Không thể chần chừ đầu tư 3 dự án cao tốc
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XV, chiều 10/6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về chủ trương đầu tư các dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng (giai đoạn 1); Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1); Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1).
Phần cuối của phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể đã phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.Bộ Giao thông Vận tải sẽ giúp các địa phương thực hiện dự án
Bộ trưởng cho biết, Chính phủ và Bộ Giao thông Vận tải sẽ nghiên cứu kỹ để cùng các bộ, ngành tổ chức thực hiện hoặc phối hợp với địa phương thực hiện, trên tinh thần tiếp thu đầy đủ ý kiến của đại biểu Quốc hội tại phiên thảo luận. Về sự cần thiết, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải khẳng định, ngoài việc tạo đột phá về giao thông, tạo điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội, tuyến cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng có ý nghĩa xã hội rất lớn là giữ người lao động ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long không phải lên Thành phố Hồ Chí Minh, hoặc Bình Dương, bởi hiện nay các tỉnh đang đối mặt với vấn đề di cư. Với cao tốc là Khánh Hòa - Buôn Mê Thuột, theo Bộ trưởng, đây là một vùng có nhiều tiềm năng. Người dân địa phương gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế. Vì vậy, hai dự án trên không chỉ tạo đột phá phát triển kinh tế, mà còn đảm bảo quốc phòng, an ninh.Riêng cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nhấn mạnh: “Chúng ta không chần chừ được nữa, bởi không có tuyến đường này, sắp tới mở rộng cảng Cái Mép - Thị Vải cũng không vận chuyển hàng xuống được. Bởi chỉ có con đường độc đạo là quốc lộ 51, với 8 làn xe nhưng quá tải nghiêm trọng. Cảng Cát Lái Thành phố Hồ Chí Minh cũng quá tải, nếu không triển khai dự án này sẽ không tạo sự đột phá về cảng biển”.
Về nguồn vốn, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết, đối với cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, 10 năm qua, Bộ Giao thông Vận tải phối hợp với tỉnh Đồng Nai, Bình Dương tổ chức một số hội nghị xúc tiến đầu tư nhưng không thành công. Do vậy, đến thời điểm này, hình thức đầu tư công là hợp lý nhất, bởi nếu chậm trễ, Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai không phát triển được. Về quy mô đầu tư, ý kiến đại biểu đề nghị, đường Khánh Hòa - Buôn Mê Thuột nên làm cao tốc hai làn xe. Giải trình vấn đề này, Bộ trưởng đề nghị tiếp tục giữ phương án như Chính phủ trình, đoạn Bình Thuận làm 4 làn xe hạn chế, còn hầm và cầu làm theo 4 làn xe đầy đủ, đúng theo quy hoạch.Theo Bộ trưởng, nếu triển khai hai làn xe, sau khi dự án hoàn thành và kết nối với các khu công nghiệp, sẽ không đáp ứng yêu cầu. Bộ trưởng mong Quốc hội ủng hộ theo phương án trình, 4 làn xe hạn chế và những đoạn đặc thù làm 4 làn xe đầy đủ.
Giải trình về tiến độ giải ngân, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải cho biết, Bộ đã tính toán theo cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2. Sau khi Quốc hội thông qua, Chính phủ sẽ ban hành nghị quyết để tiến hành song song cả công tác giải phóng mặt bằng và lập dự án đầu tư. Bộ Giao thông Vận tải dự tính đến giữa năm 2023 hoặc quý IV năm 2023 có thể khởi công và cho nhà đầu tư tạm ứng một phần triển khai theo quy định của pháp luật. Liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư của dự án, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho rằng, địa phương phải quyết tâm, không có mặt bằng, không khởi công được. Do đó, trách nhiệm của địa phương được giao cần xem như đây là một dự án trọng điểm của địa phương và phải triển khai quyết liệt để thực hiện. Đối với cơ chế đặc thù, Bộ trưởng nhận định là rất cần thiết và đang kiến nghị áp dụng cả Nghị quyết số 43/2022/QH15, một phần của Nghị quyết số 44/2022/QH15 và một số cơ chế đặc thù để khi phân cấp cho các địa phương sẽ thực hiện được hiệu quả. Về phân cấp, Bộ trưởng cho hay đã trình bày trong Tờ trình của Chính phủ, mặc dù địa phương sẽ lúng túng trong triển khai, nhưng đối với 3 dự án này, Bộ Giao thông Vận tải sẽ làm đầu mối cùng các địa phương tiến hành kiểm tra tiến độ, tháo gỡ khó khăn. Dự kiến, Chính phủ sẽ tổ chức họp thường xuyên, kịp thời tháo gỡ khó khăn trong thực tế… Hoàn thiện dự thảo nghị quyết trình Quốc hội phê duyệtKết thúc phiên thảo luận, phát biểu kết luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nêu rõ, qua làm việc khẩn trương, sôi nổi, thẳng thắn và trách nhiệm, có 16 ý kiến của đại biểu Quốc hội phát biểu; Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể đã có phát biểu giải trình làm rõ các vấn đề được các đại biểu quan tâm.
