Khó khăn trong sản xuất vật liệu xây dựng chưa có điểm dừng
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vật liệu xây dựng đang gặp nhiều khó khăn và có thể vẫn tiếp diễn trong thời gian tới.
Theo số liệu thống kê và báo cáo nhanh từ các Hiệp hội Xi măng, Gốm sứ xây dựng, Thủy tinh và kính xây dựng... và một số doanh nghiệp, cùng với việc suy giảm của thị trưởng bất động sản, lĩnh vực vật liệu xây dựng cũng chịu ảnh hưởng nặng nề. Sản lượng sản xuất và tiêu thụ một số chủng loại vật liệu xây dựng chính như xi măng, gạch ốp lát, sứ vệ sinh, kính xây dựng trong các tháng đầu năm 2020 bắt đầu có xu hướng giảm mạnh. Các chuyên gia chỉ rõ, do vật liệu xây dựng luôn gắn liền với sự phát triển của lĩnh vực bất động sản và nhu cầu đầu tư xây dựng của người dân. Bởi vậy, khi thị trường bất động sản sụt giảm nghiêm trọng về nguồn cung mới cũng như sức cầu của hầu hết các phân khúc nhà ở thì điều này đồng nghĩa với việc nhu cầu về vật liệu xây dựng như sắt thép, xi măng, gạch xây, gạch men, thiết bị nội thất… đều giảm mạnh. Sản xuất xi măng trong quý I/2020 đạt sản lượng 19,55 triệu tấn, giảm 11,4 % so với mức 22,06 triệu tấn của cùng kỳ năm 2019. Cùng đó, sản lượng tiêu thụ cũng chỉ ở mức 17,85 triệu tấn, giảm 20,9%. Do tiêu thụ chậm, lượng tồn kho bình quân toàn ngành sản xuất xi măng đã tăng lên 4,8 triệu tấn, tăng 135,3% và gấp 2,35 lần so với cùng kỳ năm 2019 là 2,04 triệu tấn. Lượng xi măng xuất khẩu cũng ở chỉ mức 6,6 triệu tấn, giảm 21,4%. Cùng chung khó khăn là lĩnh vực gốm sứ xây dựng với sản lượng sản xuất gạch ốp lát đạt 120,5 triệu m2 - giảm 7,3% so với cùng kỳ và lượng tiêu thụ đạt 55 triệu m2 - giảm tới 52,2%. Đáng chú ý, lượng tồn kho gạch ốp lát tăng tới 98,1%, tương đương 158,5 triệu m2. Các sản phẩm sứ vệ sinh có sản lượng sản xuất đạt 4,5 triệu sản phẩm, giảm 6,2% với lượng tiêu thụ 2 triệu sản phẩm - giảm 37,5%, đưa con số tồn kho lên 6,5 triệu sản phẩm - tăng 150% so với cùng kỳ. Mặc dù các đơn hàng xuất khẩu gạch ốp lát, sứ vệ sinh trong tháng 1,2 năm 2020 chưa bị ảnh hưởng nhiều nhưng sang tháng 3 thì hầu hết bị ngưng trệ do lệnh phong tỏa của các nước châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước ASEAN. Đối với lĩnh vực kính xây dựng, sản lượng sản xuất trong quý I đạt 55,8 triệu m2 quy tiêu chuẩn (QTC) - giảm 4,2% so với cùng kỳ. Sản lượng tiêu thụ đạt 14,8 triệu m2 QTC, giảm 61,5% và tồn kho 91,4 triệu m2 QTC – tăng tới 292%. Hiện nay, ngoài Công ty Nipon Sheet Glass xuất khẩu 100% sản phẩm ra nước ngoài thì trong quý I chưa bị ảnh hưởng nhiều, còn lại các doanh nghiệp kính trong nước khác thì lượng xuất khẩu hầu như không đáng kể. Là thương hiệu hàng đầu về sản xuất vật liệu xây dựng nhưng Tổng công ty Viglacera cũng khó tránh khỏi những khó khăn do chịu ảnh hưởng từ dịch COVID-19. Theo doanh nghiệp này, trong tháng 2 nguồn nguyên vật liệu đầu vào cho các Nhà máy sản xuất bị thiếu hụt. Không những thế, việc xuất khẩu vốn đang theo quy trình rất “trôi chảy” cũng gặp khó khăn. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh lẫn khâu tiêu thụ, phát triển thị trường đều bị ảnh hưởng nhiều.Các chuyên gia đánh giá, nhìn chung, sản lượng tiêu thụ sản phẩm vật liệu xây dựng trong các tháng đầu năm 2020 đều có xu hướng giảm; trong đó, lĩnh vực kính xây dựng và gạch ốp lát có sản lượng tiêu thụ sụt giảm mạnh nhất, tương ứng 61,5% và 52,2 % so với cùng kỳ do ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Một số các chủng loại vật liệu xây dựng khác như vật liệu xây, lợp, đá, cát, sỏi cũng có xu hướng giảm sản lượng tiêu thụ từ 10-20% so với cùng kỳ. Trước tình hình này, các doanh nghiệp đã chủ động giảm sản lượng sản xuất để hạn chế lượng tồn kho sản phẩm. Đối với thị trường xuất khẩu, các doanh nghiệp vẫn tiếp tục thực hiện xuất khẩu theo các hợp đồng đã ký. Tuy nhiên, do dịch bùng phát hầu hết ở các nước, việc hạn chế đi lại giữa các quốc gia có dịch cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc xuất khẩu của doanh nghiệp. Do đó, các doanh nghiệp không thể ký thêm hợp đồng xuất khẩu mới, hợp đồng cũ thực hiện chậm, chi phí giá thành tăng, thời gian lưu kho bãi kéo dài, nhân công bốc xếp, vận tải hàng hóa bị đình trệ... Sản lượng xuất khẩu trong quý I của một số doanh nghiệp giảm từ 13-20% (tùy từng lĩnh vực); trong đó, xuất khẩu xi măng giảm 13%. Do lượng tiêu thụ chậm, những tháng đầu năm 2020, một số doanh nghiệp đã buộc phải giảm giá bán sản phẩm từ 10-12% so với quý IV/2019. Một số nguyên vật liệu và thiết bị, vật tư, phụ tùng thay thế phải nhập khẩu từ nước ngoài (chủ yếu từ Trung Quốc) phục vụ cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp bị đình trệ trong tháng 2 và đầu tháng 3. Tuy nhiên, việc cung cấp đã trở lại bình thường thời điểm cuối tháng 3. Theo ông Đinh Hồng Kỳ - Chủ tịch HĐQT Công ty Secoin, doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng này đã bị sụt giảm tới 50% đơn hàng. Dự kiến những thị trường trọng yếu về xuất khẩu của Secoin như Mỹ, châu Âu, Australia… còn tiếp tục sụt giảm trong thời gian tới khi mọi hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh ở các nước này bị ngừng trệ vì dịch bệnh. Ảnh hưởng ủa dịch bệnh đến với ngành xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng có thể chậm hơn các ngành khác như khách sạn, nhà hàng, vận tải… nhưng chắc chắn việc phục hồi cũng sẽ chậm hơn. Bộ Xây dựng cũng nhận định, khó khăn của các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng trong quý I chỉ là bước đầu, diễn biến có thể phức tạp hơn trong quý II và có thể kéo dài. Nếu tình hình dịch bệnh không sớm được khống chế, nguy cơ một số doanh nghiệp phải dừng sản xuất là hoàn toàn có thể xảy ra, kéo theo hàng vạn lao động sẽ phải nghỉ việc – Bộ Xây dựng cảnh báo. Để tháo gỡ khó khăn cho nhóm ngành sản xuất này, Bộ Xây dựng đã tập hợp ý kiến của nhiều doanh nghiệp, Hội, Hiệp hội nghề nghiệp và đề nghị một số hình thức hỗ trợ. Theo đó, đề xuất đầu tiên là được giảm thuế VAT xuống còn 5%, giảm lãi suất vay ngân hàng; có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp hoãn, lùi thời hạn nộp thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất khẩu,tiền thuê đất, bảo hiểm xã hội... Bên cạnh đó, việc cải cách thủ tục hải quan cũng rất cần thiết nhằm đảm bảo thông quan hàng hóa xuất khẩu nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp. Ngoài ra, các địa phương cũng cần thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, tiếp tục có chương trình phù hợp nhằm kích cầu, tăng tiêu dùng nội địa. Bản thân các doanh nghiệp giai đoạn này cần chủ động tìm kiếm thêm thị trường xuất khẩu mới để mở rộng hoặc thay thế thị trường cũ./.Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Sản xuất xi măng không phát thải: Giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường
09:18' - 02/03/2020
Chương trình không phát thải - tuần hoàn tự nhiên do với những đổi mới đột phá đang được kỳ vọng sẽ làm tăng đáng kể tính bền vững của ngành xi măng Việt Nam.
