Bài toán giữa tăng trưởng kinh tế và ứng phó biến đổi khí hậu
Muốn thúc đẩy cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, thế giới cần tập trung cho đầu tư cho hạ tầng và đổi mới công nghệ quy mô lớn.
Cho đến nay, tăng trưởng kinh tế quả thực đã góp phần gây ra tình trạng Trái Đất nóng lên. Logic của sự thật đáng lo ngại này rất đơn giản: Hoạt động kinh tế càng nhiều thì thế giới càng phải tăng cường sử dụng năng lượng và tài nguyên thiên nhiên. Nhiên liệu hóa thạch vẫn chiếm 80% tổng năng lượng tiêu thụ trên toàn thế giới, do vậy tiêu thụ năng lượng luôn có mối liên hệ chặt chẽ với khí thải gây hiệu ứng nhà kính và vì vậy cũng gắn chặt với biến đổi khí hậu.Về nguyên tắc, để đạt được mục tiêu giảm đáng kể lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, điều cần thiết để ứng phó với khủng hoảng khí hậu, thế giới chỉ có hai lựa chọn: Hoặc tách biệt lượng khí thải toàn cầu khỏi tăng trưởng kinh tế hoặc từ bỏ hoàn toàn mục tiêu tăng trưởng kinh tế.Tách biệt rõ ràng là giải pháp được mong muốn nhất bởi các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển đều muốn tăng trưởng. Trên thực tế, tăng trưởng kinh tế có tầm quan trọng hàng đầu đối với mức sống của người dân, cũng như đối với các vấn đề như an sinh xã hội, lương hưu và nợ công. Nhưng tách biệt là việc không hề đơn giản. Các dự báo hiện nay về quy mô dân số thế giới và GDP bình quân đầu người cho thấy rằng thế giới phải giảm tỷ lệ phát thải CO2 trên một đơn vị GDP thực tế trung bình khoảng 9% mỗi năm để đạt được “mức phát thải ròng bằng 0” vào giữa thế kỷ. Để so sánh, từ năm 1990 đến năm 2016, lượng phát thải toàn cầu trên một đơn vị GDP thực tế chỉ giảm 1,8% mỗi năm.Đối mặt với thực tế nghiêm trọng này, các nhà kinh tế học không thể nhất trí về việc nhân loại có thể thực sự tách biệt tăng trưởng khỏi phát thải CO2 hay không. Những người ủng hộ “tăng trưởng xanh” đều lạc quan với suy nghĩ rằng các chính sách và công nghệ thích ứng sẽ góp phần giảm lượng khí thải CO2 xuống mức bền vững trong khi vẫn đảm bảo duy trì hoặc thậm chí thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.Quan điểm này được chia sẻ bởi một số chính phủ và tổ chức. Ví dụ trong Thỏa thuận xanh, Ủy ban châu Âu (EC) vẫn xác định thực hiện "chiến lược tăng trưởng mới của châu Âu".
Nhưng những người theo xu hướng "giảm tăng trưởng" lại bác bỏ ý kiến này, cho rằng phải kiềm chế kinh tế thế giới mới mong giảm lượng khí thải CO2, và việc thay đổi một cách có hệ thống cũng như việc phân phối lại của cải là những yếu tố rất cần thiết cho việc hướng tới mục tiêu bền vững về mặt xã hội.Họ muốn đả phá "những câu chuyện cổ tích về tăng trưởng kinh tế vĩnh cửu" như nhà hoạt động môi trường Greta Thunberg đã nói với các nhà lãnh đạo thế giới năm 2019.