Phó Chủ tịch Quốc hội cho biết, đa số ý kiến tán thành sự cần thiết của việc đầu tư triển khai đường bộ cao tốc giai đoạn 1 tuyến Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng; Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột; Biên Hòa - Vũng Tàu nhằm cụ thể hóa Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 đã được Đại hội XIII của Đảng thông qua.Việc đầu tư các tuyến cao tốc này sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các vùng có tuyến cao tốc đi qua, giúp tăng cường việc bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Theo Phó Chủ tịch Quốc hội, đây là ba dự án rất quan trọng, đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng tăng, giải quyết điểm nghẽn về hạ tầng giao thông vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, phát huy tiềm năng, khai thác lợi thế của vùng Tây Nguyên, vùng đồng bằng sông Cửu Long, cải thiện năng lực cạnh tranh quốc gia nói chung và các vùng Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng. Qua thảo luận, các đại biểu đã nêu nhiều ý kiến liên quan đến mức độ hấp thụ vốn của các dự án, khả năng cân đối vốn, phân bố nguồn lực, tính khả thi của dự án, tiến độ thực hiện dự án, phương án thu hồi vốn, phương thức vận hành khai thác sau đầu tư, công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người dân bị thu hồi đất… Phó Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo Ủy ban Kinh tế, của các cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến phát biểu tại hội trường, các ý kiến thảo luận tại tổ để xây dựng Báo cáo tiếp thu, giải trình, hoàn thiện dự thảo Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc giai đoạn 1 tuyến Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng; Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột; Biên Hòa - Vũng Tàu để trình Quốc hội xem xét, thông qua. Thời gian còn lại của phiên họp toàn thể chiều 10/6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu./.>>Ưu tiên nguồn lực hoàn thành 3.000 km đường cao tốc đến năm 2025
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Đề nghị thành lập Ban chỉ đạo chung cho ba dự án đường bộ cao tốc
16:22' - 10/06/2022
Chiều 10/6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về chủ trương đầu tư các dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thảo luận về chủ trương đầu tư các dự án công trình đường bộ cao tốc
14:22' - 10/06/2022
Sáng 10/6, Quốc hội thảo luận về chủ trương đầu tư các dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Sớm khắc phục bất cập trên cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận sau 40 ngày khai thác
11:03' - 10/06/2022
Tuyến cao tốc từ Tp. Hồ Chí Minh - Trung Lương và Trung Lương - Mỹ Thuận đoạn tuyến dài, lưu lượng xe tăng đột biến tiềm ẩn mất an toàn cho người tham gia giao thông cần sớm khắc phục những bất cập.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Nâng tầm hợp tác giữa Tp. Hồ Chí Minh với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long
16:12'
Tiềm năng hợp tác giữa thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long là rất lớn và các địa phương cũng kỳ vọng rất nhiều.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất chính sách tài chính tạo động lực tăng trưởng mới cho kinh tế Việt Nam
16:11'
Sau gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tạo nền tảng vững chắc để thúc đẩy sự phát triển bứt phá trong giai đoạn tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 9 Luật
16:01'
Chiều 29/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước...
-
Kinh tế Việt Nam
Triển khai kế hoạch sản xuất vụ Xuân năm 2025
15:56'
Ngày 29/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Nam tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch sản xuất vụ Xuân năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng Ninh thu hút hơn 2 tỷ USD vốn FDI
14:58'
Từ đầu năm đến nay, tỉnh Quảng Ninh thu hút được hơn 2 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nằm trong nhóm dẫn đầu của cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Tái khởi động dự án điện hạt nhân: Xu hướng tất yếu, nâng tầm quốc gia
14:38'
Đại biểu Quốc hội cho rằng, có điện hạt nhân sẽ đảm bảo an ninh năng lượng, nâng tầm vị thế quốc gia. Do đó cần xây dựng lộ trình, quy định rõ ràng, có chính sách đặc thù để triển khai hiệu quả.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội: Đề xuất Hội đồng nhân dân giám sát hoạt động cơ quan Trung ương tại địa phương
13:07'
Đại biểu Quốc hội đề xuất HĐND được quyền giám sát hoạt động của các cơ quan Trung ương và được quyền chất vấn người đứng đầu cơ quan thuộc ngành dọc của Trung ương hoạt động ở địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố đơn vị đầu tiên ở Đông Nam Á chứng nhận tiêu chuẩn JFS-A/B
13:06'
Trung tâm Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường vùng 6 tại quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ là đơn vị đầu tiên ở Việt Nam và Đông Nam Á chứng nhận tiêu chuẩn JFS-A/B.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường và Quốc vương Campuchia thưởng trà tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
11:49'
Chủ tịch nước Lương Cường và Quốc vương Norodom Sihamoni đã được nghệ nhân trà đạo Đào Đức Hiếu giới thiệu về những phẩm trà vô cùng quý hiếm tại Việt Nam.