-
Doanh nghiệp
Vicem cùng 7 đơn vị thành viên thực hiện cam kết sản xuất xanh
14:46' - 29/02/2020
Tổng công ty Vicem cùng 7 đơn vị thành viên đã "bắt tay" cùng triển khai thực hiện cam kết Tuyên bố Hà Nội về sản xuất xanh với mục tiêu "không phát thải, tuần hoàn tự nhiên"
-
Chuyển động DN
Vicem Hà Tiên tận dụng nhiên liệu đốt giảm tiêu hao điện
09:59' - 29/02/2020
Việc dùng củi trấu thay thế dầu HFO để sấy nguyên liệu không chỉ giúp Vicem Hà Tiên giảm 30-40% chi phí mà còn tránh được phụ thuộc vào thị trường dầu thế giới.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Toyota công bố quyết định xây dựng nhà máy xe điện tại Thượng Hải
17:57'
Toyota của Nhật Bản cho biết sẽ xây dựng một nhà máy sản xuất xe điện tại Thượng Hải (Trung Quốc) cho thương hiệu hạng sang Lexus của mình, đồng thời nâng dự báo lợi nhuận năm nay lên gần 30 tỷ USD.
-
Doanh nghiệp
Tập trung hoàn thành Dự án Trạm biến áp 220kV Vũ Thư và đấu nối trước ngày 30/4
17:37'
Ngày 5/2, tại Thái Bình, Tổng giám đốc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) – Phạm Lê Phú và đoàn công tác đi kiểm tra, đôn đốc thi công Dự án Trạm biến áp 220kV Vũ Thư và đấu nối.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp lớn ở Đồng Nai ổn định đơn hàng đến quý II/2025
17:02'
Ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025, các doanh nghiệp xuất khẩu lớn trên địa bàn Đồng Nai đã đẩy mạnh sản xuất, ổn định đơn hàng đến quý II/2025.
-
Doanh nghiệp
Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 hòa lưới điện quốc gia
16:55'
Vào lúc 11 giờ 11 phút ngày 5/2/2025, Nhà máy điện Nhơn Trạch 3, nhà máy điện khí LNG đầu tiên của Việt Nam, đã hòa lưới điện quốc gia, đạt công suất 50MW.
-
Doanh nghiệp
Doanh số của Tesla giảm mạnh tại 5 thị trường lớn ở châu Âu
15:47'
Hãng xe điện Tesla đã khởi đầu năm 2025 không mấy suôn sẻ khi doanh số giảm mạnh tại 5 thị trường lớn ở châu Âu, bao gồm Anh, Pháp, Thụy Điển, Na Uy và Hà Lan.
-
Doanh nghiệp
Các "ông lớn" rầm rộ cắt giảm nhân sự trong năm 2025
15:43'
Sau hai năm chứng kiến tình trạng cắt giảm việc làm đáng kể trong nhiều lĩnh vực, 2025 tiếp tục chứng kiến làn sóng sa thải và giảm biên chế lan rộng do sự trỗi dậy của trí tuệ nhân tạo (AI).
-
Doanh nghiệp
Doanh thu quý IV/2024 của Alphabet Inc đạt gần 100 tỷ USD
14:43'
Ngày 4/2, tập đoàn Alphabet Inc. - công ty mẹ của Google - đã công bố báo cáo kinh doanh quý IV/2024 cho thấy doanh thu đạt 96,5 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2023.
-
Doanh nghiệp
Tập đoàn BP dự định đầu tư 25 tỷ USD vào ngành dầu khí Iraq
08:46'
Tập đoàn dầu khí BP của Anh dự định đầu tư 25 tỷ USD để tái phát triển 4 mỏ dầu khí ở Iraq, trong bối cảnh Baghdad đang tăng cường nỗ lực thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển hạ tầng ngành dầu khí.
-
Doanh nghiệp
Chi khủng cho AI, công ty mẹ của Google khuấy động cuộc đua mới
07:58'
Dự kiến mức đầu tư cho Google khoảng 75 tỷ USD vào tài sản cố định trong năm 2025.