Khởi nghiệp ở TP.HCM-Bài 3: Rào cản với khởi nghiệp
Sôi động là vậy nhưng không có nhiều “start up” khởi nghiệp thành công. Chẳng hạn, tại Vườn ươm thuộc Khu Công nghệ cao Tp.Hồ Chí Minh (SHTP), từ lúc nhận ươm các doanh nghiệp đến nay, mới có 7 doanh nghiệp tốt nghiệp và chỉ khoảng 5/7 doanh nghiệp hoạt động tốt; hay tại Vườn ươm của Khu Công nghệ phần mềm Đại học Quốc gia Tp.Hồ Chí Minh (ITP) có 50 doanh nghiệp tốt nghiệp, nhưng chỉ mới dừng lại ở mức start up và doanh nghiệp nhỏ và vừa, với vốn đầu tư thấp….
Vì thế, trở ngại lớn nhất khiến các doanh nghiệp khởi nghiệp dễ thất bại, chính là chưa được hỗ trợ đúng mức, cũng như họ chưa biết đứng lên từ thất bại như thế nào.
Khác với khởi nghiệp trong một số lĩnh vực khác, khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin là một quá trình lâu dài đòi hỏi sự kiên trì. Bởi từ lúc đưa ý tưởng thành một sản phẩm hoàn thiện phải cần rất nhiều thời gian. Không những thế, khi đưa sản phẩm ra thị trường, chưa chắc sẽ được xã hội chấp nhận ngay. Trong khi đó, nếu nhóm khởi nghiệp nào có ý định khởi nghiệp chỉ để kiếm tiền thì chắc chắn sẽ không đủ kiên nhẫn chờ đợi tới khi sản phẩm được thị trường chấp nhận. Theo báo cáo về “Chỉ số khởi nghiệp Việt Nam 2015 – 2016” do Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện, chỉ số lo sợ thất bại trong kinh doanh vẫn ở mức cao chiếm 46,5%. Điều đó cho thấy, phần lớn người mới khởi nghiệp không có thói quen sống chung với thất bại và họ không muốn mạo hiểm. Theo ông Lê Nhật Quang, Trưởng Phòng marketing (ITP), khác với những vườm ươm khác, ITP tập trung cho những giai đoạn đầu của vòng đời khởi nghiệp. Trong giai đoạn này, khó khăn nhất là nguồn vốn. Trong khi các quỹ đầu tư hiện nay chủ yếu tập trung cho giai đoạn sau nhưng chất lượng “start up” thành công chỉ trên đầu ngón tay.Các quỹ đầu tư không “mặn mà” với giai đoạn dưới vì nhiều rủi ro và không sinh lợi ngay. Do vậy những chương trình của Chính phủ nên tập trung vào giai đoạn này để cung cấp nhiều hơn số lượng “start up” ở giai đoạn đầu. Vì để có nhiều "start up" đạt chất lượng cần phải xuất phát từ những giai đoạn dưới, mà một trong những điểm đó là xuất phát từ sinh viên trẻ.
Giáo sư Trương Nguyện Thành, Viện trưởng, Viện Khoa học công nghệ tính toán Tp.Hồ Chí Minh chia sẻ, đa số những người muốn khởi nghiệp đều nhằm mục đích tạo ra sản phẩm để bán kiếm tiền. Mục tiêu như vậy là hoàn toàn sai lầm và cũng không phải là mục tiêu chính của tinh thần khởi nghiệp.Thực tế từ những người khởi nghiệp thành công cho thấy, họ không phải làm sản phẩm để kiếm tiền, mà là nhằm tạo ra sản phẩm công nghệ để giải quyết những vấn đề trong mọi lĩnh vực. Đối với họ, việc kiếm tiền không được đặt nặng. Khi có tiền rồi, họ xem đó là phần thưởng xứng đáng dành cho họ. Nên khi một sản phẩm làm ra bị thất bại họ sẵn sàng làm lại. Chúng ta chưa có quan niệm chấp nhận thất bại để làm lại.
