Khơi thông nguồn lực đầu tư để đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8%
Cho ý kiến tại hội trường, các đại biểu đầu nhấn mạnh, Đề án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì năm 2025, chúng ta đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên thì giai đoạn 2026 - 2030 mới có thể đạt tăng trưởng 2 con số, tạo nền tảng cho nước ta trở thành nước thu nhập trung bình cao vào năm 2035.
Đại biểu Dương Khắc Mai (Đắk Nông) cho rằng, năm 2025, để thực hiện mục tiêu tăng trưởng 8% thì cả hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân phải nỗ lực hơn 100%. Đại biểu nhấn mạnh, phải đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, pháp luật, nâng cao công tác tổ chức thi hành pháp luật. Theo đánh giá của Chính phủ, thể chế vẫn là "điểm nghẽn của điểm nghẽn", còn nặng về quản lý hơn là kiến tạo phát triển; một số cơ chế, chính sách chậm sửa đổi; phân cấp, phân quyền còn nhiều bất cập hạn chế. Đại biểu Dương Khắc Mai đề nghị đưa ra giải pháp tháo gỡ để thể chế không còn là “điểm nghẽn của điểm nghẽn” nữa mà là “đột phá của đột phá”, kiến tạo không gian phát triển mới.
Muốn đạt được mục tiêu này, nhiều đại biểu nhấn mạnh vấn đề thúc đẩy đầu tư công, khơi thông nguồn lực đầu tư tư, có cơ chế thúc đẩy kinh tế tư nhân.
Đại biểu Trịnh Xuân An (Đồng Nai) cho rằng mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2025 là “bài toán”, “phép thử” để chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo với mục tiêu tăng trưởng 2 con số. Theo đại biểu, trong Đề án Chính phủ trình có những vấn đề về tổng thể, có những vấn đề về tức thì. Để đạt chỉ tiêu này trong năm 2025, phải quan tâm đến những nhiệm vụ có tính tức thì, những nhiệm vụ, giải pháp cần thực hiện, triển khai ngay...“Cần phân loại, giải pháp nào thực hiện được ngay thì cần ưu tiên thực hiện, còn giải pháp dài hơi thì triển khai theo quy trình thông thường”, đại biểu An nói.
Cũng theo đại biểu Trịnh Xuân An, muốn phát triển 8% hoặc cao hơn nữa thì cần có đầu tư và tiền. Đồng tình tăng đầu tư công, nhưng đại biểu An cho rằng cần có chỉ tiêu về đầu tư tư - khu vực vừa qua có xu hướng giảm. “Đầu tư tư vừa qua tăng trưởng 1 con số (7-9% và có xu hướng giảm), nên phải đặt chỉ tiêu đầu tư tư cũng phải tăng 2 con số trở lên. Mà đầu tư tư tăng thì rất liên quan đến tín dụng... Nếu tăng trưởng tín dụng bình bình 15-16% thì khó, phải tầm 18-19%, tất nhiên, có câu chuyện liên quan chính sách tiền tệ, lạm phát, nhưng nếu không có tín dụng thì khó phát triển” - đại biểu An nêu quan điểm.
Quan tâm đến vấn đề doanh nghiệp, đại biểu Nguyễn Văn Thân (Thái Bình) kiến nghị Quốc hội, Chính phủ cần xem xét có Nghị quyết về việc liên kết giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam với các doanh nghiệp FDI. Bên cạnh đó cần dỡ bỏ các nút thắt của dự án, vi phạm, hoặc vướng luật trên tinh thần vì mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội.
Thẩm tra tờ trình của Chính phủ, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, việc trình Quốc hội điều chỉnh tăng mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 thể hiện quyết tâm, nỗ lực của Chính phủ trong việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025, góp phần củng cố, tạo nền tảng vững chắc để đạt tăng trưởng 2 con số trong thời gian đủ dài, đưa đất nước ta bước vào kỷ nguyên phát triển thịnh vượng.
Tuy nhiên, theo Ủy ban Kinh tế, tình hình sản xuất, kinh doanh đầu năm 2025 chưa có nhiều khởi sắc. Tháng 1/2025 ghi nhận 58,3 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, chỉ số sản xuất công nghiệp IIP tháng 1/2025 chỉ tăng nhẹ 0,6% so với cùng kỳ, chỉ số nhà quản trị mua hàng PMI ở mức dưới 50 điểm trong 2 tháng liên tiếp, cho thấy các điều kiện kinh doanh của khu vực sản xuất ở Việt Nam thu hẹp. Do vậy, Ủy ban Kinh tế đề nghị tập trung phân tích, đánh giá các điều kiện thực hiện để bảo đảm tính khả thi của Đề án, đặc biệt cần chú trọng các giải pháp bảo đảm an ninh tài chính quốc gia, an toàn nợ công.
