Khối ngoại tích cực tham gia thị trường M&A Việt Nam
Trong đó, khối ngoại, nhất là nhà đầu tư đến từ Singapore, Thái Lan, Hàn Quốc và Nhật Bản vẫn tích cực tham gia hoạt động M&A tại Việt Nam.
Đây là thông tin được các chuyên gia nhận định tại Diễn đàn M&A Việt Nam 2020 do Báo Đầu tư tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh, chiều ngày 24/11.
Kỳ vọng thêm thương vụ thoái vốn
Ghi nhận thực tế trên thị trường Việt Nam, các thương vụ đáng chú ý của giai đoạn 2019 - 2020, gồm: KEB Hana bank và BIDV; Vinacapital và Bệnh viện Thu cúc; Masan Consumer và VinCommerce & VinEco; Stark Corporation và Thipha Cables & Dovina; FWWD và VCLI; Vinamilk và GTN - Sữa Mộc Châu...
Thương vụ sáp nhập và mua lại nổi bật nhất trong năm 2019 – 2020 chủ yếu liên quan đến tập đoàn tư nhân của Việt nam; trong đó có thể kể đến là Masan, Thaco, Gelex, Vinamilk...
Trong giai đoạn 6/2019 – 10/2020, thương vụ M&A tại Việt Nam tập trung vào ngành bất động sản, tài chính – ngân hàng, công nghiệp, bán lẻ...
Bên cạnh đó, những lĩnh vực có thương vụ đáng chú ý bao gồm logistics, nông nghiệp, dược phẩm – y tế, xây dựng.
Giai đoạn 2019 – 2020, giá trị M&A do doanh nghiệp Việt Nam đóng vai trò bên mua chiếm 1/3 tổng giá trị M&A được thực hiện.
Thương vụ M&A của doanh nghiệp Việt Nam thành công và nhiều kế hoạch M&A cũng đã được định hình có thể kể đến như Kido Group lên kế hoạch sáp nhập các công ty thành viên, Thadi tiếp tục đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp…
Tuy vậy, thị trường vẫn tiếp tục được dẫn dắt bởi nhà đầu tư ngoại; trong đó tập trung vào 4 quốc gia là Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan và Singapore.
Đơn cử, chỉ trong 9 tháng năm 2020 có đến 19 giao dịch giữa nhà đầu tư Nhật Bản và doanh nghiệp Việt Nam được công bố.
Còn nhà đầu tư Thái Lan tiếp tục có những thương vụ M&A tại thị trường Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất.
Ông Trần Quốc Phương - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá, lĩnh vực M&A đã trở thành một kênh huy động vốn hiệu quả, góp phần đa dạng hóa hoạt động thu hút nguồn lực đầu tư cho nền kinh tế Việt Nam, thúc đẩy quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, đa dạng hóa hình thức sở hữu doanh nghiệp...
M&A còn là con đường ngắn nhất để các công ty nước ngoài có thể thâm nhập, mở rộng thị trường Việt Nam với hiệu quả cao và tiết kiệm chi phí.
Báo cáo của Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) cho thấy, trong 7 tháng năm 2020 đã nhận được báo cáo phê duyệt phương án cổ phần hóa của 6 doanh nghiệp; trong đó, có 1 doanh nghiệp thuộc kế hoạch cổ phần hóa theo Quyết định số 26/2019/QĐ-TTg về việc phê duyệt Danh mục doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa đến hết năm 2020.
Theo công văn số 991/TTg-ĐMDN phê duyệt danh mục DNNN hoàn thành cổ phần hóa theo từng năm giai đoạn 2017 - 2020 và Quyết định 26 thì số doanh nghiệp còn phải thực hiện cổ phần hóa trong năm 2020 là 91 đơn vị.
Về thoái vốn, trong 9 tháng năm 2020 đã thoái được 899 tỷ đồng, thu về 1.845 tỷ đồng. Lũy kế tổng số thoái vốn từ năm 2016 đến tháng 9/2020 đạt 25.669 tỷ đồng, thu về 172.917 tỷ đồng; trong đó 83% giá trị thoái vốn được ghi nhận năm 2017 với thương vụ bán vốn tại Sabeco và Vinamilk.
Theo một số chuyên gia, tiến trình cổ phần hóa và thoái vốn trong giai đoạn 2019 và 9 tháng năm 2020 tiếp tục trầm lắng và chưa thực hiện được theo kế hoạch.
Tuy nhiên, thị trường vẫn kỳ vọng có thêm những thương vụ thoái vốn ở quy mô lớn, nhằm giúp gia tăng đáng kể giá trị M&A của Việt nam.