Thực tế, những nhóm khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin khi biết chấp nhận thất bại và làm lại thì đều gặt hái được thành công nhất định. Chẳng hạn, Công ty ACIS tại Vườn ươm SHTP là một điển hình. Thời gian đầu khởi nghiệp, doanh nghiệp này liên tiếp thất bại, nợ ngân hàng hàng trăm triệu đồng. Nhưng với sự kiên trì nỗ lực cải thiện sản phẩm để đáp ứng yêu cầu của thị trường, họ đã thành công. Hiện tại sản phẩm “Giải pháp cho nhà ở thông minh” đang được các nhà đầu tư xây dựng rất ưa chuộng. Ông Đỗ Nguyễn Thanh Đồng, Giám đốc Kỹ Thuật, Công ty ACIS nhận định: "Kiến thức, ý tưởng và vốn… là những yếu tố cần thiết khi khởi nghiệp. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất để khởi nghiệp thành công là phải biết cách đứng lên từ thất bại. Bởi khi khởi nghiệp, thất bại chắc chắn sẽ đến và không chỉ một lần.Cứ nhìn những doanh nghiệp khởi nghiệp thành công và những doanh nghiệp khởi nghiệp thất bại hiện nay có thể thấy cứ 100 doanh nghiệp mới có 1 doanh nghiệp khởi nghiệp “sống sót” nhờ biết cách đứng lên. Riêng doanh nghiệp chúng tôi thất bại 5 lần và hiện nay chưa hẳn đã thành công mà vẫn phải tiếp tục vươn lên".
Theo các chuyên gia, để khơi dậy tinh thần và thúc đẩy tiến trình khởi nghiệp thành công, vai trò của hệ sinh thái hỗ trợ khởi nghiệp là rất quan trọng. Ở Việt Nam, hệ sinh thái khởi nghiệp dần dần hình thành trên 3 khía cạnh gồm: khơi dậy tinh thần, ươm tạo khởi nghiệp và chính sách hỗ trợ.
Đối với chính sách hỗ trợ khởi nghiệp ở Việt Nam, tuy không có chính sách nào mang tên là chính sách khởi nghiệp nhưng có nhiều chính sách tương đồng dưới tên gọi là hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Mặc dù vậy, hạn chế chung của các chính sách ưu đãi này là điều kiện tiếp cận, nhất là các thủ tục hành chính. Ngoài ra, cũng chỉ mới tập trung cho những doanh nghiệp đã có sản phẩm được chấp nhận trên thị trường…. Trong khi đó, có nhiều chính sách hỗ trợ nhưng chưa có một tổ chức nào hoạt động với sứ mệnh hỗ trợ, tư vấn cho doanh nghiệp tiếp cận được chính sách. Ông Lê Thanh Nguyên, Giám đốc, Vườn ươm SHTP, cho biết, thành phố Hồ Chí Minh hiện có chương trình hỗ trợ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp với mức tối đa là 2 tỷ đồng. Tuy nhiên chỉ tập trung cho những ý tưởng đã hình thành sản phẩm, có tiềm năng lớn. Còn những nhóm mới có ý tưởng sơ khai thì chưa có nhiều chính sách để hỗ trợ. Vì thế, cần thêm những gói hỗ trợ nhỏ để nuôi dưỡng nhóm khởi nghiệp có ý tưởng ban đầu tốt. Mặt khác, khó khăn của doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin chính là thị trường đầu ra. Những sản phẩm của các doanh nghiệp khởi nghiệp, dù có được vườn ươm hỗ trợ hoàn thiện sản phẩm đến mấy nhưng không bán được thì cũng như không.Muốn tạo ra thị trường trong nước cho các sản phẩm công nghệ thông tin cần đến vai trò của Nhà nước. Nhiều nước trong khu vực đã làm rất tốt điều này như Trung Quốc, Malaysia…. Chẳng hạn, khi doanh nghiệp tạo ra một sản phẩm công nghệ nào đó mà được đánh giá tốt (chẳng hạn sản phẩm đánh văn bản trên máy tính…) sẽ được Nhà nước khuyến khích bằng cách kêu gọi các đơn vị Nhà nước sử dụng. Như vậy, các doanh nghiệp khởi nghiệp sẽ có kinh phí để tiếp tục tái đầu tư mở rộng thị trường.
