình huống xấu do kiểm soát dịch bệnh, kinh tế 2021 có thể tăng trưởng ở mức khoảng 0,8%. Sang năm 2022, tùy vào bối cảnh thuận lợi cả trong và ngoài nước, tăng trưởng GDP được dự báo trong khoảng 5,8% và 6,7% trong kịch bản cao.Từ đó, các chuyên gia kiến nghị, trong ngắn hạn cần tiếp tục các biện pháp kiểm soát hợp lý COVID-19 kết hợp với gia tăng độ bao phủ vaccine. Các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp và người dân vượt qua khó khăn ngắn hạn vẫn cần được thực hiện khẩn trương, tuy nhiên cần chú ý về chi phí thực hiện chính sách, cũng như hiệu lực thực thi chính sách tương đối thấp hiện nay.
Chuyên gia kinh tế, TS Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh tế Trung ương cho rằng, trong thời gian tới, Chính phủ cần cải cách kinh tế, chương trình tái cấu trúc; các doanh nghiệp cần tận dụng hội nhập, các hiệp định FTA; thu hút FDI có chất lượng; đồng thời, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số… Cùng với đó, TS. Võ Trí Thành khuyến nghị, đi sâu cải cách và tạo dựng thể chế mới. Theo đó, Chính phủ cần cụ thể hóa cơ chế bảo vệ và động lực khuyến khích để cán bộ dám nghĩ, dám sáng tạo, dám làm vì sự phát triển đất nước… Ông Jonathan Pincus, Cố vấn kinh tế cấp cao của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) khuyến nghị, Việt Nam cần cải tổ lại các tổ chức tài chính hiện có và tạo ra tổ chức tài chính mới để làm tăng cung tín dụng dài hạn tài trợ cho cơ sở hạ tầng và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia. Cùng với đó, năng lực cạnh tranh sẽ thúc đẩy tài chính cho phát triển. "Nếu các công ty của Việt Nam không thể cạnh tranh trong nước và quốc tế, đầu tư và tiết kiệm trong nước sẽ không tăng", ông Jonathan Pincus nhấn mạnh. Đối với trong dài hạn, Việt Nam cần chú ý cải thiện năng suất lao động, môi trường kinh doanh, đặc biệt, cần coi chương trình hỗ trợ phục hồi kinh tế như một cơ hội để tái cấu trúc nền kinh tế, đổi mới thể chế chính sách, thực thi nghiêm kỷ luật công vụ và có những điều chỉnh phù hợp với phân cấp quản lý nhà nước. Bên cạnh đó, các biện pháp thúc đẩy đầu tư công, đặc biệt là đầu tư cải thiện hạ tầng số và thúc đẩy doanh nghiệp áp dụng chuyển đổi số là cần thiết; đồng thời, tận dụng gói hỗ trợ để phát triển một số ngành mũi nhọn, cải thiện chuỗi cung ứng và phát triển công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam. Tại diễn đàn, các đại biểu cũng đã trình bày những nghiên cứu chuyên sâu về các vấn đề phát triển then chốt, cùng với sự tham gia của nhiều tổ chức, chuyên gia trong và ngoài nước với các quan điểm phong phú, đa dạng được kỳ vọng sẽ tạo ra các cuộc thảo luận chính sách sôi nổi và có chiều sâu về các vấn đề kinh tế – xã hội, góp phần xây dựng các mục tiêu phát triển quốc gia./.Tin liên quan
-
Phân tích - Dự báo
Bài toán giữa tăng trưởng kinh tế và ứng phó biến đổi khí hậu
06:30' - 31/10/2021
Báo Le Monde cho rằng ý tưởng tách biệt tăng trưởng kinh tế với việc phát khí thải gây hiệu ứng nhà kính chỉ là một tranh luận thuần túy lý thuyết và không thể là giải pháp.
-
Phân tích - Dự báo
Giá xăng dầu tăng sẽ tác động rất mạnh tới tăng trưởng kinh tế
14:03' - 25/10/2021
Đối với nền kinh tế Việt Nam, khi giá xăng dầu tăng 10% làm GDP giảm khoảng 0,5%, đây là mức giảm khá lớn, phản ánh tác động rất mạnh của biến động giá xăng dầu tới tăng trưởng kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng Ninh phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế 10%/năm
09:44' - 21/10/2021
Dù dịch COVID-19 tác động xấu tới mọi lĩnh vực, song tỉnh Quảng Ninh vẫn quyết tâm duy trì mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân giai đoạn 2021-2025 đạt khoảng 10%/năm.
-
Doanh nghiệp
Kinh tế tuần hoàn – Tương lai của tăng trưởng kinh tế bình đẳng và bền vững
17:12' - 14/10/2021
Kinh tế tuần hoàn đem đến một góc nhìn mới về việc sử dụng các nguồn nguyên vật liệu theo chiều hướng hiệu quả, tiết kiệm hơn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Gần 30.000 người nghỉ việc do sắp xếp bộ máy đã được chi trả chế độ đầy đủ
20:21'
Kinh phí để thực hiện chính sách, chế độ cho cán bộ, công chức sau sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính theo trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy được Quốc hội quyết định đầy đủ, không thiếu.
-
Kinh tế Việt Nam
Tiêu dùng bền vững: Động lực kiến tạo kỷ nguyên xanh
20:14'
Ông Trịnh Anh Tuấn - Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia nhấn mạnh: Hành vi tiêu dùng là động lực quan trọng thúc đẩy sản xuất bền vững, góp phần kiến tạo kỷ nguyên xanh cho Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng đề nghị Tập đoàn Makara Capital Partners đầu tư vào các lĩnh vực ưu tiên của Việt Nam
19:38'
Chiều 2/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Ali Ijaz Ahmad, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Makara Capital Partners đang tìm hiểu, tiến hành xúc tiến đầu tư tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Australia: Kết nối mới cho chuỗi giá trị
18:58'
Thống kê cho thấy, ước tính 6 tháng/2025, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Australia đạt 6,8 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đến Australia đạt 3,1 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Tài chính sẽ sớm rà soát, kiểm tra gói thầu cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Chơn Thành
18:49'
Ngày 1/7, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản gửi Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng và Đồng Nai yêu cầu rà soát, kiểm tra lại thông tin liên quan đến gói thầu xây lắp cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong tháng 6 cao kỷ lục
18:17'
Trong tháng 6/2025, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới cao kỷ lục, đạt hơn 24.000 đơn vị, gấp hơn 2 lần giai đoạn 2021-2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Để xuất khẩu cao su đạt 3,3 tỷ USD
17:14'
Để hoàn thành kế hoạch này, ngành hàng cao su cần thực hiện nhiều giải pháp, phù hợp với đặc điểm từng thị trường; trong số đó là mục tiêu tiến sâu vào thị trường EU bằng sản phẩm chất lượng cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội phân luồng tổ chức giao thông trên Quốc lộ 1A
16:28'
Sở Xây dựng Hà Nội thông báo phân luồng tổ chức giao thông cấm phương tiện lưu thông qua khu vực Km192+799 Quốc lộ 1A, thuộc địa bàn xã Thường Tín, Thành phố Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Hưng Yên ngày mới: Hiện thực hóa khát vọng thịnh vượng
16:15'
Hưng Yên mới sẽ tập trung phát triển theo ba trụ cột: công nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp xanh thông minh và đô thị hóa bền vững.