Về chỉ tiêu tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5 - 5%, Ủy ban Kinh tế cho rằng, việc điều chỉnh chỉ tiêu chỉ số giá tiêu dùng là cần thiết nhằm tạo không gian trong điều hành chính sách tài khóa và tiền tệ, hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, lạm phát cơ bản tháng 1/2025 tăng 3,07%, cao hơn bình quân chung năm 2023 (2,71%), cho thấy áp lực lạm phát là đáng kể. Do đó, Ủy ban Kinh tế đề nghị có các giải pháp kiểm soát lạm phát phù hợp với mục tiêu tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Cần có cơ chế đặc biệt thu hút nguồn nhân lực cho dự án điện hạt nhân
14:19' - 15/02/2025
Bên lề Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, các đại biểu khẳng định việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận rất cần thiết trong bối cảnh từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV: Thủ tướng Chính phủ nói về cơ chế đặc biệt để thực hiện Nghị quyết 57
14:00' - 15/02/2025
Sáng 15/2, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV: Không kiểm soát hiệu quả khi phân cấp có thể dẫn đến tha hóa quyền lực
12:20' - 15/02/2025
Sáng 15/2, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), trong đó một số ý kiến cho rằng không kiểm soát hiệu quả khi phân cấp có thể dẫn đến tha hóa quyền lực.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV: Trình Nghị quyết tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học công nghệ
08:08' - 15/02/2025
Sáng 15/2, Quốc hội thảo luận ở tổ về nội dung Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Thường trực họp tháo gỡ vướng mắc cho các dự án điện năng lượng tái tạo
20:03'
Khó khăn, vướng mắc thuộc thẩm quyền của cơ quan, cấp, ngành, địa phương nào thì cơ quan, cấp, ngành, địa phương đó giải quyết, làm quyết liệt, không đùn đẩy trách nhiệm.
-
Kinh tế Việt Nam
Khởi công xây dựng khu tái định cư và khu nhà ở xã hội quy mô lớn tại Ninh Thuận
18:57'
Theo Chủ đầu tư dự án, dự án Khu đô thị mới Bờ sông Dinh có diện tích trên 37 ha, quy mô dân số 6.500 người.
-
Kinh tế Việt Nam
Kiện toàn thành viên Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ
18:35'
Ngày 15/4, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình ký ban hành Quyết định số 769/QĐ-TTg kiện toàn thành viên Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Khánh Hòa chủ động phòng cháy rừng từ sớm, từ xa
18:16'
Trước diễn biến phức tạp của mùa khô, các cấp chính quyền và đơn vị chủ rừng ở Khánh Hòa đã chủ động vào cuộc từ rất sớm.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương tiếp cận kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do
18:15'
Bình Dương đang đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ chất lượng và đô thị thông minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Thị trường lao động phía Nam vẫn "thừa người - thiếu việc phù hợp"
17:48'
Sự gia tăng nhanh về số lượng người tìm việc cùng với thay đổi trong xu hướng nghề nghiệp đã đặt ra các vấn đề mới trong kết nối cung - cầu và định hướng phát triển nguồn nhân lực địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Sáp nhập Cần Thơ, Hậu Giang và Sóc Trăng: Dự kiến trung tâm của tỉnh mới sẽ đặt tại Ninh Kiều
17:34'
Sau khi sáp nhập, tổng diện tích của thành phố Cần Thơ sẽ vượt 6.400km2, dân số trên 4 triệu người và có 99 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 30 phường và 69 xã.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng Nai dự kiến cần 1 triệu tỷ đồng cho phát triển hạ tầng và kinh tế
17:24'
Dự kiến nhu cầu vốn đầu tư của Đồng Nai đến năm 2030 khoảng 1 triệu tỷ đồng, tương đương 41 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Gỡ vướng vật liệu san lấp, Đắk Nông cấp phép mỏ đất phục vụ công trình công
17:22'
Ngày 15/4, thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh Đắk Nông cho biết, ông Lê Trọng Yên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh vừa ký quyết định cấp phép khai thác khoáng sản tại mỏ đất san lấp đồi Đắk Nút B.