“Như vườn ươm của chúng tôi trước đây cũng có doanh nghiệp khởi nghiệp là Công ty S3 sản xuất đèn đường thông minh, chúng tôi đánh giá rất cao và sẵn sàng giao cho doanh nghiệp này vài tuyến đường (thuộc SHTP) làm thử. Sau khi sản phẩm được hoàn thiện, chúng tôi đã mua lại.Nhờ vậy doanh nghiệp đã có kinh phí để sản xuất, bán sản phẩm ở nhiều nơi khác như Quận 2 (Tp.Hồ Chí Minh) và Đà Lạt… Đối với Nhà nước cũng cần có những chính sách như vậy để các doanh nghiệp có thêm động lực khởi nghiệp.” – Ông Nguyên chia sẻ thêm.
Để một doanh nghiệp khởi nghiệp có thể “sống sót” trong quá trình khởi nghiệp rất cần đến sự hỗ trợ từ các vườn ươm. Nhưng phần lớn hoạt động của các vườn ươm chỉ mới dừng lại ở việc hỗ trợ mặt bằng, không gian cho cho công ty khởi nghiệp chứ chưa tạo được sự kết nối, hỗ trợ hoạt động cho các công ty khởi nghiệp. Theo ông Đỗ Nguyễn Thanh Đồng, Vườn ươm SHTP đã và đang làm hết sức để áp dụng chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp, nhất là chính sách hỗ trợ vay vốn. Nhưng cũng rất khó khăn, vì một doanh nghiệp mới khởi nghiệp không tài sản lớn thì không thể chứng minh tài sản đảm bảo để vay.Nên từ khi khởi nghiệp đến nay (đầu năm 2013), công ty chưa tiếp cận được nguồn vốn hỗ trợ nào, chỉ có gói 10 triệu đến 20 triệu để hỗ trợ tổ chức sự kiện giới thiệu sản phẩm. Do vậy, cần có những chế tài đặc thù giao về những đơn vị hỗ trợ để họ tự quyết. Vì họ là người hiểu rõ về doanh nghiệp, sẽ biết được doanh nghiệp nào cần hỗ trợ và hỗ trợ như thế nào. Nhà nước cần đề ra hoạt động cụ thể cho các vườn ươm để hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp đi vào thực chất.
Về nguồn vốn trong giai đoạn khởi nghiệp, ông Nguyễn Xuân Hoàng, Sáng lập viên thuộc Công ty Elinkgate cho rằng, các doanh nghiệp cần phải tiết kiệm tối đa chi phí, nhưng riêng sản phẩm định hướng thị trường toàn cầu, bắt buộc các doanh nghiệp phải thuê chuyên gia nước ngoài.Chẳng hạn như việc thiết kế 3D cho sản phẩm USB của công ty, các doanh nghiệp trong nước đều từ chối thiết kế cho sản phẩm điện tử nên doanh nghiệp đã phải thuê thiết kế và tư vấn nước ngoài. Nhưng chi phí này không được khấu trừ vào thuế, doanh nghiệp mong có chính sách để các công ty có thể thuê chuyên gia nước ngoài nhưng với chi phí tối thiểu và thấp nhất.
Bài 4: Phát triển năng lực khởi nghiệpTin liên quan
-
Doanh nghiệp
Khởi nghiệp ở TP.HCM- Bài 2: Đa dạng mô hình khởi nghiệp
16:54' - 13/07/2017
Làn sóng khởi nghiệp tại Việt Nam đang ngày càng sôi động và được quan tâm phát triển.
-
Doanh nghiệp
Khởi nghiệp ở TP.HCM Bài 1: Nhiều chính sách khuyến khích DN khởi nghiệp sáng tạo
14:49' - 13/07/2017
Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách pháp luật nhằm khuyến khích phong trào khởi nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Khởi nghiệp mang tính rủi ro cao
17:45' - 07/07/2017
Khởi nghiệp luôn đi liền với sáng tạo, trong đó giai đoạn khởi sự của các doanh nghiệp khởi nghiệp thường gắn liền với công nghệ mới, vì thế khởi nghiệp thường mang tính rủi ro cao.