Cùng với đó, đại dịch COVID-19 và trạng thái bình thường mới có tác động đến hoạt động M&A trên toàn cầu cũng như tại Việt Nam.
Điều này dẫn đến nhà đầu tư và doanh nghiệp điều chỉnh chiến lược, gia tăng hoạt động tái cấu trúc, nhu cầu bán doanh nghiệp nhiều hơn nhưng việc thẩm định chi tiết (due diligence) và ra quyết định cũng khó khăn hơn.
Chiến lược tái cấu trúc
Thị trường M&A Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ với hàng ngàn giao dịch, đạt tổng giá trị gần 50 tỷ USD trong hơn một thập kỷ qua.
Dự báo của Tập đoàn nghiên cứu thị trường Euromonitor International, hoạt động M&A tại Việt Nam có thể hồi phục trở lại từ giữa năm 2021, đưa quy mô thị trường trở lại mốc bình thường là 5 tỷ USD.
Còn trong khảo sát mới đây của MAF (Nhóm Nghiên cứu Diễn đàn M&A Việt Nam) và CMAC (Viện nghiên cứu Đầu tư và Mua bán sáp nhập), nhà đầu tư và nghiên cứu đưa ra những dự báo khác nhau về giá trị thị trường M&A tại Việt Nam năm 2021.
Tuy nhiên, đa số các dự báo đều thận trọng về sự hồi phục của thị trường M&A tại Việt Nam năm 2021.
Cụ thể, có 42% đơn vị tham gia khảo sát dự đoán giá trị thị trường ở mức từ 3 - 4 tỷ USD và 26% đơn vị lạc quan hơn khi dự đoán ở mức từ 4 - 5 tỷ USD.
Trong khi đó, có 24% đơn vị tham gia thận trọng hơn với dự đoán giá trị M&A chỉ ở mức 3 tỷ USD, chỉ có 8% tin tưởng giá trị M&A sẽ vượt mốc 5 tỷ USD.
Các lĩnh vực hàng tiêu dùng, bán lẻ và bất động sản, công nghiệp, nông nghiệp... vẫn là tâm điểm thu hút M&A trong năm 2021.
Ngoài ra, lĩnh vực viễn thông, năng lượng, hạ tầng, dược phẩm, giáo dục được kỳ vọng sẽ đóng góp giá trị đáng kể cho hoạt động M&A tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và một số năm tới.
Đối tác đầu tư từ châu Á gồm Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan và Singapore dự báo tiếp tục chiếm ưu thế. Những tập đoàn tư nhân sẽ là động lực đóng góp vào sự hồi phục của thị trường M&A trong năm 2021 và giai đoạn tiếp theo.
Ông Phan Đức Hiếu - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho hay, điểm mới hỗ trợ cho hoạt động M&A nói riêng và đầu tư nói chung gồm ba bộ luật quan trọng thường xuyên tác động trực tiếp gồm Luật Chứng khoán, Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp.
Ba bộ luật này, được soạn thảo theo phương thức đối tác công tư (PPP) với nhiều cải cách trong thủ tục gia nhập thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong đầu tư, kinh doanh; trong đó có hoạt động M&A.
Lần đầu tiên, danh mục ngành nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài sẽ được Chính phủ ban hành theo nguyên tắc "chọn - bỏ".
Đây là cải cách quan trọng, giúp nhà đầu tư nước ngoài được quyền tiếp cận thị trường tương tự như nhà đầu tư trong nước đối với toàn bộ ngành nghề, lĩnh vực không có tên trong danh sách trên.
Những yếu tố quan trọng này đang mở ra cơ hội mới cho hoạt động M&A tại Việt Nam. Dù còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng hoạt động M&A sẽ có nhiều khởi sắc trong năm 2021 và những năm tiếp theo - ông Hiếu phân tích.
Một số chuyên gia cho rằng, việc thúc đẩy và phát triển hoạt động M&A có thể giúp doanh nghiệp tăng cường năng lực quản trị và nâng cao hiệu quả hoạt động; nhanh chóng tiếp cận được công nghệ, mô hình và phương thức kinh doanh mới trên thế giới.
Qua đó, quy tụ, tập hợp các doanh nghiệp Việt Nam trở nên lớn mạnh; hướng đến xây dựng ngày càng nhiều thương hiệu Việt có tiềm lực, khả năng cạnh tranh cao, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.
Riêng giới đầu tư và doanh nghiệp tại Việt Nam vẫn tin tưởng vào sức bật của thị trường M&A Việt Nam trong giai đoạn hậu COVID-19.
Dự kiến giá trị M&A năm 2020 tiếp tục suy giảm, ước đạt 3,5 tỷ USD, bằng 48,6% so với năm 2019.
Thị trường sẽ có thể phục hồi về mức từ 4,5 - 5 tỷ USD vào năm 2021 trước khi bật mạnh hơn nhờ các thương vụ mới cũng như nhiều thương vụ thoái vốn lớn được nhà nước thực hiện sau năm 2021./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thứ trưởng Trần Quốc Phương: M&A cần sự cân bằng với nhu cầu doanh nghiệp trong nước
12:57' - 23/11/2020
Việc cụ thể hóa một số thỏa thuận đang đàm phán rất có thể sẽ được cân nhắc kỹ hơn và hứa hẹn sự bùng nổ của hoạt động mua bán và sáp nhập trong năm 2021.
-
Kinh tế Việt Nam
Thị trường M&A Việt Nam sẽ sôi động sau dịch COVID-19?
18:05' - 05/11/2020
Dịch COVID-19 đã làm suy giảm mạnh việc mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) trên toàn cầu và Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó.
-
Thời sự
Thị trường M&A: “Trỗi dậy trong trạng thái bình thường mới”
11:22' - 05/11/2020
Thị trường M&A Việt Nam bước vào giai đoạn mới với nhiều cơ hội mới. Mặc dù vậy, đại dịch COVID-19 đã tác động tiêu cực tới nền kinh tế toàn cầu khiến thị trường M&A cũng chững lại, thậm chí suy giảm.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam và Campuchia phát huy mọi tiềm năng sẵn có
21:17' - 23/11/2024
Phó Thủ tướng Chính phủ - Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã có cuộc gặp và làm việc với Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia (VCBA) nhằm lắng nghe nguyện vọng, vướng mắc của VCBA.
-
Doanh nghiệp
3.800 tỷ đồng xây dựng Khu công nghiệp dược - sinh học đầu tiên tại Việt Nam
12:24' - 23/11/2024
Hiện tại, các thủ tục để thực hiện Dự án Khu công nghiệp Dược - Sinh học tại huyện Quỳnh Phụ đang được tỉnh Thái Bình khẩn trương triển khai và đảm bảo tuân thủ các quy định.
-
Doanh nghiệp
Sản xuất các sản phẩm công nghiệp số trọng điểm của quốc gia
11:14' - 23/11/2024
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 23/11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.
-
Doanh nghiệp
Các “gã khổng lồ” xuất bản hợp tác với công ty trí tuệ nhân tạo
09:13' - 23/11/2024
Các “gã khổng lồ” xuất bản và các công ty trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh đang đẩy mạnh ký kết các thỏa thuận nhằm bảo vệ bản quyền và đáp ứng nhu cầu tăng nhanh của ngành công nghiệp AI.
-
Doanh nghiệp
"Ông lớn" ô tô Nhật Bản đẩy mạnh tái cơ cấu
16:00' - 22/11/2024
Nissan Motor sẽ cắt giảm hoặc chuyển đổi khoảng 1.000 việc làm tại Thái Lan do hãng xe Nhật Bản này đang thu hẹp quy mô sản xuất.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Trung Quốc đa dạng hóa chiến lược giảm rủi ro tiền tệ
12:43' - 22/11/2024
Các doanh nghiệp Trung Quốc đang tăng cường tích trữ USD, định giá hợp đồng bằng NDT và mở rộng các kênh nhập khẩu để giảm thiểu rủi ro tiền tệ.
-
Doanh nghiệp
BP đầu tư dự án khí đốt 7 tỷ USD tại Indonesia
12:39' - 22/11/2024
Tập đoàn dầu mỏ Anh BP ngày 21/11 đã công bố một dự án chung trị giá 7 tỷ USD nhằm khai thác gần 85 tỷ m3 khí đốt tại Tangguh, tỉnh Tây Papua của Indonesia.
-
Doanh nghiệp
"Gã khổng lồ" pin châu Âu Northvolt xin bảo hộ phá sản
10:30' - 22/11/2024
Ngành công nghiệp xe điện toàn cầu hứng chịu cú sốc lớn khi Northvolt, một trong những nhà sản xuất pin hàng đầu châu Âu, chính thức đệ đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 tại Mỹ.
-
Doanh nghiệp
Apple đề xuất tăng gấp 10 lần khoản đầu tư vào Indonesia
09:50' - 22/11/2024
Bộ Công nghiệp Indonesia ngày 21/11 cho biết tập đoàn công nghệ Apple (Mỹ) đã đề xuất kế hoạch đầu tư 100 triệu USD vào Indonesia để phát triển sản xuất linh kiện điện tử.