Những tranh luận như vậy chủ yếu mang tính lý thuyết. Giảm tăng trưởng đơn giản không phải là một lựa chọn được các nước nghèo hay giàu theo đuổi. Quan trọng là làm thế nào để đạt được tăng trưởng xanh, có nghĩa là phải có sự thay đổi hàng loạt về năng lực công nghệ và tổ chức xã hội trong các nền kinh tế thế giới. Bốn yếu tố phải có để đẩy nhanh quá trình tách biệt, gồm đầu tư xanh, đổi mới đột phá, thay đổi hành vi ứng xử và thích ứng với khí hậu. Đầu tư hàng loạt là điều cần phải làm để khử carbon cho các hệ thống năng lượng. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) ước tính mức đầu tư hàng năm cho các hệ thống năng lượng, hiện chiếm 2,5% GDP toàn cầu, sẽ phải tăng lên mức 4,5% GDP vào năm 2030.Các chính phủ sẽ phải gánh vác một phần chi phí, đặc biệt với các dự án hạ tầng năng lượng xanh lớn hoặc các công nghệ xanh đang được phát triển. Nhưng khu vực tư nhân sẽ phải chi trả phần lớn các khoản đầu tư. Do vậy các chính phủ phải đưa ra các chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư, đặc biệt là việc định giá carbon và các quy định liên quan khác.Cam kết chính trị rõ ràng và tin cậy cũng là yếu tố hữu ích góp phần làm giảm sự bấp bênh vốn không khuyến khích được các nhà đầu tư.
Phát triển công nghệ cũng là điều cần thiết để đạt được mục tiêu "không phát thải ròng". Hydro được sản xuất từ điện tái tạo và việc cải thiện khả năng lưu trữ pin là những ví dụ đáng lưu ý, nhất là khi chi phí cho các sản phẩm này vẫn còn quá cao. Công nghệ tách CO2 từ không khí, hoặc thu giữ CO2 khi nó được thải ra từ các ống xả, cũng là một phần của giải pháp trong hầu hết các kịch bản khử carbon, nhưng hiện chi phí vẫn còn quá đắt để có thể sử dụng ở bất kỳ quy mô đầy đủ nào. Để thúc đẩy sự phát triển của các công nghệ này, cả chính phủ và khu vực tư nhân đều phải tăng cường đáng kể các nguồn lực dành cho nghiên cứu và đổi mới.Không thể không nhắc đến yêu cầu thay đổi hành vi, một yếu tố không thể bỏ qua với mục tiêu giảm nhanh chóng và không tốn kém lượng khí thải CO2 trong các lĩnh vực khó khử carbon nhất, chẳng hạn như du lịch hàng không, nông nghiệp và sử dụng đất. Những thay đổi về hành vi ứng xử cũng có thể góp phần làm giảm chi phí của quá trình chuyển đổi xanh. Chẳng hạn, EC ước tính nhờ thay đổi này, châu Âu có thể giảm một phần ba các khoản đầu tư bổ sung cần thiết hàng năm cho mục tiêu "không phát thải ròng".Cuối cùng, biến đổi khí hậu đã hiện hữu và vì vậy, cần đầu tư cho các biện pháp ứng phó với hỏa hoạn, lũ lụt và các hiện tượng thời tiết cực đoan khác. Tuy không phải lúc nào những biện pháp này cũng có tác dụng giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu ngay lập tức, nhưng những khoản đầu tư cấp bách này vẫn cần được tăng cường, bởi nếu không sẽ ngày càng khó đạt mục tiêu kiềm chế biến đổi khí hậu, đặc biệt là hạn chế nhiệt độ toàn cầu nóng thêm 1,5 độ C so với các mức của thời kỳ tiền công nghiệp.Nhìn chung, lời giải chính xác cho câu hỏi liệu có thể giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu mà không từ bỏ mục tiêu tăng trưởng kinh tế hay không sẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc thế giới có sẵn sàng tăng cường quy mô hành động hàng loạt vì khí hậu hay không. Rất cần một nỗ lực phi thường và đầu tư quy mô lớn cho công nghệ và cơ sở hạ tầng để đạt được các mục tiêu khí hậu của thế giới./.- Từ khóa :
- thoả thuận xanh
- khí thải co2
- biến đổi khí hậu
- châu âu
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ muốn các nước giàu hơn phải chịu các chi phí chống biến đổi khí hậu
21:31' - 28/10/2021
Ấn Độ sẽ yêu cầu các quốc gia giàu hơn phải thanh toán các chi phí cho việc hạn chế mức tăng của nhiệt độ Trái Đất.
-
Tài chính
Chậm tiến độ huy động tài chính ứng phó với biến đổi khí hậu
11:25' - 26/10/2021
Các quốc gia phát triển có thể sẽ chậm tiến độ khoảng 3 năm so với dự kiến trong thực hiện cam kết hỗ trợ tổng cộng 500 tỷ USD giúp các nước nghèo ứng phó với biến đổi khí hậu.