-
Doanh nghiệp
Tập đoàn Bosch hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam
13:30' - 27/06/2017
Ngày 27/6 tại Tp. Hồ Chí Minh, Trung tâm Hỗ trợ đổi mới sáng tạo Tp. Hồ Chí Minh cùng Công ty Bosch Việt Nam ký ghi nhớ hợp tác hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam.
-
Kinh tế & Xã hội
Khởi nghiệp từ bùn thải
06:38' - 24/06/2017
Ý tưởng biến bùn thải thành phân vi sinh đã được Huy Hào và Hồng Mức "nhen nhóm" từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường để giúp cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường trên các dòng kênh ở Cà Mau.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Hành trình vươn ra thế giới của các hãng xe điện Trung Quốc
18:23'
Xe điện (EV) Trung Quốc đang ngày càng trở nên phổ biến tại các thị trường như châu Âu nhờ vào mức giá hấp dẫn, thiết kế đẹp và các tính năng công nghệ tiên tiến.
-
Doanh nghiệp
Giải pháp nào khiến PVOIL tự tin đạt tăng trưởng lợi nhuận 30% trong năm 2025?
18:22'
Trong bối cảnh kinh doanh xăng dầu được dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn khi giá dầu thế giới biến động khó lường, đâu là giải pháp để PVOIL có thể đạt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận 30% trong năm 2025?
-
Doanh nghiệp
Petrolimex sẽ chuyển dịch năng lượng theo thực tiễn
14:41'
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 của Petrolimex sáng 25/4, Chủ tịch Petrolimex Phạm Văn Thanh cho biết Petrolimex sẽ chuyển dịch năng lượng theo thực tiễn.
-
Doanh nghiệp
Các hãng công nghệ lớn công bố doanh thu quý I/2025
14:35'
Ngày 24/4, Alphabet Inc., công ty mẹ của Google đã báo cáo doanh thu của công ty này trong quý I/2025 đạt 90,23 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Doanh nghiệp
SCG tiếp tục vào Top 10 doanh nghiệp FDI phát triển bền vững tại Việt Nam
10:21'
Sáng 25/4, Tập đoàn SCG cho biết, SCG tiếp tục được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) phát triển bền vững tại Giải thưởng Rồng Vàng (Golden Dragon Awards) 2024–2025.
-
Doanh nghiệp
Hiệu ứng tỷ giá giúp Hyundai Motor đạt doanh thu cao kỷ lục
09:11'
Ngày 24/4, Hyundai Motor cho biết doanh thu quý I của hãng đã đạt mức cao nhất từ trước đến nay nhờ tỷ giá hối đoái thuận lợi và doanh số bán xe hybrid tăng, dù doanh số bán ô tô toàn cầu giảm nhẹ.
-
Doanh nghiệp
Petrovietnam: Bước chuyển mình chiến lược trong kỷ nguyên mới
20:27' - 24/04/2025
Theo Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam, việc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam mang định danh mới Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam chính là bước chuyển mình chiến lược trong kỷ nguyên mới.
-
Doanh nghiệp
PTC3 đảm bảo an toàn lưới điện truyền tải dịp lễ 30/4 và 1/5
18:06' - 24/04/2025
Mục tiêu cao nhất là cung cấp điện ổn định, liên tục, phục vụ cho các hoạt động chính trị, văn hóa, xã hội và sinh hoạt của nhân dân khu vực các tỉnh Nam miền Trung và Tây Nguyên, cũng như cả nước.
-
Doanh nghiệp
Gen Green Platform phát động cuộc thi sáng tạo nội dung về lối sống xanh
14:36' - 24/04/2025
Sáng 24/4, Gen Green Platform - nền tảng số dành cho thế hệ sống xanh chính thức phát động cuộc thi sáng tạo nội dung về lối sống xanh, diễn ra từ nay đến 22/5/2025 trên creator.gen-green.global.