Thị trường M&A Việt Nam sẽ sôi động sau dịch COVID-19?
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng Việt Nam vẫn đang nổi lên như một điểm đến đầu tư an toàn, hấp dẫn và là tâm điểm của giới đầu tư nhiều quốc gia. Đặc biệt, các thương vụ mua bán sáp nhập, tái cấu trúc bị ảnh hưởng do dịch trong năm 2020 có thể sẽ tăng vào năm 2021.
* Bước ngoặt mới cho thị trường M&A Tại buổi họp báo về Diễn đàn mua bán sáp nhập M&A Việt Nam 2020 do báo Đầu tư tổ chức, sáng 5/11, ông Lê Trọng Minh – Tổng biên tập Báo Đầu tư – Trưởng ban tổ chức Diễn đàn M&A cho biết, chủ đề của Diễn đàn lần này là “Trỗi dậy trong trạng thái bình thường mới”. “Ban tổ chức đã chọn chủ đề này với mong muốn thúc đẩy sự phát triển của thị trường mới, tạo bước ngoặt mới trong chu kỳ mới của thị trường M&A hậu COVID-19”, ông Lê Trọng Minh nhấn mạnh. Theo ông Lê Trọng Minh, dịch COVID-19 đã khiến M&A toàn cầu suy giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2019, với tổng giá trị M&A toàn cầu trong 6 tháng đầu năm 2020 sụt giảm tới 52%. Tuy nhiên, thị trường M&A Việt Nam ít bị tác động nhất trong số các quốc gia Đông Nam Á. Việt Nam đã khống chế thành công đại dịch COVID-19 và mở ra nhiều cơ hội, nhất là đang nổi lên như một điểm đến đầu tư an toàn, hấp dẫn và là tâm điểm của giới đầu tư. Bởi vậy từ 6 tháng cuối năm 2019 và năm 2020, thị trường vẫn chứng kiến những thương vụ đáng chú ý. Các nhà đầu tư ngoại từ Singapore, Thái Lan, Hàn Quốc và Nhật Bản vẫn tích cực tham gia hoạt động M&A tại Việt Nam. Ông Đặng Xuân Minh, Tổng giám dốc Công ty AVM - Phó trưởng Ban tổ chức Diễn đàn M&A Việt Nam 2020 cho biết, Việt Nam đã có những thương vụ M&A đình đám. Đó là sự hợp tác giữa Vingroup và Masan trong thương vụ VinCommerce và VinEco với Masan Comsumer (Masan Group).Thương vụ KEB Hana Bank (Hàn Quốc) mua lại 15% vốn điều lệ của BIDV trị giá 878 triệu USD và trở thành cổ đông chiến lược cũng như thương vụ KKR & Temasek mua cổ phần Vinhomes trị giá 652 triệu USD... Tổng giá trị M&A tại Việt Nam năm 2019 vẫn đạt 7,2 tỷ USD, bằng 94,7% so với năm 2018.
