Khoa học và Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển bền vững Liên hợp quốc

22:12' - 10/05/2018
BNEWS Đây là Hội nghị bàn tròn nằm trong khuôn khổ của hội thảo quốc tế "Khoa học để phát triển" được tổ chức tại Quy Nhơn, Bình Định.
Toàn cảnh bàn tròn Khoa học và Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển bền vững Liên hợp quốc. Ảnh: Tuệ Thanh

Hội nghị bàn tròn về Khoa học và Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển bền vững Liên hợp quốc được tổ chức ngày 10 tháng 5 tại Trung tâm Khoa học Quốc tế và Giáo dục liên ngành (ICISE) tại Quy Nhơn, Bình Định.

Những người tham gia có cơ hội lắng nghe các chuyên gia nổi tiếng từ Cơ quan Phát triển Pháp (AFD), Viện nghiên cứu quốc gia về phát triển (IRD), Trung tâm nghiên cứu hạt nhân châu Âu (CERN) và của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO).

Tại hội nghị bàn tròn này, chuyên gia đã đề xuất các câu hỏi về sự đóng góp của khoa học, công nghệ và đổi mới (STI) cho việc thực hiện Chương trình nghị sự năm 2030.

Trong bài nói chuyện của mình về "Kinh tế vĩ mô và nhiệt động lực học", ông Gael Giraud, trưởng bộ phận kinh tế của AFD, đã cảnh báo về sự suy giảm mạnh về tài nguyên thiên nhiên. Đối mặt với tình huống này, ông Gael Giraud khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo. "AFD luôn quan tâm đến việc tìm kiếm các biện pháp có lợi cho sự phát triển bền vững khi đối mặt với biến đổi khí hậu", ông nói.

Về phần mình, Phó Tổng giám đốc IRD, bà Elisabeth Barbier, nhấn mạnh tầm quan trọng của khoa học, công nghệ và đổi mới (STI) trong việc thực hiện Chương trình nghị sự năm 2030. Theo bà, các cơ quan chức năng, các tổ chức, các nhà hoạch định chính sách… phải nhanh chóng  tìm kiếm các biện pháp hiệu quả để chống lại tác hại của nhựa trong môi trường, bên cạnh việc bảo vệ tài nguyên nước.

Việt Nam và Chương trình phát triển bền vững 2030

Trong thời gian gần đây, Việt Nam đã đưa ra nhiều hành động để tích hợp nội dung của Chương trình nghị sự 2030 trong tất cả các chương trình phát triển kinh tế xã hội của mình. Một kế hoạch hành động quốc gia để thực hiện Chương trình nghị sự năm 2030 đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư, phối hợp với nhiều bộ và cơ quan quản lý, chuẩn bị và trình Chính phủ vào tháng 11 năm 2016.

Văn bản này xác định 115 mục tiêu phát triển bền vững mà Việt Nam mong muốn theo đuổi, trong đó bao gồm xóa đói giảm nghèo ở tất cả các dạng trên toàn quốc, đảm bảo an ninh lương thực, phát triển nông nghiệp bền vững và tiếp cận tất cả các dịch vụ năng lượng đáng tin cậy và bền vững.

Trong giai đoạn 2017-2020, Việt Nam đã đặt mục tiêu cải thiện khung pháp lý, thể chế và quản lý để phát triển bền vững.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục