Không nên hành động thái quá khi đối phó với COVID-19
"Không nên hành động thái quá khi đối phó với dịch bệnh COVID-19" là nhận định của Tiến sĩ Jayant Menon, chuyên gia Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS-Yusof Ishak Institute) khi trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN tại Singapore về tình hình dịch COVID-19 với sự xuất hiện của biến thể mới Omicron và những bài học rút ra từ các biện pháp đối phó của các chính phủ trong khu vực và trên thế giới.
Về Omicron, Tiến sĩ Menon lưu ý rằng chúng ta vẫn chưa biết hết về loại biến thể này và chúng ta vẫn đang tìm hiểu trong khi các dữ liệu vẫn đang được thu thập. Cần có thời gian để có được thông tin đầy đủ về tất cả các khía cạnh, về gene, về mức độ lây nhiễm và mức độ dẫn đến bệnh nghiêm trọng. Cho đến nay, chúng ta chưa thấy biến thể Omicron dẫn đến bệnh nghiêm trọng hơn, ít nhất là ở những dấu hiệu ban đầu.
Theo quan điểm của ông Menon, để đối phó với COVID-19, việc đóng cửa biên giới, đặc biệt là cấm đi lại có chọn lọc, là không có hiệu quả hay không thể có hiệu quả. Ông cho rằng sẽ phải mất thời gian rất dài mới có thể đưa ra được kết luận về mức độ nghiêm trọng của biến thể Omicron.
Gần 3 tuần đã trôi qua kể từ khi Nam Phi thông báo về biến thể này và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xác nhận đây là biến thể đáng quan ngại. Giờ đây, chúng ta phát hiện ra rằng nó có thể đã lây lan ở châu Âu và Hà Lan trước đó đã lâu. Loại biến thể này cũng đã xuất hiện ở rất nhiều nước trong khi nhiều nước khác có thể không có xét nghiệm hiệu quả để phát hiện ra.
Vì vậy, Tiến sĩ Menon nhấn mạnh Omicron đã tồn tại cùng với chúng ta và có thể đã lây lan ra nhiều nước, chỉ là chúng ta chưa biết mà thôi. Do đó, theo ông, việc cấm đi lại là không hiệu quả, mà chỉ làm tăng thêm gánh nặng cho nền kinh tế.
Thay vào đó, chúng ta nên dành thời gian chuẩn bị cho hệ thống y tế để đối phó với sự gia tăng tiềm tàng số ca bệnh nặng hơn và các loại biến thể có khả năng lây lan mạnh hơn.
Chuyên gia này đánh giá các biện pháp phong tỏa kéo dài ở thời gian ban đầu đại dịch rõ ràng là hành động thái quá. Ông cho rằng các biện pháp phong tỏa này không hữu ích trong việc kiềm chế virus.
Và một cách gián tiếp, chúng đã gây ra những tác động rất lớn đến kinh tế, xã hội và y tế. Vì vậy, theo ông nên học cách đối phó có tính toán, phải hướng về tương lai, chuẩn bị tốt hơn cho dịch bệnh tiếp theo.
Theo Tiến sĩ Menon, điều chúng ta cần làm là đảm bảo các mục tiêu phát triển bền vững không bị phớt lờ. Thực tế là chúng ta đã bỏ qua những mục tiêu này trước khi dịch bệnh xảy ra và làm cho những tác động của dịch bệnh trở nên tồi tệ hơn.
Vì vậy, nếu đạt được tiến bộ tốt hơn về các mục tiêu phát triển bền vững thì khi đó có thể có sự chuẩn bị tốt hơn để đối phó với đại dịch, đặc biệt là trong lĩnh vực y tế và về cơ sở hạ tầng khác nói chung.
Ông nhận định 5-10 năm nữa sẽ là khoảng thời gian rất khó khăn, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển, để điều chỉnh cho phù hợp với trạng thái bình thường mới sau dịch bệnh. Chúng ta phải đảm bảo rằng những hạn chế do đại dịch không kéo dài hơn mức cần thiết.
Chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa bảo hộ đã gia tăng, và xu hướng này sẽ tiếp tục trong trạng thái bình thường mới. Ngoài ra, chúng ta cũng phải đảm bảo rằng những rào cản được dựng lên nhân danh đại dịch này không được tồn tại quá lâu. Và chúng ta cũng phải đối phó với sự trỗi dậy của tâm lý chống toàn cầu hóa.
Dự đoán về ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 trong năm 2022, Tiến sĩ Menon cho rằng biến thể Omicron vẫn còn là ẩn số. Vì vậy cần phải theo dõi cách thức các chính phủ đáp lại các dữ liệu thu thập được về mức độ lây nhiễm và gây bệnh nghiêm trọng của nó.
Giả sử Omicron không phải là yếu tố làm thay đổi tình hình thì theo ông, sự phục hồi kinh tế đang diễn ra trên lộ trình thuận lợi và kinh tế năm 2022 sẽ tốt hơn rất nhiều.
Còn nếu Omicron là biến thể mới tồi tệ hơn so với biến thể Delta, khi đó rất khó để lạc quan, vì chính phủ các nước có thể sẽ phải phản ứng mạnh mẽ bằng những hạn chế đi lại và tăng trưởng sẽ chậm lại.
Tuy nhiên, theo chuyên gia này, ngay cả trong kịch bản xấu nhất thì chúng ta cũng sẽ không quay lại mức tăng trưởng tồi tệ nhất trong năm 2020. Sự phục hồi sẽ không xấu như chúng ta lo ngại, tăng trưởng sẽ tiếp tục, và 2022 sẽ là một năm tốt đẹp về kinh tế./.
- Từ khóa :
- covid-19
- biến thể omicron
- omicron
- vaccine
- hạn chế đi lại
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Romania, Chile phát hiện các ca đầu tiên nhiễm biến thể Omicron
08:04' - 05/12/2021
Bộ Y tế Romania ngày 4/12 thông báo đã phát hiện 2 ca đầu tiên nhiễm biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2. Đây là 2 công dân Romania về nước từ Nam Phi hôm 30/11.
-
Ý kiến và Bình luận
IMF: Biến thể Omicron có thể làm chậm đà tăng trưởng toàn cầu
11:18' - 04/12/2021
Tổng Giám đốc IMF Kristalina Georgieva nhận định biến thể mới Omicron của virus SARS-CoV-2 có thể làm chậm quá trình phục hồi của nền kinh tế toàn cầu, giống như tác động của biến thể Delta.
-
Doanh nghiệp
Hãng BioNTech nhận định khả năng bào chế vaccine ngừa biến thể Omicron
10:41' - 04/12/2021
Nhà sáng lập hãng dược phẩm BioNTech của Đức Ugur Sahin đã đề cập sự cần thiết phải bào chế một loại vaccine mới ngừa COVID-19 trước sự xuất hiện của biến thể Omicron có khả năng đột biến cao.
-
Chứng khoán
Chứng khoán châu Á lên điểm phiên 3/12 khi lo ngại về biến thể Omicron dịu bớt
17:29' - 03/12/2021
Chốt phiên 3/12, chỉ số Shanghai Composite tăng 0,94%, lên 3.607,43 điểm, trong khi chỉ số Nikkei 225 tăng 1%, lên 28.029,57 điểm, nhờ lo ngại về biến thể Omicron dịu bớt.
-
Kinh tế & Xã hội
Sri Lanka ghi nhận ca đầu tiên nhiễm biến thể Omicron
15:54' - 03/12/2021
Ngày 3/12, giới chức y tế Sri Lanka cho biết đã xác định bệnh nhân đầu tiên nhiễm biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 tại nước này.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Viện Ifo Đức: Lòng tin kinh doanh bất ngờ được cải thiện
19:49' - 24/04/2025
Viện nghiên cứu Ifo (Đức) công bố, chỉ số môi trường kinh doanh, thước đo quan trọng nhất đối với nền kinh tế Đức, đã bất ngờ tăng lên 86,9 điểm trong tháng Tư.
-
Ý kiến và Bình luận
Trung Quốc bác thông tin đàm phán thuế quan với Mỹ
18:30' - 24/04/2025
Ngày 24/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Quách Gia Côn (Guo Jiakun) cho biết nước này chưa tổ chức tham vấn hay đàm phán với Mỹ về vấn đề liên quan đến thuế quan.
-
Ý kiến và Bình luận
Chủ tịch Đảng Cộng sản Nhật Bản: Động lực thúc đẩy sự phát triển Việt Nam trong 50 năm qua
17:59' - 24/04/2025
“Nhìn vào lịch sử chung của Việt Nam trong 50 năm qua, tôi vui mừng khi thấy Việt Nam đã có những tiến bộ to lớn về tổng thể”.
-
Ý kiến và Bình luận
Điện Kremlin nêu điều kiện đạt được hòa bình ở Ukraine
08:40' - 24/04/2025
Thư ký báo chí của Tổng thống Nga Dmitry Peskov cho hay việc rút quân đội Ukraine khỏi các vùng lãnh thổ Donbass và Novorossiya của Nga là cần thiết để đạt được hòa bình tại Ukraine.
-
Ý kiến và Bình luận
Bộ trưởng Tài chính Anh cảnh báo thuế quan của Mỹ tác động với nền kinh tế
08:35' - 24/04/2025
Bộ trưởng Tài chính Anh Rachel Reeves cảnh báo chiến tranh thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ có “tác động sâu sắc” đến nền kinh tế "Xứ sở sương mù".
-
Ý kiến và Bình luận
Mỹ tuyên bố đạt thỏa thuận với Nga về xung đột Ukraine
07:51' - 24/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố Nga đã đồng ý một thỏa thuận để chấm dứt xung đột ở Ukraine.
-
Ý kiến và Bình luận
IMF cảnh báo vấn đề thuế quan gây căng thẳng cho hệ thống tài chính toàn cầu
07:40' - 23/04/2025
IMF đánh giá "rủi ro ổn định tài chính toàn cầu đã gia tăng đáng kể, do điều kiện tài chính toàn cầu thắt chặt hơn và bất ổn kinh tế gia tăng".
-
Ý kiến và Bình luận
Nga sẵn sàng đàm phán hòa bình trực tiếp với Ukraine
09:55' - 22/04/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 21/4 đã đề xuất tổ chức những cuộc đàm phán song phương với Ukraine.
-
Ý kiến và Bình luận
50 năm Thống nhất đất nước: Việt Nam trải qua cuộc chuyển mình to lớn sau nửa thế kỷ
13:33' - 21/04/2025
Nhà báo Lăng Đức Quyền-nguyên Trưởng Cơ quan thường trú Tân Hoa xã tại Hà Nội trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh về những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được sau 50 năm thống nhất đất nước.