Theo ông Đặng Xuân Minh, những khách sạn ở Việt Nam đang treo biển chào bán kèm theo giá bán được xem như hàm ý và là cơ hội của M&; thị trường vẫn đang hoạt động và có nhiều triển vọng trong thời gian tới. Còn theo ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), bổ sung thêm động lực cho M&A là xu hướng ngày càng có nhiều người mang ý tưởng kinh doanh mới đi tìm mua các doanh nghiệp sẵn có. Mua lại doanh nghiệp sẽ giảm bớt được thời gian làm thủ tục thành lập doanh nghiệp, tìm mặt bằng, tuyển nhân sự, tìm đối tác... Các chuyên gia cho rằng do nhiều quốc gia vẫn phong tỏa biên giới để ngăn sự lây lan của dịch bệnh khiến các hoạt động M&A tại Việt Nam bị chậm lại, nhưng trong dài hạn thị trường sẽ bùng nổ với nhu cầu gia tăng cả bên bán và bên mua. Đáng chú ý, các ngành chủ yếu thu hút các thương vụ M&A tại Việt Nam trong thời gian từ 6/2019 đến tháng 10/2020 là bất động sản, tài chính - ngân hàng, công nghiệp, bán lẻ, logistics, nông nghiệp, dược phẩm - y tế, xây dựng. * Đón đợi sự thay đổi Theo các chuyên gia, có nhiều điều kiện và yếu tố để M&A "trỗi dậy" trong những tháng tới và thị trường M&A sẽ có sự thay đổi lớn từ đầu năm 2021. Cụ thể, những yếu tố tác động tới M&A thời gian tới là có thêm những thương vụ thoái vốn nhà nước ở doanh nghiệp với quy mô lớn làm gia tăng đáng kể giá trị M&A của Việt Nam. Dịch COVID-19 trong trạng thái bình thường mới có tác động đến hoạt động M&A trên toàn cầu cũng như tại Việt Nam. Các nhà đầu tư và doanh nghiệp điều chỉnh chiến lược, gia tăng các hoạt động tái cấu trúc, nhu cầu bán doanh nghiệp nhiều hơn, nhưng việc thẩm định một cách chi tiết và ra quyết định cũng khó khăn hơn. Trong số các quốc gia Đông Nam Á, Việt Nam là quốc gia hấp dẫn hàng đầu để gia nhập hoặc mở rộng đối với các doanh nghiệp nước ngoài. Việt Nam hiện là nước duy nhất có mức tăng trưởng dương cho đến nay cũng như dự báo cho năm 2020, trong khi các nước trong khu vực Đông Nam Á đều tăng trưởng âm. Bên cạnh đó, nhiều cơ hội mở ra khi sự dịch chuyển dòng vốn ra khỏi các thị trường lớn nhưng kém an toàn; các Hiệp định thương mại tự do mới như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU... Cùng với đó, tác động từ việc sửa đổi các luật liên quan đến đầu tư kinh doanh; trong đó, có các quy định mới cởi mở hơn, minh bạch hơn cho hoạt động M&A, việc đẩy mạnh hoạt động M&A của nhiều tập đoàn lớn trong chiến lược tái cơ cấu, hoàn thiện hệ sinh thái, chuỗi giá trị… “Thực tế cho thấy, hoạt động M&A trở nên sôi động trong các giai đoạn khủng hoảng, các giao dịch hứa hẹn bùng nổ khi bên bán có động lực giao dịch trước áp lực kinh tế. Với sự phát triển về kinh tế và thị trường rộng lớn, Việt Nam vẫn là tâm điểm của giới đầu tư trong khu vực và trên thế giới”, ông Lê Trọng Minh nói. Tuy nhiên, cũng có nhiều dự báo cho rằng, làn sóng M&A sẽ có độ trễ vì đại dịch COVID-19 khiến bên mua và bên bán chưa gặp nhau, việc hình thành thương vụ lâu hơn dự kiến. Thị trường kỳ vọng có sự trỗi dậy trong trạng thái bình thường mới hậu COVID-19, với thương vụ M&A hiệu quả cao, quy mô lớn hơn. Giới đầu tư và doanh nghiệp tại Việt Nam vẫn tin vào sức bật của thị trường M&A trong giai đoạn hậu COVID-19. Cùng với đó, trong trường hợp các điều kiện thuận lợi về môi trường chính trị, môi trường kinh tế cùng với sự phục hồi của kinh tế toàn cầu, sự dồn nén các cơ hội đầu tư giai đoạn 2019 - 2021 có thể được "giải phóng" vào thời điểm năm 2022. Theo đó, thị trường có thể chứng kiến sự hồi phục theo mô hình chữ V, hoặc mô hình Chim tung cánh. Dự báo giá trị M&A có thể phục hồi về mức 4,5 - 5 tỷ USD trong năm 2021 trước khi bật tăng trở lại với giá trị 7 tỷ USD trong năm 2022. Thị trường tiếp tục được dẫn dắt bởi các nhà đầu tư ngoại; trong đó tập trung vào 4 quốc gia gồm: Nhật bản, Hàn Quốc, Thái Lan và Singapore. Ông Đặng Xuân Minh cho rằng, việc góp vốn, mua cổ phần tại những doanh nghiệp là bình thường và