-
Tài chính & Ngân hàng
Các nước phát triển sẽ góp hơn 100 tỷ USD/năm cho chống biến đổi khí hậu
07:38' - 26/10/2021
Các nước phát triển tin rằng đến năm 2023 có thể đạt mục tiêu hỗ trợ hơn 100 tỷ USD/năm cho các nước nghèo hơn trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, tức là muộn hơn 3 năm so với cam kết ban đầu.
-
Kinh tế & Xã hội
Mỹ lần đầu tiên cảnh báo biến đổi khí hậu đe dọa an ninh quốc gia
12:40' - 22/10/2021
Ngày 21/10, các cơ quan tình báo Mỹ lần đầu tiên cảnh báo rằng biến đổi khí hậu có thể gây ra các mối đe dọa trên diện rộng đối với an ninh quốc gia của Mỹ và sự ổn định trên toàn thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ xây dựng kế hoạch giải quyết rủi ro của biến đổi khí hậu
09:00' - 16/10/2021
Nhà Trắng ngày 15/10 đã công bố một báo cáo xây dựng các kế hoạch đo lường và giải quyết các nguy cơ mà biến đổi khí hậu gây ra cho người Mỹ và nền kinh tế nước này.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Rủi ro toàn cầu gia tăng vì những “cú ngoặt” chính sách từ Mỹ
06:30'
Khi thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump gây ra sự gia tăng các biện pháp bảo hộ trên toàn thế giới, kỷ nguyên tự do, thương mại không bị hạn chế dần đi đến hồi kết.
-
Phân tích - Dự báo
Kỷ nguyên “đồng USD không rủi ro” đang dần khép lại?
05:30'
Thị trường tài chính biến động mạnh trong hai ngày đầu tuần này, với giá vàng giao ngay tăng lên trên ngưỡng kỷ lục 3.500 USD/ounce, trong khi đồng USD giảm xuống mức thấp nhất của ba năm.
-
Phân tích - Dự báo
"Cuộc chơi" khoáng sản toàn cầu ngày một "nóng"
06:30' - 24/04/2025
Trung Quốc cũng đang xem xét đề xuất gắn giá trị của những nguyên tố khoáng sản chủ chốt với giá vàng, nâng tầm chúng từ nguyên liệu công nghiệp trở thành tài sản địa chính trị.
-
Phân tích - Dự báo
Châu Âu đối mặt với áp lực lớn về kinh tế-xã hội
05:30' - 24/04/2025
Tỷ lệ sinh thấp không chỉ là vấn đề của riêng châu Âu mà còn là xu hướng toàn cầu, gây áp lực lớn về kinh tế và xã hội cho các quốc gia.
-
Phân tích - Dự báo
Ngành sản xuất ô tô trước nguy cơ đóng cửa do thiếu đất hiếm
06:30' - 23/04/2025
Các biện pháp kiểm soát xuất khẩu mới nhất của Trung Quốc đối với khoáng sản đất hiếm có thể gây ra tình trạng đình trệ đối với lĩnh vực sản xuất ô tô toàn cầu.
-
Phân tích - Dự báo
Bất ổn thương mại bao trùm cuộc họp của IMF và WB
05:30' - 23/04/2025
Niềm tin thị trường sụt giảm và bất ổn thương mại toàn cầu gia tăng đang phủ bóng lên các cuộc họp của IMF và WB trong khuông khổ hội nghị mùa Xuân 2025.
-
Phân tích - Dự báo
IMF hạ dự báo triển vọng tăng trưởng toàn cầu
21:54' - 22/04/2025
Ngày 22/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu trong năm 2025, viện dẫn chính sách thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump gây nhiều tác động đối với nền kinh tế thế giới.
-
Phân tích - Dự báo
Tương lai của đồng bạc xanh
06:30' - 22/04/2025
Tờ Economist đăng bài viết nhận định về nguy cơ đồng USD suy yếu sau nhiều thập kỷ, với nội dung chính như sau:
-
Phân tích - Dự báo
Các Big Tech trước sóng gió pháp lý
05:30' - 22/04/2025
Nền tảng tìm kiếm trực tuyến Google vừa phải hứng chịu một thất bại pháp lý quan trọng tại Mỹ, liên quan tới vụ kiện chống độc quyền trong lĩnh vực quảng cáo trực tuyến.