nên để diễn ra tự nhiên theo quy luật thị trường. "Các thương vụ mua bán và sáp nhập giúp cho các doanh nghiệp tái cấu trúc nguồn lực của mình; đồng thời cũng là giải pháp đầu tư hiệu quả khi có thể tiếp cận thị trường một cách tối ưu nhất", ông Đặng Xuân Minh cho biết. Một số chuyên gia cũng cho rằng, Việt Nam cần thúc đẩy hoạt động M&A thông qua các hoạt động thoái vốn doanh nghiệp nhà nước, thu hút đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, hoàn thiện khung khổ pháp luật để vừa quản lý tốt, vừa khuyến khích hoạt động M&A. Còn theo ông Phan Đức Hiếu, Luật Doanh nghiệp 2020 có nhiều quy định trực tiếp tác động đến M&A như cho phép doanh nghiệp tư nhân chuyển thành công ty cổ phần, thay vì chỉ cho phép chuyển thành Công ty TNHH theo quy định tại Luật Doanh nghiệp hiện hành. Quy định này sẽ giúp gia tăng cơ hội và thuận lợi hơn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia quá trình M&A. “Hàng hóa của thị trường M&A sẽ không chỉ thay đổi về chất mà còn tăng cả lượng”, ông Hiếu nhấn mạnh./.Tin liên quan
-
Thời sự
Thị trường M&A: “Trỗi dậy trong trạng thái bình thường mới”
11:22' - 05/11/2020
Thị trường M&A Việt Nam bước vào giai đoạn mới với nhiều cơ hội mới. Mặc dù vậy, đại dịch COVID-19 đã tác động tiêu cực tới nền kinh tế toàn cầu khiến thị trường M&A cũng chững lại, thậm chí suy giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Hoạt động M&A toàn cầu tăng đột biến trong quý III/2020
07:00' - 10/10/2020
Sau một giai đoạn “án binh bất động” vì đại dịch COVID-19, các công ty đang quay trở lại và tiến hành các thương vụ mua bán – sáp nhập (M&A.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng đôn tốc tiến độ dự án Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh
13:53'
Ngày 12/7, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh trực tiếp khảo sát, kiểm tra công trình đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất chuyển đổi số toàn diện trong cấp phù hiệu và giấy phép kinh doanh vận tải
13:48'
Sau khi hợp nhất, TP. Hồ Chí Minh (mới) có số lượng hồ sơ tiếp nhận giải quyết cấp giấy phép kinh doanh vận tải, phù hiệu kinh doanh vận tải… rất lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ thị của Thủ tướng về giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường
13:46'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg về một số nhiệm vụ cấp bách, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng thị sát tiến độ cầu Rạch Miễu 2
12:51'
Sáng 12/7, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh cùng đoàn công tác đã đến kiểm tra thực tế tại hiện trường tiến độ dự án đầu tư xây dựng cầu Rạch Miễu 2 nối hai tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Từ cựu thù đến đối tác chiến lược toàn diện
10:04'
Việt Nam đã chuyển mình từ một đối tác thương mại nhỏ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 8 của Mỹ vào năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Quan hệ Việt - Mỹ: Kết nối doanh nghiệp – Gắn kết quốc gia
09:39'
30 năm sau khi bình thường hóa quan hệ (1995-2025), Việt Nam và Mỹ đã đi một chặng đường dài, từ cựu thù thành bạn bè và đối tác, rồi trở thành đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN
07:14'
Chiều 11/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc tiếp, làm việc với Đoàn doanh nghiệp của Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC) đang thăm và làm việc tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng quyền tự chủ cho đại học quốc gia
21:35' - 11/07/2025
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 201/2025/NĐ-CP ngày 11/7/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của đại học quốc gia.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư một số dự án quan trọng
21:22' - 11/07/2025
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký chứng thực một số Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư các dự án quan trọng.